Gặp Lại Em, Gặp Lại Anh

Chương 2



3.

Bà Trần là người đến muộn nhất.

Trên người bà vẫn còn nồng nặc mùi t.h.u.ố.c lá trong tiệm mạt chược.

Có lẽ do tinh thần không tỉnh táo, chỉ một đoạn hành lang ngắn ngủi mà bà bước từng bước đi loạng choạng, phải vịn vào tường mới không ngã.

"Lê Kha làm sao vậy?”



"Lê Kha đâu? Con nhóc c.h.ế.t tiệt, có phải lại cố ý trêu chọc lão nương không?



"Đừng trốn nữa, mẹ đang bội lắm, không rảnh chơi với con đâu."

Y tá nhắc nhở bà nhỏ giọng một chút, đây là bệnh viện.

Bước chân bà bỗng khựng lại, ánh mắt chôn chặt trên chiếc giường bệnh ngoài phòng phẫu thuật. Sắc mặt bà hoảng hốt, run rẩy níu lấy tay y tá, toàn thân không ngừng run rẩy.

Bà nuốt nước bọt, không ngừng dò hỏi hộ sĩ: "Tôi tìm Lê Kha, con bé đang ở đâu?"



"Làm ơn gọi nó ra đi, giúp tôi tìm nó được không?" Giọng bà cũng đã thay đổi.

Bác sĩ bình thản báo tin tôi đã mất rồi.

Bà sững người. Bước đến chạm vào gương mặt tôi, mắt tôi. Ngón tay trượt xuống, dừng lại nơi chóp mũi.

"Chết rồi sao?



"Chết rồi... c.h.ế.t cũng tốt.”



"... Chết rồi cũng tốt."

Bà xoay người rời đi, ánh mắt trống rỗng, chậm rãi bước về lối cũ. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, bà Trần ngã khuỵu xuống, không sao đứng dậy nổi. Bác sĩ bước tới đỡ, bà lập tức túm lấy vạt áo blouse trắng. Giọng bà run rẩy, cầu xin:

"Hẳn là còn cách cứu chữa đúng không? Các người thử lại đi!"

Sắc mặt bác sĩ nặng nề, câu trả lời đã quá rõ ràng. Bà vẫn không chịu tin, quỳ rạp xuống đất.

"Tôi cầu xin các người, cứu con bé thêm lần nữa đi!”



"Con gái tôi vừa rồi vẫn còn thở!”



"Con bé chưa chết! Các người không tin thì thử sờ tay nó xem! Nó vẫn còn ấm mà!"

Bà gào khóc đến lạc giọng, đập đầu xuống nền đất lạnh lẽo.

Hết lần này đến lần khác, mỗi một lần lại nặng hơn trước.

"Mới vừa rồi con bé còn gọi cho tôi!”



"Tôi van xin các người!”



"Con gái tôi thực sự chưa chết!"

Nơi đó ồn ào hỗn loạn.

Còn bên này. 

Giang Nhiên cúi người, nhắm mắt đặt một nụ hôn lên vầng trán lấm lem của tôi. Giọng nói nhẹ hơn cả cơn gió thoảng qua.

"Chúng ta về nhà thôi."

Tôi đứng ngẩn ra, không thể nhìn rõ khoảnh khắc ấy.

4.

Tang lễ diễn ra ba ngày sau. Tôi được đặt trong quan tài băng. Giang Nhiên lo liệu mọi chuyện.

Tài xế xe tải say rượu, cộng thêm hôm đó trời mưa đường trơn, bị xác định là hoàn toàn có lỗi. Ông ta quỳ khóc, van xin Giang Nhiên tha thứ, nói mình còn cha mẹ già và con nhỏ phải nuôi.

Bà Trần cầm d.a.o lao vào nhưng bị chặn lại, ánh mắt bà đáng sợ đến mức khiến người ta rùng mình. Người nhà tài xế cũng khóc lóc thảm thiết, khiến ai nhìn cũng mềm lòng.

Tôi mím môi, không biết phải làm sao, chỉ nhìn về phía người đàn ông đang ngồi. Anh chậm rãi xoay chiếc nhẫn cưới trên ngón áp út, giọng lạnh lùng:

"Thực sự vô tội sao?"

Tài xế gật đầu, tiếng khóc lập tức im bặt.

Giang Nhiên nói: "Người mà ông đ.â.m chết… Cô ấy mới hai mươi lăm tuổi."

Anh dừng lại một chút, gian nan nói: "Chẳng lẽ cô ấy không vô tội sao?"

Tài xế cúi gằm mặt, giọng nghẹn ngào: "Thật sự xin lỗi, những gì nên bồi thường tôi sẽ cố gắng bồi thường."

Giang Nhiên đứng dậy, không thèm nhìn ông ta, chỉ để lại một câu:

"Mạng của vợ tôi, ông không đền nổi."

Tay tôi khẽ run, nhìn anh mà gần như thất thần.

Trước đêm chôn cất, Giang Nhiên ở bên tôi, không ăn không uống, cũng không nói lời nào. Anh vẫn mặc bộ quần áo ngày hôm đó.

Bố mẹ chồng vội vã trở về từ nước ngoài.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ajax/get-chapter.]

"Con trai, muốn khóc thì cứ khóc đi."

Nhưng anh vẫn lặng thinh, chỉ thản nhiên nói:

"Mẹ, nói nhỏ thôi, đừng làm ồn cô ấy."

