24 tiếng trước: Vì đã quá ngày dự sinh một tuần, bác sĩ đã cho vợ tôi dùng thuốc kích sinh. Đứa bé hơi to, nhưng cấu trúc xương chậu của cô ấy vẫn ổn, có thể thử sinh thường.
20 tiếng trước: Cô ấy vào phòng sinh để chờ sinh, tôi phát hiện ra mình quên mang sạc, nên vội chạy đến công ty ở gần đó mượn sạc dự phòng.
Bác sĩ bảo cô ấy đi lại để giúp mở cổ tử cung, cô ấy đi dạo một vòng mà không thấy tôi đâu.
19 tiếng trước: Tôi quay lại bệnh viện, nhắn WeChat hỏi thăm thì được biết cô ấy mới mở khoảng một phân, giờ không được ra ngoài nữa.
Tôi chuẩn bị ít đồ ăn để ở cửa phòng sinh, đeo tai nghe, sẵn sàng ngồi đợi suốt đêm.
16 tiếng trước: Bác sĩ gọi tôi vào. Nói ba câu: “Con sinh ra rồi, rất khỏe. Mẹ thì không ổn lắm. Mời anh vào trong với tôi.”
Tim tôi như thắt lại, vội vàng đi theo. Bác sĩ chính thông báo tình hình: Việc sinh con diễn ra tương đối thuận lợi, nhưng sau khi sinh, tử cung của vợ tôi co bóp kém, giống như một quả bóng bị xì hơi mà không co lại được.
Vết chảy m.á.u không phải là một điểm, mà là một diện tích lớn, tử cung không co lại được nên m.á.u không cầm được. Dùng gạc nhồi, ấn ép hay thuốc cũng không có tác dụng. Có khả năng phải cắt bỏ tử cung... Nói xong yêu cầu tôi ký tên. Tôi ký trước, sau đó hỏi bác sĩ có thể giữ lại tử cung không. Tôi không biết việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng tới cô ấy thế nào. Bác sĩ nói sẽ cố hết sức. Rồi quay lại phòng mổ.
Tôi gọi điện về nhà, bảo cả bốn ông bà nội ngoại đến bệnh viện. Tôi hơi lo, sợ có tình huống gì sau đó mà mình không xoay xở kịp.
Đầu óc hơi loạn, nhưng vẫn tin tưởng bác sĩ, nghĩ chắc không quá nghiêm trọng. Theo lời bác sĩ, tôi nộp thêm 30.000 tệ tiền đặt cọc.
14 tiếng trước: Bác sĩ lại gọi. Máu vẫn chưa cầm được. Đã thông báo cho bác sĩ trực tuyến ba của Khoa can thiệp mạch m.á.u khẩn trương tới viện.
Giờ việc cắt bỏ tử cung cũng có rủi ro, vì lượng m.á.u mất quá nhiều. Kế hoạch hiện tại là làm tắc động mạch, chặn hoàn toàn hai động mạch tử cung để cầm máu.
Sau đó, vợ tôi được đẩy ra, sắc mặt trắng bệch, không còn giọt máu. Gọi cũng không đáp lại.
Mọi người cùng nhau hộ tống, đưa cô ấy từ khoa sản sang khoa can thiệp. Tiếp tục chờ đợi ở cửa. Mong rằng sẽ có hiệu quả.
12 tiếng trước: Cửa phòng can thiệp đột ngột bật mở, bác sĩ và y tá đẩy vợ tôi lao ra ngoài, lớn tiếng gọi tôi: “Mau ra phía trước bấm thang máy! Nhanh lên!!!”
Tôi không rõ tình hình thế nào, nhưng lập tức lao ra hành lang hẹp phía trước, vừa chạy vừa ngoái lại hỏi bác sĩ: “Rẽ trái hay phải? Thang máy đâu?” – “Rẽ trái, rồi phải, rồi trái nữa!”
Tôi cắm đầu chạy, tim mỗi lúc một nặng, trong đầu chửi thầm một câu “Đ.c.m!” Tôi chạy hết tốc lực như một cú nước rút 50 mét.
Ngoái lại ở khúc cua, thấy bác sĩ còn cách tôi tầm 20 mét, đang đẩy *băng ca chạy rất nhanh, xe lạch cạch vang lên, túi m.á.u treo bên trên lắc lư muốn rơi xuống.
