Con Chuột Nhỏ Nhà Bên

Chương 9



Tôi hiểu sự ngạc nhiên trong giọng nói ấy.

 

So với chuyện người già để lại tài sản cho bảo mẫu, chuyện này còn khó tin hơn.

 

Nhưng tôi gật đầu thật mạnh: “Tôi xác nhận.”

 

Nhưng xin thêm một điều kiện.

 

Sau khi tôi chết, số tiền đó hãy được chia làm nhiều phần gửi dần cho con bé.

 

Một khoản – để làm học phí và phí sinh hoạt.

 

Một khoản – để sắm sửa đồ đạc khi vào đại học.

 

Một khoản – để nó có thể cùng bạn bè đi du lịch.

 

Và khoản cuối cùng – dành làm chi phí luật sư, giúp Khương Đường đòi lại căn nhà vốn thuộc về mẹ nó.

 

Ngày mẹ kế của Khương Đường nhận được thư từ luật sư, bà ta làm ầm một trận long trời lở đất ngay trước cửa nhà tôi.

 

Như phát điên, vừa đập cửa rầm rầm vừa gào thét chửi rủa – nào là di chúc giả, nào là bà cụ bị Alzheimer từ lâu rồi, nào là bịa đặt lừa đảo không sợ xuống địa ngục à… những lời độc địa không dứt.

 

Chắc là bà ta tức quá mất khôn nên lần này quên cả bịt tai con gái.

 

Cô bé tròn mắt nhìn mẹ mình, như thể đang nhìn một người xa lạ.

 

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

Nó rụt rè kéo vạt áo mẹ, thì thầm hỏi sao không thể quay lại ở với bà ngoại – nhà đó vừa cũ vừa chật, lại xa trường học, nó vốn đã chẳng muốn ở đây rồi.

 

Nào ngờ lại bị mẹ mình hất tay ra một cách phũ phàng.

 

“Mày biết cái gì! Cha mày sắp dắt thằng con trai mới sinh với con hồ ly kia cưới nhau rồi!”

 

“Ông ta thì có con trai rồi! Cũng cưới được hồ ly rồi! Vậy còn tao thì sao?!

 

“Nếu tao không bám lấy cái nhà này, không giữ lấy tro cốt bà mẹ chồng đó, thì tao để ông ta sống vui vẻ chắc?! Mơ đi!”

 

Khi đó, tôi đang nằm trên giường bệnh trong bệnh viện.

 

Theo yêu cầu của tôi, Khương Đường mở đoạn ghi hình từ camera trước cửa nhà, đưa cho tôi xem.

 

Nó ngồi gục lên đầu gối tôi, mắt mở to, đầy nghi hoặc.

 

“Sao bà ấy lại như vậy hả chị?”

 

Đôi mắt con bé vừa to vừa sáng, mỗi lần nhìn thẳng vào người khác, thật khiến người ta chẳng thể nói dối nổi.

 

Khương Đường mất mẹ từ khi mới hai tuổi.

 

Từ nhỏ đã luôn coi mẹ kế là mẹ ruột.

 

Dù bị đánh, bị mắng, bị hãm hại, con bé vẫn kiên quyết tin rằng: mẹ là mẹ, thế thôi.

 

Nó luôn tự hỏi có phải là do mình không tốt, không ngoan, không biết nghe lời, nên mới không được yêu thương?

 

Cho đến khi mẹ kế sinh đôi một trai một gái – lúc nhìn hai đứa nhỏ ấy, ánh mắt bà ta ngập tràn yêu thương.

 

Còn khi quay sang Khương Đường, chỉ còn lại sự lạnh nhạt và ghẻ lạnh.

 

Khoảnh khắc ấy, Khương Đường mới thật sự tỉnh ngộ.

 

Tôi nhận lại điện thoại, tắt màn hình, giả vờ nổi giận:

 

“Sao mà lắm câu hỏi thế hả? Em là sách Mười vạn câu hỏi vì sao à?!

 

“Ui da, chân chị đau quá, lưng cũng đau nữa, mau mau xoa bóp cho chị đi.”

 

Khương Đường coi sức khỏe tôi còn quan trọng hơn cả trời.

 

Vừa nghe tôi than đau, con bé lập tức ném hết mọi thắc mắc ra khỏi đầu, ngoan ngoãn bắt đầu xoa bóp cho tôi.

 

Tôi đã bước vào liệu trình hóa trị thứ ba.

 

Thuốc tuy tiêu diệt được tế bào ung thư, nhưng cũng đang tàn phá gan, tim và phổi của tôi từng ngày.

 

Ban ngày tôi ép Khương Đường phải đến trường.

 

Tối đến, con bé lại thức trắng đêm cùng tôi trong bệnh viện.

 

Đã lâu rồi tôi không soi gương,

 

Nhưng nhìn gương mặt ngày càng lo lắng của Khương Đường, cùng nét mặt căng thẳng của bác sĩ Tiểu Trương mỗi lần tới thăm,

 

Tôi cũng đoán được tình trạng bản thân mình có lẽ đã rất tệ.

 

Một ngày nọ, nhân lúc Khương Đường đi học, tôi lặng lẽ đến tìm bác sĩ điều trị chính của mình.

 

Tôi hỏi: “Với tình trạng hiện giờ của tôi… liệu có đáng để tiếp tục điều trị nữa không?”