Bố chồng kéo mẹ chồng đi khi bà khóc không thành tiếng. Nhìn đứa con trai trầm mặc của mình, ông chỉ thở dài.

"Sống c.h.ế.t có số, con phải chấp nhận thôi."

Giang Nhiên không đáp. Anh chưa bao giờ tin vào số mệnh.

5.

 

“Tôi tin cậu.”

Năm 17 tuổi, trước mặt là hai con đường chưa biết sẽ đi đâu.

Giang Nhiên đã nói những lời này. Nhưng rõ ràng, anh đã đánh giá sai rồi. Tôi là một kẻ mù đường.



Mùa hè năm đó, trường tổ chức trại hè, chúng tôi đến từ những ngôi trường khác nhau nhưng lại lạc cùng một chỗ. Giữa núi rừng, để giảm bớt căng thẳng, tôi chủ động giới thiệu tên của mình:

"Cậu biết chữ 'Lê Kha' viết thế nào không?"



"Lê trong cây lê, Kha trong gian khổ."

Anh đang đi phía trước, nghe vậy thì dừng bước chân, sửa lại cho đúng:

"Phải là Kha trong Kha thương ngọc khả."

Tôi bật cười, cũng không để trong lòng. Đất bùn sao có thể thành ngọc được?

Năm đó, nhà tôi nghèo đến mức suýt không đóng nổi học phí. Bà Trần theo bạn trai mới đến nơi khác, tôi sống nhờ nhà người thân, nhạy cảm và tự ti đến mức chỉ một ánh mắt thiếu thiện chí cũng khiến tôi bận lòng cả ngày.



"Kha" trong gian khổ, cũng chẳng sai.

Lần đầu gặp mặt, Giang Nhiên tưởng tôi là con trai. Khi thấy tôi bước ra từ nhà vệ sinh nữ, anh phản ứng cực nhanh, lập tức bấm nút chuông báo động.

Tôi kịp thời lên tiếng: "Tôi là con gái."

Anh khựng lại. Nhìn vào gương, tôi đưa tay vuốt mái tóc ngắn ngủn của mình, đúng là nếu không quen biết thì sẽ dễ nhầm lẫn.

"Xin lỗi."

Thiếu niên xin lỗi vì sự lỗ mãng của mình, nhưng không như người khác tò mò hỏi vì sao tôi lại để tóc như con trai.

Năm 18 tuổi, cách kỳ thi đại học không bao lâu, anh đột nhiên chuyển vào lớp tôi. Trở thành bạn cùng bàn của tôi với tư cách học sinh xuất sắc. Anh đưa tay chặn lại cục giấy từ phía sau ném tới.

Nhìn những kẻ hay bắt nạt tôi, anh lạnh lùng cảnh cáo:

"Tôi là bệnh nhân tâm thần."

Sau này tôi mới biết, anh thực sự có bệnh. Hồi nhỏ, anh từng bị bọn buôn người bắt cóc, trải qua những chuyện kinh khủng biết bao. Anh đã phải sống vài năm trong viện tâm thần. Anh kể lại chuyện này, vẻ mặt chẳng có gì thay đổi.

"Quá khứ là quá khứ, không có nghĩa là tương lai cũng vậy."

"Lê Kha, đừng tin vào số phận."

Giang Nhiên không biết rằng, câu nói này, tôi đã khắc ghi suốt bao năm qua.

6.

Mọi thứ trước mắt bắt đầu xoay tròn đến mức mơ hồ. Tôi bị kéo ra khỏi thế giới này, rơi vào một nơi tràn ngập hơi thở c.h.ế.t chóc.

Có ai đó đẩy nhẹ vai tôi. Tôi quay lại, nhìn thấy những "người" bước ra từ bóng tối. Bọn họ lơ lửng trên mặt đất, bước đi không phát ra tiếng động. Không ai có ý thức, chỉ lặng lẽ xếp hàng, tiến về con đường sâu hun hút không thấy điểm cuối.

Tôi hỏi: "Đây là đâu?"

"Chỗ người c.h.ế.t nên ở."

Một bát nước đen tuyền được nhét vào tay tôi. Tôi ngẩng lên, nhìn người vừa phát ra tiếng nói. Một bà lão lưng còng, tóc bạc trắng, bàn tay run rẩy, đều đặn phát cánh Mạnh Bà cho từng người.

"Bà ơi?"

Bà ấy ngẩng đầu lên. Giống như đúc bà cụ câm điếc tôi từng gặp ngày hôm ấy.

"Cô gái, con đến rồi.”

 

“Uống xong thì lên đường thôi."

Sau đó, tất cả mọi người cùng những yêu hận buồn phiền đều sẽ biến mất. Một giọt nước mắt lăn dài, rơi xuống bát canh.

Tôi nói: "Nhưng con không nỡ."

Bà ấy đặt chiếc muỗng xuống, thở dài.

"Lê Kha, số con đã tận, nên chấp nhận đi."

Tên tôi đã bị đánh dấu từ trước. Ngày hôm đó, dù thế nào cũng không thể tránh khỏi.

Nhưng tôi vẫn cố chấp: "Con không nỡ rời xa họ."

Bàn tay gầy guộc của bà chạm nhẹ lên đầu tôi.

"Con có lòng thiện, c.h.ế.t vì cứu người, công đức tích tụ. Kiếp sau, con sẽ sống an vui hạnh phúc."



"Nhưng con không cần."