Trồng táo thật chẳng phải việc nhẹ nhàng gì, cả làng già trẻ lớn bé đều phải xắn tay áo lên làm, từ sáng sớm đến tận tối mịt mới xem như trồng xong.
Cũng may ông trời thương tình, suốt cả ngày hôm nay không hề có nắng, làm việc cực kỳ dễ chịu. Mà đêm qua lại có mưa rơi, tuy không đủ lớn để ngấm sâu xuống đất, nhưng đất ẩm ướt vừa đủ, dễ đào mà không dính chân.
Tới khi Tống Đàm vừa khiêng máy bơm nước xuống xe thì bỗng cảm thấy mặt mát lạnh, mưa bụi lất phất lại bắt đầu rơi, nhìn chừng còn sắp mưa to hơn…
Thế là tốt rồi, đến nước định rễ cũng không cần tưới nữa!
Những người đang làm việc trên núi nhanh chóng thu dọn quay về tránh mưa, chỉ có Tống Đàm tụt lại vài bước, đầu ngón tay không ngừng tỏa ra linh khí, mượn thế mưa mà nhanh chóng khuếch tán ra khắp không gian.
Chẳng bao lâu, trong màn đêm yên tĩnh, cả rừng táo trụi lá như được bao phủ bởi một lớp sương mờ nhè nhẹ, thoắt cái lại bị mưa lớn xối cho tan biến, không để lại chút dấu vết nào.
Hệ rễ còn đang ngủ đông, được bọc trong bùn khi vận chuyển, giờ đây đang âm thầm vươn dài trong lớp đất tươi mới. Thân cây và cành lá ít ỏi còn sót lại thì gắng hết sức mà hít thở, mưa rơi xuống đất lộp độp, rì rào, vừa vặn che giấu đi dị trạng ngắn ngủi này.
Tới lúc đó, cô mới hài lòng thu tay lại, rồi vội vàng chạy về nhà.
Về tới nhà, Tống Đàm còn bàn với Ngô Lan:
“Mẹ à, hôm nay mọi người làm việc cả ngày không nghỉ, hay là mình tăng lương như đã bàn nhá?”
Ngô Lan chau mày:
“Không hợp lý.”
Lương mà họ trả vốn đã là cao ở vùng này rồi, lại thêm ăn uống đầy đủ, toàn đồ tử tế. Giờ tăng, lần sau người ta lại muốn tăng tiếp, lâu dài thì không ổn.
Hơn nữa, bà con trong làng làm việc cho nhà mình, cũng không hoàn toàn chỉ vì tiền. Họ đi làm là để kiếm tiền thật đấy, nhưng nếu cứ lấy tiền ra mà cân đo, thì người ta lại cảm thấy mình bị coi thường…
Nói sao nhỉ, đây là một kiểu quan hệ tâm lý khá vi diệu. Có thể Ngô Lan không giải thích được rành mạch, nhưng bao năm bám rễ ở nông thôn, khiến bà theo bản năng đã đưa ra một lựa chọn khác.
Không tăng lương, nhưng phát thêm phúc lợi!
Điểm này thì Tống Đàm không cảm được, nghe mẹ thì… không phải lúc nào cũng đúng, nhưng phần lớn thời gian là đúng.
Thế là cô bắt đầu gọi điện đi sắp xếp.
Lúc này, trong nhà ăn đèn đuốc sáng trưng, mùi canh sườn nấu với lá củ cải cay xộc thẳng vào mũi, từng thau thịt kho tàu đầy ụ rung rinh dưới ánh đèn, bóng mỡ bóng mượt, bị chen giữa cả bàn đầy thức ăn, trông cực kỳ bắt mắt.
Cả cây t.h.u.ố.c lá cũng được bóc ra chia, bất kể nam nữ, ai cũng có một bao. Rồi còn bia, rượu trắng, nước ngọt nữa…
Mọi người dù mệt rã rời vẫn ngồi xuống, mỗi người làm liền hai bát canh lấy sức, sau đó thì không một ai có gì phàn nàn!
Thật ra tính ra, khoản này cũng không rẻ hơn việc tăng lương là bao, nhưng nhìn mọi người vui vẻ vừa ăn vừa nói cười, thậm chí còn có người chủ động hỏi chuyện tuyển người, Tống Đàm bỗng như hiểu ra điều gì đó.
Ngay cả bí thư Tiểu Chúc cũng ngồi xuống bên cạnh, thở dài:
“Tôi c.uối cùng cũng hiểu vì sao có những doanh nghiệp ở nông thôn, rõ ràng trả lương cũng không tệ, mà lại chẳng có tiếng tăm, chẳng được bà con tín nhiệm.”
Là bởi vì… họ không thực sự hòa mình vào với dân làng.
Cái gọi là “hòa mình” này, nghe thì có vẻ ngô nghê.
Nhiều người nghĩ: chỉ cần tiền trả đủ, ai thèm quan tâm phúc lợi này nọ? Có khi còn thấy phiền phức, chi bằng đưa luôn tiền mặt cho rồi.
Nhưng… đó là chuyện ở thành phố, nơi mọi người đều là người xa xứ, chỉ có tiền mới khiến người ta thấy an tâm.
Còn ở nông thôn, nơi đây là chốn lá rụng về cội, là nhà của họ.
Cái đạo lý này không thể nói suông, nói ra còn bị cho là sáo rỗng, nhưng chỉ khi thực sự hòa mình vào mới hiểu được lòng người nơi đây.