 

Bác sĩ nhìn tôi – ánh mắt như lần đầu tiên ông báo tin ung thư tái phát – dịu dàng mà trĩu nặng xót xa.

 

“Từ giai đoạn hai trở đi, hóa trị đã không mang lại hiệu quả rõ ràng. Tôi đề nghị… nếu khối u chưa lan rộng, nên xem xét cắt bỏ vùng tổn thương.”

 

Tôi hỏi: “Nếu không cắt thì sao?”

 

“Nếu hóa trị vẫn không có tác dụng, sau đó sẽ di căn. Rồi ảnh hưởng đến tim, phổi, não… thậm chí dẫn đến hàng loạt biến chứng khác.”

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -

Những điều đó…

 

Tôi sao có thể không biết được chứ?

 

Từ năm mười tám tuổi, tôi đã đọc qua không biết bao nhiêu hồ sơ bệnh án.

 

Có người chữa khỏi.

 

Cũng có rất nhiều người thất bại.

 

Trên các diễn đàn, có người viết rằng họ thực sự không muốn tiếp tục điều trị nữa.

 

Đau đớn quá.

 

Đêm nào cũng mất ngủ.

 

Cảm giác như những ngày sống tiếp chẳng còn chút hy vọng nào.

 

Có người động viên họ.

 

Cũng có người bảo, nếu quá mệt rồi… thì từ bỏ cũng không sao cả.

 

Tôi đem lời bác sĩ nói, lặp đi lặp lại nghiền ngẫm trong đầu hàng trăm lần.

 

Cuối cùng, tôi nghĩ:

 

Hay là… mình cũng từ bỏ đi thôi.

 

Năm mười tám tuổi, tôi đã từng có một lần phép màu.

 

Đời người, làm gì có nhiều lần phép màu như thế chứ?

 

Thôi, không chữa nữa.

 

Nhưng hôm đó, Khương Đường hớn hở đẩy cửa bước vào phòng bệnh, nói là có bất ngờ dành cho tôi.

 

Nó làm ra vẻ thần bí, móc từ trong cặp ra một chiếc hộp đựng giày.

 

Hộp giày màu đen, trên nắp in hình một người nhỏ màu vàng nhạt – rất quen mắt.

 

Hình người ấy đang nhảy lên, ôm bóng làm động tác úp rổ đầy khí thế.

 

Chính là đôi giày năm xưa em trai tôi từng mang – đôi giày mà năm mười tám tuổi, tôi thấy đắt đỏ đến mức đau lòng.

 

Vậy mà giờ đây, lại được Khương Đường nâng niu đem đến tặng cho tôi.

 

Nó nhẹ nhàng nâng bàn chân phải của tôi lên, cẩn thận xỏ vào một chiếc giày bóng rổ màu hồng.

 

Mí mắt tôi bỗng thấy nóng rực.

 

“Trời ơi, chỉ đi được một chiếc, mua làm gì cho phí vậy?”

 

Khương Đường lập tức bắt chước tôi, đôi mắt to tròn mở lớn:

 

“Thế thì sao? Đừng nói đi một chiếc, cho dù chỉ xỏ một phút, cũng không lãng phí!”

 

Tôi quay mặt đi, vùi sâu vào chăn.

 

Khóc không thành tiếng.

 

Hay là…

 

Chữa tiếp vậy.

 

Ngày tôi được đẩy vào phòng mổ, rất nhiều người đã đến.

 

Cả cha mẹ ruột của tôi cũng xuất hiện – dắt theo cả phóng viên.

 

Mẹ tôi chặn đầu giường bệnh, quỳ rạp xuống trước cửa phòng phẫu thuật.

 

Bà ta khóc lóc nói mọi lỗi lầm đều là do bà, lần trước tôi mổ bà không chăm sóc chu đáo, lần này nhất định sẽ bù đắp lại, nhất định sẽ đối xử tốt với tôi.

 

Cha tôi cũng đỏ hoe vành mắt, quanh miệng mọc đầy râu xanh chưa cạo.

 

Ông ta nghẹn ngào nói, về nhà hôm đó là đã hối hận ngay rồi.

 

“Con gái do chính tay mình nuôi lớn, sao lại nỡ ra tay như thế chứ…”

 

Ông cầm tay tôi, hỏi có đau không, bảo “cha đau lòng lắm.”

 

Những chiếc máy quay to như s.ú.n.g đại bác đang chĩa thẳng về phía chúng tôi.

 

Tôi quay đầu, nhìn tấm thẻ đeo trước n.g.ự.c phóng viên.

 

Trên đó ghi: Tổ chương trình “Chờ đợi tình thân chân thật.”

 

Tôi bật cười thành tiếng.

 

Tôi chỉ về phía một dáng người nhỏ bé bị chen lấn đến tận mép đám đông:

 

“Đừng diễn nữa, tôi đã ký di chúc với luật sư từ lâu rồi.”

 

“Nếu tôi không bước ra khỏi phòng phẫu thuật này, tiền và nhà đều để lại cho con bé đó.”

 

“Các người cũng đừng mơ tranh giành, bởi trước khi con bé đủ 18 tuổi, toàn bộ tài sản đều do luật sư quản lý.”

 

“Dù chỉ một xu, các người cũng không chạm được vào đâu.”


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com