Ta còn chưa kịp trả lời, đã phát hiện phía sau có hai cái “đuôi” đang lặng lẽ đi theo.
Chính là Ngô nương tử, người có phu quân từng cùng Trần Thạch Đầu hy sinh ở doanh trại tiên phong, nhưng khoản tiền tuất lại bị cha mẹ chồng cướp đoạt.
Nàng mang theo đứa con gái tám tuổi, len lén theo chúng ta cả một đoạn đường.
Ta quay lại hỏi nàng vì sao đi theo chúng ta.
Nàng lập tức quỳ xuống, dập đầu liên tục, nghẹn giọng nói:
“Dương muội muội, muội muốn rời làng tìm đường mưu sinh, hãy mang theo mẹ con ta với. Ta làm gì cũng được, chỉ cần muội cho mẹ con ta một chén cơm ăn.”
Ta đỡ nàng dậy, , không cho nàng dập đầu nữa, rồi phân tích cho nàng:
“Danh tiếng của ta, tỷ cũng...”
Ta còn chưa nói hết, nàng đã cắt lời:
"Người sống mới có tư cách nói đến thanh danh. Không theo muội, mẹ con ta chẳng còn đường sống. Cần thanh danh để làm gì chứ?”
Nàng không nói quá.
Từ sau khi chiến tranh kết thúc, danh sách tử trận được truyền về, trong làng có thêm rất nhiều phụ nhân rơi vào cảnh như nàng.
Trong số đó, có người được nhà chồng đối đãi tử tế.
Cũng có nhiều kẻ, nhân cơ hội mà sinh lòng khắt khe.
Người làm vậy ngày một nhiều, ngay cả tộc trưởng cũng không quản nổi.
Cha mẹ chồng của Ngô nương tử vốn vẫn ghi hận chuyện nàng từng dám lên tiếng đòi quyền lợi, bèn thừa cơ đối xử tệ hơn.
Chút tiền tuất ít ỏi ấy, sau năm năm gần như chẳng còn lại bao nhiêu, lại bị bòn rút hết sạch.
Sơn Nương thi thoảng vẫn chơi cùng nữ nhi của nàng là Tiểu A.
Ta từng âm thầm tiếp tế cơm nước cho hai mẹ con họ không ít lần.
Ngô nương tử là người thật thà, lương thiện.
Đã từng cứu một lần, thì cứu đến cùng vậy.
Ta dứt khoát vung tay:
“Được, nếu tỷ tin ta, thì cùng đi! Ta tuyệt đối không để hai mẹ con tỷ c.h.ế.t đói đâu.”
Mẫu thân nhìn dáng vẻ tiều tụy của hai mẹ con nàng, cũng không phản đối.
Hồng Trần Vô Định
Chỉ khẽ hỏi lại một câu:
“Dù đi, thì cũng phải có phương hướng. Về sau, chúng ta sống bằng gì?”
Những lời miệng lưỡi ở thôn Đào Lý đã khiến ta nghĩ thông suốt.
Tình cảnh của ta, so với kỹ nữ thanh lâu còn chẳng bằng.
Thanh lâu ít ra khách đều là người địa phương, nếu muốn hoàn lương, chỉ cần tránh thật xa là được.
Còn quân doanh thì khác, binh lính từ khắp bốn phương tụ về.
Cho dù ta trốn đến đâu, một ngày nào đó vẫn có người đứng trước mặt ta nói:
“Ê, ta nhận ra ngươi rồi. Ngươi chính là người ở giường số sáu.”
Vì Sơn Nương, ta không thể tiếp tục trốn nữa.
Ta không thể để con gái ta lớn lên mà chẳng hay biết gì, đến lúc sự thật phơi bày, cả đời con bé sẽ bị đảo lộn.
Ta cần để con từ từ hiểu, rằng mẫu thân nó từng trải qua điều gì.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Nhưng chỉ hiểu thôi là chưa đủ.
Dù ta không hận bản thân, nhưng thiên hạ vẫn sẽ khắt khe với con gái của ta.
Lời xin lỗi mà ta gửi tới Trịnh Nhạc là chân thành.
