Chúng Ta, Cuối Cùng Cũng Được Trở Về Nhà

Chương 2



Bác sĩ hỏi tôi, có một loại thuốc nhập khẩu, vài nghìn tệ một ống, hỏi tôi có muốn dùng không. Không nằm trong danh mục bảo hiểm.

 

Tôi nói: ““Bác sĩ đừng hỏi nữa, cứ dùng thoải mái. Tự chi cũng không sao.”” Trong lòng thật sự không yên, chẳng biết cuối cùng sẽ tốn bao nhiêu tiền. Dù có một chút tiền tiết kiệm, nhưng tôi cũng đã âm thầm quyết định: nếu cuối cùng thật sự không đủ, thì đành bán rẻ căn nhà.

 

Bác sĩ dặn dò xong thì vội vã quay lại, trước khi đi còn nói: “Số tiền mới nộp cũng dùng hết rồi. Mong anh nhanh chóng nộp thêm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc lấy thuốc.”

 

Tôi lập tức lấy hết mấy chiếc thẻ ngân hàng quét một lượt, cộng thêm tiền mặt mà ông bà mang theo, tạm thời gom góp được hơn ba bốn vạn tệ. 

 

Không phải không có tiền, chỉ là đều nằm trong các khoản tài chính chưa thể rút ngay, hoặc là tiền tiết kiệm cố định, ban đêm cũng không rút ra được.

 

Trong nhà có một người thân cũng làm trong bệnh viện, tôi nhờ họ lên tiếng bảo lãnh, coi như cam kết: trước tiên cứu người, đến sáng sẽ nộp thêm, đừng để việc điều trị bị chậm trễ. Sau đó cũng không bị yêu cầu nộp thêm nữa, đến cuối cùng thì cũng đã thanh toán hết.

 

7 tiếng trước: Một bác sĩ nam bước ra, thông báo tình hình với chúng tôi. 

Hồng Trần Vô Định

 

Anh ấy nói: “Hiện tại tình hình đã ổn định hơn một chút, dù các chỉ số vẫn còn rất bất thường, nhưng ít ra về mặt xuất huyết, lượng m.á.u chảy ra đã bắt đầu giảm. Dù chưa hoàn toàn cầm được máu, nhưng tốc độ chảy m.á.u đã chậm lại, m.á.u cũng có thể giữ lại được một phần trong cơ thể.”

 

Tôi còn chưa kịp thở phào, thì mấy câu tiếp theo của bác sĩ lại khiến tim tôi như thắt lại, và suốt một thời gian dài sau đó cũng không thể buông xuống được.

 

Bác sĩ nói, mong gia đình chuẩn bị tâm lý. Vì lượng m.á.u mất quá nhiều, thời gian lại kéo dài, nên các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng không được cung cấp m.á.u đầy đủ. Sẽ gây tổn thương ra sao thì chưa thể đánh giá được. Bộ phận dễ tổn thương nhất là não – nơi cần m.á.u nhiều và nhạy cảm nhất. 

 

Với tình trạng thiếu m.á.u kéo dài như vậy, rất có thể sẽ để lại tổn thương thần kinh không thể phục hồi. Nói thẳng ra, có thể sẽ không bao giờ tỉnh lại, hoặc nếu tỉnh thì cũng là người thiểu năng. 

 

Những cơ quan khác cũng khó nói. Chỉ số men gan, creatinin đều cao bất thường. Tim, gan, thận và các cơ quan nội tạng khác giống như những quả b.o.m hẹn giờ trong cơ thể. Không ai biết liệu đã nổ rồi, hay là đang chờ lúc nào đó sẽ phát nổ.

 

Trong suốt cuộc trò chuyện này, tôi chỉ còn nhớ đại khái. Nhưng có một câu tôi nhớ rất rõ, nguyên văn là: “Hiện tại có thể coi như đã đánh hòa.” 

 

Không có chủ ngữ, không có tân ngữ. Nhưng tôi lập tức hiểu: anh ấy đang nói là các bác sĩ đã đánh hòa với tử thần.

