Sau Khi Tham Gia Show Hẹn Hò Cùng Người Yêu Cũ, Tôi Hot

Chương 64





Khán giả khu bình luận xem trong khúc nhầm nhọt này, không ai nhịn cười cho nổi.

[Chó cỏ là chó nhát gan, đây chính là sự thật trăm phần trăm, doge.jpg]

[Cuồng bảo vệ vợ cũng là sự thật nè, gặp nhân tố không xác định thì không cần biết gì hết, đầu tiên cứ phải vác bà xã nhà mình chạy nước rút 100m trước đã, xs.]

[Bất kể ba bảy hai mốt gì [1], có phải bà xã mình không cũng không quản, con mợ nó, yêm xem mà không nhịn được, cười như một con điên.]

[Đừng nói gì nữa, cùng chúc mừng Chó cỏ của chúng ta nhận được danh hiệu danh dự "Chó nhát gan" đi, ha ha ha ha ha.]

"Người mặt rỗ" hoàn toàn không nghĩ đến, mình chỉ là thò tay muốn móc cái chìa khóa ra thôi mà lực sát thương lại lớn như vậy, thì vô thức bắt đầu xin lỗi Nguyễn Tụng: "Xin lỗi thầy Nguyễn, làm thầy Nhậm hoảng sợ rồi."

Nguyễn Tụng tự nhiên nghe được cái logic kiểu này thì cứ cảm thấy sai sai, sao dọa sợ Nhậm Khâm Minh lại phải xin lỗi anh?

Nhưng mà hình như cũng chả có vấn đề gì, chỉ có thể trấn an "Người mặt rỗ" là tại Nhậm Khâm Minh vô dụng, không liên quan gì đến y.

Sau màn nhầm nhọt này, hai người cứ tưởng Nhậm Khâm Minh vác người chạy một đoạn xong, phát hiện là hiểu lầm thì sẽ quay lại ngay.

Nào ngờ chờ mãi chờ mãi, vẫn không thấy có chút động tĩnh nào.

Nguyễn Tụng chỉ có thể gọi điện cho Nhậm Khâm Minh, cũng ẩn ý an ủi hắn: "Nhân dân cả nước đều biết cậu là chó nhát gan rồi, quay về đi, không cần phải xấu hổ đâu."

Kết quả Nhậm Khâm Minh im lặng một lúc lâu: "... Không phải xấu hổ, hình như em đi lạc mất rồi."

Nguyễn Tụng: "......"

[Ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha.]

May mà giữ nơi rừng sâu núi thẳm này, sóng điện thoại vẫn tốt đến thần kỳ.

Cuối cùng Nguyễn Tụng kết nối thiết bị với Nhậm Khâm Minh mở định vị trên Wechat, Nhậm Khâm Minh mới dẫn nhân viên chương trình hắn vác sai ban nãy quay trở về được.

Nhân viên kia mặt mũi trắng bệch, hai tay ôm chặt lấy chỗ dạ dày, quá nửa là vì ban nãy bị Nhậm Khâm Minh vác lên, vai hắn tỳ đúng vào chỗ đó, dạ dày đến bây giờ vẫn thấy chưa hết nhộn nhạo.

Nguyễn Tụng cách một bộ quần áo phòng hộ giơ tay đè gáy Nhậm Khâm Minh, cả hai cùng cúi xuống xin lỗi anh nhân viên kia.

Nhân viên chương trình liên tục xua tay nói không sao, dở khóc dở cười: "Trước đây tôi xem tivi, thấy vai chính trong phim bị người ta khiêng lên vai như thế còn thấy rất thích, hiện giờ có thể xem như hoàn toàn loại bỏ mê tín phong kiến rồi..."

"Không phải đâu, là liên quan đến chiều cao, lúc Nhậm Khâm Minh cúi xuống vác người chạy có lẽ là đã quen với chiều cao của tôi, không ngờ lại vác nhầm người nên mới..."

Nguyễn Tụng nói gần xong mới đột nhiên nhận ra, mình không chỉ không quan tâm săn sóc người bị thương, mà còn cưỡng chế nhét cơm chó cho người ta, bèn vội vàng sửa miệng: "Đảm bảo không có lần sao, chờ lát nữa tôi sẽ giúp anh đánh gãy chân chó của cậu ta."

Nhậm Khâm Minh, hai nhân viên chương trình: "......"

Cho đến lúc này, chiếc chìa khóa thứ hai ở tầng một cũng thành công rơi vào trong tay họ.

Nguyễn Tụng mở nhóm chat của bày người bọn họ ra báo tin vui.

[Nguyễn Tụng: Mọi người có tình cờ gặp được NPC mai phục trong bệnh viện không? Bọn tôi đúng lúc đụng phải, họ còn chưa có kịp trốn kỹ, xong giữa chừng xảy ra chút nhầm nhọt, nên cứ thế đưa chiếc chìa khóa thứ hai cho bọn tôi rồi.]