(*băng ca: giường di động dùng để vận chuyển bệnh nhân)
Có một y tá vừa chạy vừa bóp mặt nạ dưỡng khí. Bố mẹ tôi và bố mẹ cô ấy không ngừng gọi tên cô ấy.
Không có phản ứng...
Hồng Trần Vô Định
Tôi bấm nút thang máy trước, bác sĩ vừa lúc đẩy vợ tôi đến. Thang máy đến nơi, tôi và băng ca vào trước, rồi đến bác sĩ và y tá.
Bố mẹ cô ấy thấy còn khe hở liền chen vào, bố mẹ tôi do dự một chút, thấy còn chỗ cũng vào theo. Mọi người nhường chỗ cho nhau, mất mấy giây.
Bác sĩ gắt lên: “Vừa tranh thủ được mấy giây, đừng làm chậm trễ, nhanh lên, không thì đợi chuyến sau!”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Cửa thang máy đóng lại, không ai nói gì, ai nấy đều thở dốc. Tôi cúi xuống nhìn vợ, nằm bất động, mặt không còn chút huyết sắc.
Tôi muốn chụp một tấm ảnh, sau này sẽ cho cô ấy xem. Nhưng điện thoại chưa kịp rút ra thì cửa thang máy đã mở.
Ngoài cửa thang máy chính là phòng hồi sức tích cực ICU. Chúng tôi trơ mắt nhìn bác sĩ đẩy cô ấy chạy vào.
Cửa đóng lại, không còn nhìn thấy nữa. Còn chưa kịp thở ra một hơi, bác sĩ lại đẩy một chiếc băng ca khác lao ra, chúng tôi vội tránh đường, xe lại đi vào phòng bệnh đối diện.
Phòng có hệ thống liên lạc nội bộ, chúng tôi muốn hỏi thăm, nhưng lại sợ làm phiền bác sĩ, đành đứng đợi ngoài cửa...
11 tiếng trước: Bác sĩ gọi người nhà vào. Bên trong ICU là một hành lang hẹp dài, chúng tôi vào thì được dẫn vào một căn phòng nhỏ sát cửa.
Phòng rất nhỏ, năm người ngồi lên ghế sô-pha là thấy chật chội. Một bác sĩ đến nói với tôi: “Bệnh nhân hiện đang xuất huyết nghiêm trọng, chúng tôi đang dốc toàn lực cấp cứu. Bác sĩ sản khoa, can thiệp và ICU đều đang phối hợp. Giờ tôi cần anh ký một số giấy tờ.”
Nói xong lấy ra cả xấp giấy. Tôi ký khoảng 7–8 bản giấy thông báo khác nhau, cụ thể không còn nhớ nổi, đại khái là đồng ý để bác sĩ áp dụng các biện pháp cấp cứu khẩn cấp, chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra, hiểu rõ nguy cơ lây nhiễm khi truyền máu… Không nói nhiều, cứ thế ký.
Ký xong bác sĩ bảo tôi đi đóng thêm tiền đặt cọc, mấy vạn tệ trước đó đã dùng hết. Bên khoa sản cũng đang thúc giục sang đón con.
Nhưng đưa con đi đâu bây giờ? Nhà tôi chưa thuê được bảo mẫu chăm trẻ sơ sinh, mà giờ còn chẳng lo nổi cho con, mẹ nó sống c.h.ế.t còn chưa rõ.
Bác sĩ sản khoa giúp tôi liên hệ với khoa sơ sinh, họ có thể tạm thời chăm sóc đứa bé, nhưng trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu, ở phòng bệnh có nguy cơ nhiễm trùng. Tôi nghiến răng, chẳng còn lựa chọn nào khác, đành chấp nhận.
Tôi lại đi đóng thêm mấy vạn tệ tiền đặt cọc nữa. Nghĩ mà thấy giận: trước khi vào viện vợ tôi mang hết tiền nhàn rỗi đi đầu tư tài chính, đúng là một nước cờ tệ. Nhưng ai mà nghĩ được sẽ rơi vào tình huống thế này chứ? Bình thường sinh con chỉ mất vài ngàn tệ là xong rồi.