Ta đã từng quá ngây thơ, ta quên rằng điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến Nguyệt Thiền.
Doanh Chi từng nói, nếu xuất thân thấp hèn, thì phải theo đuổi tiền tài hoặc quyền thế.
Chỉ cần có một trong hai, thiên hạ ít ra một nửa sẽ không dám khinh rẻ ngươi nữa.
Ta muốn để lại cho Sơn Nương thật nhiều tiền bạc.
Đã không thể sống một cuộc đời bình thường, vậy thì hãy sống trong căn nhà thật đẹp, thật rộng.
Để đến lúc người đời muốn buông lời phỉ báng, cũng chẳng chạm đến được mẹ con ta.
19
Sau khi thuê nhà và sắp xếp ổn thỏa cho mọi người, ta liền đến tiệm vải nọ, tìm vị phụ nhân từng nói muốn cho ta một công việc.
Những nghề khác, chỉ cần quá khứ của ta bị khơi ra, lập tức sẽ đối mặt với lời dè bỉu và khó khăn.
Chỉ có duy nhất nghề này, nó không cần đến cái gọi là "trong sạch".
Vị phụ nhân ấy thấy ta đến không hề ngạc nhiên, nhưng vẫn khẽ thở dài:
“Thực ra ta không hy vọng ngươi đến tìm ta. Nhưng ta cũng biết, mười phần thì tám, ngươi nhất định sẽ tới.”
Nàng họ Phùng, người dưới trướng đều gọi bà là Phùng chưởng quầy.
Tiệm vải không phải là sản nghiệp của nàng, gian tiệm giày nhỏ phía sau tiệm vải mới là nơi thật sự kiếm tiền.
Bề ngoài, nơi đó là tiệm giày dành riêng cho các ma ma trong phủ lớn.
Nhưng thực chất, lại chuyên bán các loại "khí cụ".
Các ma ma sẽ viết yêu cầu của tiểu thư lên giấy, Phùng chưởng quầy dựa theo yêu cầu ấy chuẩn bị vật phẩm, rồi lần sau khéo léo giấu trong giày, để họ mang về.
Trên quầy sẽ để lại hai phần tiền, không thiếu một xu.
Ta khó hiểu hỏi: “Chỉ bán cho nữ nhân, không bán cho nam nhân sao?”
Phùng chưởng quầy cười nhàn nhạt:
“Ngươi vẫn chưa hiểu hết thế đạo này. Ngay cả kẻ đọc sách còn nói ‘ẩm thực và sắc dục là bản tính của con người’. Nam nhân muốn vui chơi, kỹ viện tửu lâu đầy rẫy khắp nơi, ở những chốn đó, khí cụ đủ loại đều có.”
“Bọn họ sẽ không đến nơi này. Bởi vì phong lưu của nam nhân là thứ có thể đem ra ngoài ánh sáng. Chỉ có nữ nhân, cho dù ‘sắc dục cũng là bản tính’, thì vẫn phải lén lút vụng trộm.”
Trong nụ cười của nàng mang theo châm biếm.
Hiển nhiên nàng chẳng hề khinh thường các khách nữ kia, mà chỉ thấy tất cả đều đáng thương.
Nói dăm ba câu chuyện phiếm xong, nàng hỏi ta:
“Ở đây có hai loại công việc. Một là đứng quầy bán khí cụ. Hai là sang xưởng học nghề với sư phụ. Ngươi chọn cái nào?”
Ta đáp: “Nếu ta muốn học cả hai có được không?”
Phùng chưởng quầy đồng ý.
Vậy là ta bắt đầu bằng việc học nghề từ sư phụ.
Bài học đầu tiên chính là nhận biết các loại khí cụ muôn hình vạn trạng.
Tiệm giày của Phùng chưởng quầy chỉ bán cho nữ nhân, nhưng xưởng của nàng lại cung cấp hàng cho cả các kỹ viện lớn, vì thế có đủ loại, dành cho cả nam lẫn nữ.
"Giác tiên sinh", "thác tử", "tương tư sáo", "vòng lưu hoàng", "dải lụa trắng", "hoàn ngọc treo", mỗi món đều khiến người ta mở rộng tầm mắt.