Chồng tôi, Lưu Sinh, là sinh viên đại học đầu tiên của làng.
Để lo tiền học phí và sinh hoạt cho anh ta, ban ngày tôi cày ruộng trồng rau, tối đến thì giặt quần áo, may vá đế giày cho người ta.
Nhưng anh ta lại luôn nổi cáu với tôi, chê tôi xấu, chê tôi n//gu, nói tôi không hiểu anh ta.
Hôm đó, lại có người từ thành phố gửi thư cho chồng tôi.
Tôi muốn hiểu anh ta, nên đã tìm thôn trưởng biết chữ để nhờ đọc giúp.
Nhưng ông ấy lại cứ ấp úng, mãi không chịu nói cho tôi biết.
Tôi đành mượn thôn trưởng cuốn từ điển và sách giáo khoa tiểu học, dò từng chữ một.
Sau một ngày một đêm, cuối cùng tôi cũng hiểu được câu đầu tiên của bức thư:
"A Sinh, em có thai rồi!"
Chồng tôi, Lưu Sinh, là sinh viên đại học đầu tiên của làng.
Để lo tiền học phí và sinh hoạt cho anh ta, ban ngày tôi cày ruộng trồng rau, tối đến thì giặt quần áo, may vá đế giày cho người ta.
Nhưng anh ta lại luôn nổi cáu với tôi, chê tôi xấu, chê tôi n//gu, nói tôi không hiểu anh ta.
Hôm đó, lại có người từ thành phố gửi thư cho chồng tôi.
Tôi muốn hiểu anh ta, nên đã tìm thôn trưởng biết chữ để nhờ đọc giúp.
Nhưng ông ấy lại cứ ấp úng, mãi không chịu nói cho tôi biết.
Tôi đành mượn thôn trưởng cuốn từ điển và sách giáo khoa tiểu học, dò từng chữ một.
Sau một ngày một đêm, cuối cùng tôi cũng hiểu được câu đầu tiên của bức thư:
"A Sinh, em có thai rồi!"
1
Cuốn từ điển trên tay tôi rơi xuống đất, đập mạnh vào chân, nhưng tôi lại chẳng cảm thấy gì.
Đôi chân đi giày vải quanh năm làm lụng đã chai sạn từ lâu, đến cái đau do bị cuốc bổ vào chân tôi còn chịu được, huống chi là một cuốn sách.
Tôi muốn đọc kỹ lá thư này, lại phát hiện trong phong bì còn kẹp hai tấm ảnh.
Trước đây lúc lên thành phố bán khoai tây, tôi từng thấy chỗ chụp ảnh. Trần Tam nói với tôi đó là tiệm chụp ảnh, chụp một tấm tốn tận mấy đồng bạc.
Tôi sợ hết hồn, cẩn trọng vác cả gùi khoai tây đi vòng qua cái máy đen thui đó.
Một tháng tôi ăn uống chỉ tốn bảy đồng, lỡ mà làm hỏng cái máy đó thì tôi không đền nổi.
Chồng tôi, Lưu Sinh, học ở thành phố khác, chi tiêu ở đó tốn kém lắm, mỗi tháng tôi phải gửi cho anh ta tám mươi đồng.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Phải tiết kiệm chút mới được.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Trong tấm ảnh đó, một cô gái xinh đẹp, mảnh mai mặc váy dài, đang khoác tay chồng tôi, Lưu Sinh.
Dù ảnh chỉ có hai màu đen trắng, tôi gần như vẫn thấy được gò má ửng hồng vì hạnh phúc của cô gái.
Còn Lưu Sinh nữa, tôi chưa bao giờ thấy anh ta vui như vậy.
Nét chữ trong thư ngay ngắn, thanh tú. Dù không biết chữ, tôi cũng đoán được người viết là một cô gái tài hoa đến nhường nào.
Lưu Sinh nhập học đại học từ hôm kia, mang theo hai trăm đồng rồi đi.
Anh ta đi đã hơn nửa năm. Giờ phút này, dù không muốn tin sự thật là anh ta đã có vợ con bên ngoài, tôi cũng đành bất lực.
Tôi thậm chí còn không thể viết một lá thư để hỏi anh ta.
Tôi muốn bình tĩnh lại, nhưng tiền sinh hoạt tháng sau của Lưu Sinh vẫn chưa biết lấy đâu ra.
Tôi phải sang nhà Dì Triệu giặt tã cho con bà ấy thôi.
Tôi vội vàng đứng dậy, khoác chiếc áo bông liễu vào người, tất tả chạy về phía cuối làng.
Dì Triệu thấy tôi, vội rót cho tôi cốc nước nóng, hỏi tôi làm sao thế.
Lúc này tôi mới nhận ra, sau khi đọc xong câu đầu tiên của lá thư, mặt tôi đã đầm đìa nước mắt.
Bị gió lạnh thổi suốt đường đi, mặt tôi nổi đầy nốt cước tím đỏ, làm Dì Triệu giật cả mình.
"Huệ Nhi, con sao thế này? Con mới bao nhiêu tuổi mà sao không biết thương lấy thân mình gì cả!"
Dì Triệu vỗ mạnh vào vai tôi một cái, tôi mới hoàn hồn, nhìn thấy khuôn mặt mình trong gương nhà bà ấy.
Tôi theo Lưu Sinh từ năm mười sáu tuổi.
Khi đó, tôi là cô gái xinh đẹp nhất làng, người đến hỏi cưới nườm nượp, đều bị bố tôi cầm chổi đuổi đi:
"Biến! Con gái tao mới mười sáu, lũ nhãi ranh chúng mày cút xa ra!"
Nhưng rồi bố mẹ tôi gặp tai nạn khi đang làm thuê trên thành phố, bị thép đè c.h.ế.t tươi. Đừng nói đến bồi thường, tôi gào khóc ở công trường ba ngày ba đêm mà đến t.h.i t.h.ể bố mẹ cũng không được nhìn thấy.
Ai ai cũng nói tôi là sao chổi, chẳng ai dám lấy.
Chỉ có Lưu Sinh chịu cưới tôi.
Nhưng tôi còn nhỏ tuổi quá, làng không cho đăng ký kết hôn, mà tôi thì thật sự không còn nơi nào để đi, đành phải theo Lưu Sinh, giặt giũ nấu cơm cho anh ta.
Đây đã là năm thứ tư.
Mới bốn năm thôi mà từ một cô gái xuân thì xinh đẹp dịu dàng, tôi đã biến thành một bà nội trợ lôi thôi, xấu xí.
Thậm chí còn chẳng được coi là bà nội trợ, chúng tôi đến giờ vẫn chưa đăng ký kết hôn.
Lưu Sinh thậm chí còn chưa cho tôi một mái nhà đúng nghĩa.