Nhưng không hiểu sao, bỗng dưng xuất hiện một phụ nhân bám chặt cánh cửa mãi không chịu buông.
Trên người bà đầy tuyết, lời nói điên loạn.
Bất kỳ ni cô nào đi ngang qua, bà ấy đều nắm chặt lấy, khàn giọng hỏi: "Ngươi có biết Tiểu Bảo nhà ta ở đâu không? Ta tìm mãi không thấy."
Không ai trả lời được câu hỏi của bà. Bà đứng đó, ngây dại, không biết phải làm sao.
Cuối cùng, Tĩnh Ngô sư phụ của ta đã đưa bà vào trong am, tạm thời bố trí cho bà một chỗ nghỉ ngơi.
Không rõ bà đã lên núi bằng cách nào.
Áo quần bà ướt sũng, mặt mũi và đôi tay bám đầy bụi đất.
Chắc hẳn trên đường đi, bà đã bị ngã trong tuyết không biết bao nhiêu lần.
Dùng nước nóng lau sạch gương mặt của bà, cuối cùng mới thấy rõ dung mạo.
Ta nhận ra bà.
Bà từng đến đây trước kia.
Khi đó, bà là một quý phu nhân đến từ kinh thành, có người mở đường phía trước, kẻ theo hầu phía sau, vô cùng cao quý.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Thế nhưng, lần đầu nhìn thấy ta, bà đã phá tan đám đông, lao đến ôm chặt lấy ta, khóc lóc, nằng nặc đòi đưa ta về nhà.
Bà còn nói, ta mới là con gái của bà.
Người trong phủ kia chỉ là kẻ giả mạo.
Nhưng ta còn chưa kịp hiểu rõ lời bà nói, bà đã bị người ta bịt miệng và mạnh tay kéo đi.
Hôm nay gặp lại, ta không ngờ lại gặp trong hoàn cảnh như thế này.
Ta nghe ra được, dường như bà đã đánh mất đứa con của mình.
Khi trong lòng vẫn còn ngổn ngang nghi vấn, Tĩnh Ngô sư phụ lại ra hiệu cho ta đừng vội hỏi gì.
Ta định lui ra ngoài, nhưng người phụ nữ ấy bất chợt hoảng hốt lao đến, ôm chặt lấy ta, liên tục lẩm bẩm: “Mẫu thân đây, con đừng đi.”
Sau đó, khi thân thể đã được sưởi ấm, thần trí bà dần trở nên tỉnh táo.
Nhìn vào mắt ta, bà tràn đầy tuyệt vọng.
Bà kéo ta ngồi xuống, ép ta lặng lẽ nghe hết câu chuyện mà bà chậm rãi kể ra.
Đó là một câu chuyện về việc tráo đổi thân phận.
Ta vô thức muốn hỏi Tĩnh Ngô liệu chuyện này có phải sự thật hay không.
Nhưng rồi đột nhiên ta nhớ ra, ta đến am này còn sớm hơn cả Tĩnh Ngô.
Lúc được mang tới, ta bé như một chú mèo con, co ro trong tấm tã lót.
Trên người không hề có vật gì làm tín vật.
Ni sư không nói một lời, đã ôm ta vào trong am ni cô, dùng cháo loãng nuôi ta lớn, đặt tên là Bình An.
Còn Tĩnh Ngô, bà vào am vào năm Chinh Nguyên thứ chín, khi ấy ta đã bốn tuổi.
Khi bà đến, tuổi bà khoảng chừng hai mươi lăm, mái tóc đen dài như thác đổ, đôi mắt đẹp tựa dòng suối xuân.
Nhưng ánh mắt ấy lại lặng lẽ đến mức không gợn chút sóng nào.
Ngay cả khi cạo tóc, bà cũng không hề tỏ ra chút nuối tiếc nào.
Nhưng bà không phải là người lạnh lùng băng giá. Ngược lại, bà thường xuyên mỉm cười, nói năng lúc nào cũng dịu dàng, nhẹ nhàng.
Vì vậy, ta rất thích gần gũi bà, thậm chí coi bà như sư phụ của mình.
Thế nhưng, Tĩnh Ngô chưa từng truyền kinh pháp cho ta.
Bà còn bàn bạc với ni sư, quyết không ban pháp hiệu cho ta, cũng không cho ta cạo tóc.
Ta hỏi tại sao.
Bà nói, những ni cô ở đây đều là tự mình quyết tâm đoạn tuyệt hồng trần rồi mới bước chân vào cửa Phật.
Còn ta thì khác, ngay từ đầu đã không có sự lựa chọn.
Vì không phải tự nguyện, nên cần để lại một con đường cho ngày hoàn tục.
Khi đó, ta chẳng mấy bận tâm.
Một đứa trẻ bị bỏ rơi từ khi mới lọt lòng như ta, thì còn có hồng trần nào đáng để lưu luyến?
Nhưng Tĩnh Ngô chỉ nhẹ nhàng xoa đầu ta, dịu dàng nói:
"Tiểu Bình An, nếu không phải đường cùng, thế gian này chẳng có phụ mẫu nào nỡ lòng từ bỏ cốt nhục của mình. Chắc chắn họ đã gặp biến cố."
Biến cố sao?
Nhưng trong câu chuyện kia, Thừa tướng không hề gặp biến cố.
Là tri kỷ của ông, An Viễn Hầu, đã phạm tội tử hình, bị triều đình ra lệnh tru di.
Thừa tướng liều mạng, bất chấp mọi nguy hiểm để bảo vệ đứa trẻ mới chào đời của An Viễn Hầu.
Bởi vì là con của tội thần, nên đứa trẻ chỉ có thể được giấu trong nhà.
Nhưng nếu trong phủ Thừa tướng đột nhiên xuất hiện một đứa bé, ắt sẽ khiến người khác nghi ngờ.
Vì vậy, Thừa tướng đành hy sinh chính con gái mình, đứa trẻ cùng tháng cùng năm sinh với đứa bé kia, để thực hiện kế hoạch đánh tráo.
Ta không thực sự tin vào câu chuyện đó.
Cảm thấy nó gượng ép quá mức.
Nếu thật sự phải gửi đi, thì gửi cho bất kỳ gia đình nào cũng được, sao nhất định phải đưa vào cửa Phật?
Ta nói với Tĩnh Ngô rằng, chuyện này thật hoang đường.
Nhưng Tĩnh Ngô lại ngẩn người rất lâu, sau đó khẽ nói:
"Gửi đến nhà dân thường, chỉ sợ vô tình trao cho người khác một thứ có thể trở thành điểm yếu của mình để họ nắm lấy. Nếu thân phận bị bại lộ, kết cục cũng sẽ là tru di cả nhà. Nhưng gửi vào am ni cô thì khác, từ đó coi như đã cắt đứt với thế giới bên ngoài."
Ta vẫn không hiểu.
Ta nói với Tĩnh Ngô rằng, ta muốn tự mình đi hỏi cho rõ ràng.
Bà không ngăn cản, còn giúp ta tết một b.í.m tóc dài.