Có lẽ lúc này ông ta mới chợt nhớ ra không lâu trước đây, chính tay ông đã trao cho Tống Nhiễm 20% cổ phần.
Còn trong tay Tống Vận… vẫn đang nắm 30% cổ phần khác.
Tất cả… đều là nước cờ tôi đã sắp đặt từ đầu.
Giống hệt Triệu Lẫm, cha tôi cũng kiêu ngạo và tự tin mù quáng tin rằng mình có thể dễ dàng điều khiển một “bạch liên hoa” như Tống Nhiễm trong lòng bàn tay.
Thế nên tôi thuận nước đẩy thuyền, để Tống Nhiễm vừa vờ ngây thơ, vừa ăn cả hai phía.
20% cổ phần ấy là con số tôi đã cân nhắc kỹ. Năm đó, cha tôi nhờ cái danh “con trai” mà giành được quyền thừa kế, còn dì tôi dù tài năng vượt trội vẫn chỉ cầm 30% rồi bị đẩy ra nước ngoài khai thác thị trường.
Tôi hiểu rõ tâm lý của ông ta sẽ không bao giờ chấp nhận việc mình nắm ít cổ phần hơn người em gái.
Ông ta giữ 50% trong tay. Để Tống Nhiễm lấy đi 20%, đã là giới hạn cuối cùng.
Chỉ là… ông ta không bao giờ nghĩ tới việc tôi và Tống Nhiễm sẽ hợp tác.
Trong mắt cha tôi và những người như Triệu Lẫm, một “giả thiên kim” và một “chính chủ” đáng lẽ phải tranh đấu sống còn, đáng lẽ phải ghen tị, phải đấu đá, phải phân cao thấp.
Họ không ngừng nhấn mạnh sự khác biệt thân phận giữa chúng tôi để kích động, để phân chia.
Nhưng thực ra, nhiều khi phụ nữ không muốn tranh nhau, mà là do bọn họ luôn cố dựng nên những chiếc “nhãn mác” để phân loại phụ nữ.
Phụ nữ thế nào mới là tốt?
Phụ nữ tốt thì phải làm sao?
Phụ nữ như thế nào mới “xứng đáng”?
Nhưng rõ ràng, phụ nữ vốn dĩ đã luôn đa dạng.
Tôi là một người phụ nữ ưu tú, Tống Nhiễm cũng vậy, Tống Vận thì lại càng như thế.
Vậy nên, cuối cùng… chiến thắng thuộc về chúng tôi.
Tống Vận chỉ ở lại vài ngày, rồi lại chuẩn bị quay về nước ngoài.
Ngày bà lên đường, tôi, Triệu Phó và Tống Nhiễm cùng nhau lái xe tiễn bà ra sân bay.
Trên đường đi, Triệu Phó và Tống Nhiễm vẫn như mọi khi, vừa nói chuyện vừa đấu khẩu không ngừng. Tôi suy nghĩ một lúc, rồi quay sang hỏi:
“Dì à, hay là dì ở lại đi?”
“Năm xưa dì phải rời đi vì bất đắc dĩ.”
“Bây giờ có con và Tống Nhiễm rồi, dì hoàn toàn có thể ở lại, nhân tiện giúp tụi con một tay luôn mà.”
Tống Vận bật cười, lắc đầu:
“Dì không định ở lại làm công cho mấy đứa đâu.”
Bà đùa: “Hơn nữa, bao nhiêu năm qua dì đã quen với cuộc sống bên đó, chi nhánh công ty cũng không thể thiếu người ngay được.”
Đến khi vào khu vực chờ bay, Triệu Phó đi đỗ xe, Tống Nhiễm chạy đi mua nước. Tôi đẩy vali đến trước mặt Tống Vận, định mở miệng thuyết phục thêm lần nữa.
Nhưng bà lại đột nhiên cất giọng trước.
“Con biết vì sao lần này dì quyết định trở về không?”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Bà khẽ cười hỏi tôi.
Tôi lắc đầu.
Thật ra bà chưa từng nói trước với tôi về chuyến trở về này.