 

Cuộc nói chuyện rất ngắn, không có nhiều thời gian để nghĩ ngợi. Chúng tôi hỏi có thể làm gì. 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

 

Bác sĩ nói: “Hiện giờ bệnh tình đã ổn định hơn một chút, mọi người không cần phải túc trực hết ở đây. Các ông bà lớn tuổi cũng cần nghỉ ngơi, nếu không sẽ kiệt sức.” 

 

Rồi dặn chúng tôi rằng: giờ thăm bệnh nhân ở ICU là 3 giờ chiều, chỉ có 30 phút, mỗi lần chỉ được vào một người. Trước khi vào phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ chống bụi.

 

Nói xong, bác sĩ lại quay vào. Tôi còn thấy một y tá vội vàng chạy vào cùng lúc, trên tay ôm một hộp máu, bên trên là cả hàng túi máu. 

 

Từ sản khoa đến ICU, từng hộp từng hộp m.á.u như thế đã được chuyển vào không biết bao nhiêu lần. Lần nào cũng là chạy nhanh, chúng tôi còn chưa kịp hỏi gì, họ đã biến mất khỏi tầm mắt.

 

Chúng tôi bàn bạc với nhau, thấy việc cả nhà cứ đứng chờ trước cửa mãi cũng không phải cách. Tôi bảo bố mẹ vợ ở lại canh chừng trước cửa ICU, còn bố mẹ tôi thì đi tìm một khách sạn gần đó nghỉ ngơi. 

 

Còn tôi thì lái xe về nhà một chuyến, lấy ít quần áo, bỉm và sữa cho bé. Bố mẹ tôi bảo muốn đi thăm cháu, nhưng khoa sơ sinh không cho người nhà vào, nếu có việc gì thì chỉ có thể gọi điện hỏi thăm. Tôi cũng nhờ họ tranh thủ hỏi giúp xem ở đâu có người giúp việc sau sinh, nếu tìm được sớm thì tốt quá rồi.

 

6 tiếng trước: Tôi lái xe rời khỏi tầng hầm bệnh viện. Lối ra hướng về phía đông, mặt trời vừa nhô lên khỏi đường chân trời, một tia nắng sớm chiếu thẳng vào mắt, vàng rực cả một mảng.

 

Cảm giác như đã qua một kiếp người.

 

Tôi nghĩ, chắc đây là đêm khó khăn nhất trong đời tôi. Rồi tự nhiên thấy lòng chua xót, nước mắt vòng quanh nơi khóe mắt nhưng vẫn chưa rơi xuống. 

 

Tôi nghiến răng tự nhủ: “Chưa xong đâu, vẫn chưa kết thúc, bây giờ không có thời gian để khóc.”

 

Sáng sớm, đường phố vắng lặng, chưa đầy nửa tiếng tôi đã về đến nhà. Mở cửa ra, một luồng hơi thở quen thuộc ập đến. 

 

Tôi hít một hơi thật sâu, như thể muốn khắc ghi hương vị này vào lòng. Không biết sau này ngôi nhà này sẽ ra sao, liệu còn có thể nghe thấy tiếng cười nói vui vẻ như xưa không... 

 

Tôi vội vàng thu gom những thứ cần thiết: sữa bột, bỉm, quần áo cho bé, cả sạc điện thoại. Chưa đầy nửa tiếng sau, tôi đã quay lại bệnh viện, trước tiên đưa đồ đến khoa sơ sinh. 

 

Hỏi bác sĩ nhi khoa, họ bảo tình trạng của con ổn định, ăn uống bài tiết đều tốt. Nghe vậy, tôi mới yên lòng được phần nào, rồi vội vã chạy đến trước cửa ICU.

 

5 tiếng trước: Trước cửa ICU vẫn yên tĩnh như cũ, bên trong không có một âm thanh nào vọng ra. Cũng có một gia đình khác đã thức trắng đêm chờ ở cửa. 


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com