Bí thư Tiểu Chúc lại thở dài:
Thao Dang
“Tôi vẫn nghĩ giáo sư Tống chỉ biết nghiên cứu nông nghiệp, ngày thường mở miệng ra toàn là dân làng với dân quê, còn tưởng ông ấy cổ hủ lắm cơ…”
Ai ngờ, một vùng quê nhỏ mà cũng nhiều điều nhân tình thế thái đến thế.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com -
Quả nhiên, Trương Cửu Linh nói chẳng sai: “Chưa từng làm quan huyện, thì đừng mơ vẽ được bản đồ tỉnh.”
Tuy là ai nấy đều xuýt xoa một chút, nhưng cũng chỉ được chốc lát thôi, bởi rất nhanh sau đó, trọng tâm sự chú ý của cả đám lại đổ dồn lên người đang dò hỏi tiêu chuẩn tuyển dụng.
“Tam Thành này, nhà anh tuyển công nhân cố định có yêu cầu gì không? Anh xem tôi có được không?”
Người lên tiếng là một ông trong làng vừa nốc cạn một ly rượu trắng, mặt đỏ như gấc, trông say mà không say, chắc bình thường ngại hỏi, nay mượn rượu mới dám mở miệng.
Chuyện này cũng dễ hiểu. Trước kia ai mà nhắc tới nhà lão Tống chẳng tặc lưỡi thở dài?
Ngồi chung bàn đánh bài, ăn chung mâm rượu thịt, giờ quay sang phải làm việc dưới trướng người ta, ai mà chẳng cần một cái bậc thang để bước xuống chứ?
Tống Tam Thành cười ha hả:
“Công cố định thì chả yêu cầu gì mấy, có việc là phải làm, nói chung không có lúc nào rảnh rỗi đâu.”
Người kia lập tức hiểu ra:
“Cũng kiểu như bên nhà lão Trương Vượng chứ gì? Thế thì tôi làm được đấy! Tôi mới năm mươi sáu!”
Ở nông thôn, năm mươi sáu tuổi vẫn là sức dài vai rộng, còn làm được khối việc. Nhưng Tống Tam Thành lại không nhận lời ngay, vẫn cười tươi nói:
“Thế thì anh phải nghĩ kỹ đó nha. Tiền công bên tôi chỉ vậy thôi, một tháng 3000 tệ, người trong làng thì bao ăn không bao ở.”
So ra, kiểu đi làm ngắn hạn như hôm nay thì 3000 tệ một tháng đúng là không lời. Nhưng mà làm ngắn hạn đâu phải ngày nào cũng có việc, đằng này đồ ăn lại ngon thế...
Thế là ai nấy trong lòng đều đang tính toán.
Nhưng ngay sau đó, Tống Tam Thành lại thở dài:
“Giờ làm cái gì cũng phải đăng ký, nhà tôi cũng có công ty rồi. Theo lý là có thể mua bảo hiểm năm loại và quỹ nhà ở, nhưng ai nấy tuổi đều cao quá chuẩn, không mua nổi... Thế nên nhà tôi đang tính, tăng thêm 500 nữa coi như đền bù.”
Từ 3000 lên 3500, cảm giác đã khác hẳn rồi!
Lập tức có thêm nhiều ánh mắt sáng rỡ.
Nhưng mà, không phải bây giờ.
Với cái đầu tính toán như cái máy của Tống Đàm, bảo cô đi làm chuyện xã giao trong làng thì không bằng cha mẹ cô, nhưng phân phối lao động thế nào cho hợp lý thì cô rành lắm.
Tóm lại là, năm nay không tuyển công cố định.
Thứ nhất, đừng nhìn bây giờ ai cũng bận rộn, thực ra sang c.uối thu đầu đông là rảnh rang liền, lúc đó ai nấy đều phải ở nhà trong suốt mùa đông.
Mà nếu giờ đã ký hợp đồng tuyển người, thì mấy tháng mùa đông chẳng có việc gì làm, lại vẫn phải trả lương cho người ta.
Thứ hai, mấy hôm nay làng xóm ăn uống tụ tập, rượu vào lời ra, đầu óc hừng hực nên ai cũng gật đầu cái rụp. Nhưng sau này quay lại làm việc có nghiêm túc không? Chưa chắc.
Đã thế thì chi bằng vẽ cho mọi người một cái “bánh vẽ”.
Chờ tới Tết, người trong làng về đông, cái bánh này không phát đến tay ai, thì mọi người lại cùng nhau vẽ tiếp, còn có thể cạnh tranh với mấy trai tráng trẻ tuổi trở về nữa...
Như vậy, không chỉ dễ sắp xếp vị trí làm việc, mà quản lý cũng thuận lợi hơn, biết đâu còn làm việc chăm chỉ hơn ấy chứ!
Thấy chưa, Tống Tam Thành cũng giả bộ lảo đảo, gương mặt vốn thật thà chất phác giờ toàn là vẻ bất đắc dĩ:
“Giờ không được đâu, giờ nhà tôi hết tiền rồi! Tiền tiêu sạch sành sanh, nợ ngoài còn chưa trả nổi nữa cơ…”
Nói chân thành đến thế, lại nghĩ tới con đường trên núi, cây cối dưới ruộng, còn ai không tin cơ chứ?
Thế là ai cũng thở dài thườn thượt:
“Phải đó, làm một cái trang trại to đùng, biệt thự cũng xây rồi, chắc móc sạch của cải ra rồi. Cũng chỉ là nói cho oách thôi…”
Mượn một câu cũ mà nói, ngoài sáng bóng loáng, trong thì toàn rơm với đất!