10 tiếng trước: Cuối cùng tôi cũng được gặp con trai, nhưng thật sự không thể nào cười nổi. Thằng bé được quấn kín mít, tôi nhẹ nhàng ôm lấy, lóng ngóng mà rón rén. Bé nhìn tôi một cái, khóc vài tiếng rồi lại ngủ tiếp.
Tôi hỏi bác sĩ, liệu con có vấn đề gì không. Trước đây siêu âm thai kỳ phát hiện bé bị giãn bể thận, tôi và vợ đã hỏi rất nhiều bác sĩ, ai cũng bảo không quá nghiêm trọng, nhưng chúng tôi vẫn rất lo, sợ thận của con phát triển bất thường, sợ ảnh hưởng đến việc tiểu tiện.
Bác sĩ sản khoa nói không có gì đáng ngại, các chỉ số đều ổn, tiểu tiện cũng bình thường, chỉ là do đầu quá to nên bị tụ m.á.u dưới da đầu, cái này theo thời gian sẽ tự tan. Sau đó có một y tá lớn tuổi dẫn tôi đi vòng vèo trong bệnh viện để đưa con đến khoa sơ sinh.
Bác sĩ trực ở khoa sơ sinh tỏ ra không vui, lẩm bẩm nói nhỏ: “Đây không phải là nhà trẻ đâu.” Sau đó bảo tôi rằng ở đây toàn là những đứa bé bệnh, trẻ khỏe ở trong này có nguy cơ nhiễm trùng.
Họ cũng sẽ thường xuyên lấy m.á.u xét nghiệm để theo dõi. Tôi nói không vấn đề, đúng là người lớn trong nhà đang gặp chuyện, mong họ giúp trông đứa nhỏ tạm vài ngày, chúng tôi sẽ sớm đón về. Bác sĩ bảo tôi quay lại mang theo hai hộp sữa bột, thêm ít bỉm với vài bộ quần áo cho bé.
9 tiếng trước: Thấy con tạm thời đã an ổn, tôi vội quay lại ICU báo cho bố mẹ hai bên biết tình hình, để họ yên tâm hơn. Lúc này mọi người đều không nghĩ nhiều về chuyện của đứa nhỏ, chỉ cầu mong mẹ nó bình an là đủ.
Mới nói được vài câu, bác sĩ lại ra báo tình hình. Bác sĩ nói m.á.u vẫn không cầm được, như vòi nước bị mở. Đã mở nhiều đường truyền để truyền m.á.u càng nhanh càng tốt, tức là hai tay chỗ nào cắm được là cắm, truyền dịch tốc độ nhanh nhất, gần như chảy thẳng từ túi m.á.u xuống.
Tôi có cảm giác như đang làm bài toán thực tế hồi tiểu học, vừa đổ nước vào vừa xả ra, chỉ mong kết quả cuối cùng vẫn là số dương.
Bác sĩ nói hiện giờ lượng huyết sắc tố vẫn không tăng lên, chức năng đông m.á.u gần như mất hết, m.á.u truyền vào chẳng khác gì nước, vừa vào đã chảy ra. Đặc biệt là chỗ đùi – nơi mới làm can thiệp động mạch – trong lúc làm tắc mạch đã để lại một vết thương, giờ không đông m.á.u được nên chảy liên tục.
Hai bác sĩ nam mỗi người ép một túi cát lớn vào đùi cô ấy, đè suốt một lúc lâu mà vẫn không có hiệu quả. Họ đang tìm cách điều chỉnh lại chức năng đông máu, nhưng rất lo sẽ xuất hiện triệu chứng DIC.
Lúc đó tôi không để tâm đến “DIC” là gì, sau này mới hiểu nó nguy hiểm đến mức nào. DIC là hội chứng đông m.á.u rải rác trong lòng mạch – nghĩa là m.á.u quá ít, không đủ để lưu thông trong mạch máu, dễ sinh huyết khối ở nhiều vị trí.
Nếu huyết khối chặn các cơ quan nội tạng, thì cơ quan đó sẽ mất m.á.u và ngừng hoạt động – tỉ lệ tử vong cực cao. Nói cách khác, vừa phải làm cho m.á.u đông lại để cầm máu, nhưng cũng phải phòng ngừa huyết khối, phải làm tan máu. Mức độ khó khăn thì khỏi cần nói thêm.