“Chuyện của bí thư thôn, chính nhờ có nhiều người trong làng ra làm chứng nên chúng tôi mới xác nhận nhanh được như vậy.”
Tôi nhìn những người dân phía sau xe, trong lòng dâng lên một cảm giác khó tả.
Trước đây, tôi luôn nghĩ họ chỉ là những bà thôn nữ ít hiểu biết, lúc nào cũng tính toán chi li, cãi nhau vì những chuyện vụn vặt.
Tôi từng chán ghét họ, cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc nhờ họ giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Nhưng hóa ra, họ vẫn có lương tâm, biết phân biệt đúng sai.
Tôi ôm chặt gói đồ trong tay, cùng ba đứa nhỏ vẫy tay chào họ.
9
Sau khi đến huyện, tôi được sắp xếp làm công nhân tạm thời tại trạm lương thực. Còn con gái lớn của tôi cũng được cho vào tiểu học của huyện học.
Nghe tin này, Đinh Kiến Quốc liền chạy đến thăm chúng tôi:
“Tôi nghe chuyện xảy ra ở làng các cô rồi, chỉ là biết muộn quá. Nếu sớm hơn, tôi đã lên huyện giúp cô rồi.”
“Haha, anh còn công việc của mình mà. Nếu bị xử phạt thì không hay đâu.”
“Trương Quế Lan, cô thực sự rất dũng cảm.”
Tôi khẽ nói:
“Thế gian này có rất nhiều người chịu khổ, nhưng những người dám liều mình như tôi thì chẳng có bao nhiêu. Còn cách nào khác đâu? Chúng tôi chỉ muốn sống tiếp mà thôi.”
Phải, nếu tôi không liều mạng, thì dì tôi, mẹ tôi và cậu út đã chẳng còn mạng để sống nữa.
Đinh Kiến Quốc ngồi lại trong căn nhà nhỏ của trạm lương thực khoảng nửa tiếng, tiện tay sửa giúp tôi đường ống nước và bóng đèn hỏng.
“Có gì cứ gọi tôi một tiếng, dù sao cũng gần đây thôi.” Anh nói đầy sảng khoái.
Tôi gật đầu đáp lại.
Rất nhanh, tôi bắt đầu công việc của mình.
Nhiệm vụ của tôi là phát gạo theo tem phiếu, đồng thời quét dọn nhà kho.
Công việc vừa rườm rà vừa mệt mỏi, nhưng cũng có một điểm lợi—những hạt gạo và ngũ cốc vụn khi quét dọn có thể chia lại cho công nhân.
Tôi bật cười, đưa tôi đến đây làm chẳng khác nào thả chuột vào hũ gạo.
Nhưng làm được vài ngày, tôi mới nhận ra mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ.
Lượng gạo vụn được chia mỗi ngày chỉ vừa đủ để cầm cự sống sót, và công nhân tạm thời như chúng tôi chẳng được chút lợi ích gì, chỉ toàn gánh tiếng xấu.
Nửa tháng sau, trạm lương thực đến ngày quyết toán sổ sách.
Tôi và một công nhân tạm thời khác là lão Chu lúi húi trong kho hàng, lo dọn dẹp sắp xếp.
Đột nhiên, ông ấy lên tiếng:
“Cô nghĩ lần này sổ sách có khớp không?”
Tôi sững lại:
“Sao lại không khớp được?”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Ông ấy nói:
“Tôi cảm thấy có gì đó không đúng...”
Lúc này, tôi mới hiểu ra—làm tạp vụ ở trạm lương thực chẳng khác nào đứng trên đầu sóng ngọn gió, luôn có những kẻ bụng dạ đen tối giở trò khuất tất.
Tôi nhận ra lão Chu biết gì đó… nhưng ông ấy không nói, mà tôi cũng không tiện hỏi.
Đến chiều, sổ sách kiểm kê xong, quả nhiên thiếu mất một trăm cân lương thực—tương đương với khẩu phần ăn cả tháng của ba người đàn ông khỏe mạnh.
Trưởng trạm tức giận đập bàn, gọi tất cả chúng tôi—những người trông kho—ra để tra hỏi.
Nhưng tôi đâu biết gì mà trả lời, chỉ có thể cúi đầu im lặng.
Cuối cùng, trưởng trạm đập mạnh bàn, tuyên bố phải điều tra đến cùng.
Phó trạm trưởng thì ra sức khuyên can, nhưng vẫn không thể dập tắt được cơn giận của ông ấy.
Kết quả, không ai bị điều tra ra, nhưng trưởng trạm vẫn quyết định khấu trừ mỗi người chúng tôi mười đồng tiền lương, đồng thời tuyên bố sau khi hết tháng này, tôi và lão Chu sẽ bị đuổi việc.
Tôi thấy lòng lạnh toát.
Mất nửa tháng lương, còn bị đuổi việc!
Rời khỏi trạm lương thực, tôi huých vào lão Chu:
“Chia gạo vụn chỉ có hai chúng ta, mà lượng đó cũng chẳng nhiều. Tôi với ông làm sao ăn hết một trăm cân được?”
Lão Chu u ám lắc đầu:
“Cả tháng nay, tôi đều cân đo kỹ lưỡng. Mỗi ngày nhiều nhất cũng chỉ hai lạng, cả tháng cộng lại cũng chỉ sáu cân.”
“Vậy còn chín mươi tư cân kia đi đâu rồi?” Tôi nghiến răng: “Bị chó ăn à?!”