Trong nhóm rất nhanh gửi đến một tràng "Ha ha ha".

[Khương Kỳ Kỳ: Ban nãy lúc bọn em mới lên tầng cũng gặp phải! Tự nhiên có người ở đâu nhảy ra ngay bên cạnh chị Tư Gia, dọa chị ấy sợ gần chết, ha ha ha!]

[Trịnh Thanh: Nhưng chẳng lẽ đây chính là vụ có quỷ mà đạo diễn Diêm nói à, tôi cảm giác vẫn được? Chỉ hơi giật mình một tí, không ảnh hưởng đến chuyện chúng ta làm nhiệm vụ.]

[Lương Nghệ: Đúng vậy, bọn tôi đi qua một cái là xong, không thấy người nọ đuổi theo hay là muốn cướp chìa khóa của chúng ta.]

Mấy người nói chuyện trên trời dưới đất, trong khung trò chuyện nhóm Wechat hiển thị thời gian thực đã trôi qua trong phòng phát sóng trực tiếp, khán giả ở khu bình luận đều có thể trông thấy được.

Trước đó bên nhóm bốn người cũng nói, họ đã gặp được Tạ Lĩnh Hy rồi.

Nhưng liên qua đến vấn đề NPC mà họ nhắc đến, Nguyễn Tụng và Nhậm Khâm Minh vẫn cảm thấy có chỗ nào đó không ổn.

Vì một khi đã tìm ra được biện pháp giải quyết, chủ đề bệnh viện "Ma quái" này sẽ ngay lập tức trở nên dễ dàng hơn, bọn họ cũng không gặp phải bất cứ một cản trở nào.

Nguyễn Tụng muốn tới hỗ trợ bèn tiện tay nhắn một câu vào nhóm.

[Nguyễn Tụng: Giờ mọi người vẫn còn ở trên tầng 2 sao, tôi với Nhậm Khâm Minh qua đó tìm mọi người.]

Kết quả nhóm chat một giây trước còn đang trò chuyện tưng bừng, sau khi Nguyễn Tụng gửi đi một câu như vậy, chỉ giây sau, chỉ trong nháy mắt nhóm chat đã im bặt, năm người bên kia cũng không thấy có chút phản hồi nào.

Nguyễn Tụng thoát ra vào lại mấy lần, không ngừng xác nhận lại biểu tượng Wechat ở góc trên bên trái của mình, tưởng bên mình mất sóng, nhưng lật sang vào thử mấy trang web thì lại không sao cả, anh chỉ đành bảo Nhậm Khâm Minh lấy điện thoại ra, nhắn vào trong nhóm.

[Nhậm Khâm Minh:? Còn đấy không?]

Vẫn không có người đáp lại.

Hai người đổi sang gửi tin nhắn âm thanh rồi cả inbox riêng cũng không nhận được bất cứ phản hồi nào.

Giống như năm người kia đã bốc hơi khỏi thế gian.

Nhậm Khâm Minh lại bắt đầu căng thẳng: "Chúng ta thật sự phải đi lên tìm họ à..."

Loanh quanh dưới tầng một còn đỡ, một khi đi lên tầng hai, thì chính là một nơi hoàn toàn mới toanh, chưa được biết đến.

Trời mới biết, lúc Nhậm Khâm Minh biết tin nhóm bốn người chủ động chọn đi lên trên tầng, hắn và Nguyễn Tụng chỉ cần tìm kiếm dưới tầng một, trong lòng đã vui mừng thế nào.

Dù sao trong hoàn cảnh này, phải đi xuyên qua một nơi vừa chật hẹp vừa tối tăm như cầu thang với hành lang, thật sự là một thử thách tâm lý không hề nhỏ.

Nhưng Nguyễn Tụng liếc nhìn thời gian chỉ còn lại có một nửa trên đồng hồ: "Đúng là trên tầng tín hiệu không được tốt, lúc trước Tạ Lĩnh Hy gửi tin nhắn âm thanh cho chúng ta cũng lúc được lúc không. Cứ lên trên xem thử đi, cũng không thể ngồi không chờ chết ngoài cổng lớn được."

Bà xã đã lên tiếng rồi, Nhậm Khâm Minh có không muốn thì vẫn phải đi theo.

Trước khi đi còn không quên nhặt lại thanh gỗ bị hắn ném bay ban nãy về.

Bệnh viện này nói lớn không lớn, nói nhỏ không nhỏ.

Hành lang giữa các dãy phòng có rẽ quẹo thế nào trông cũng đều na ná nhau.

Không có định vị Wechat hỗ trợ, hai người chỉ có thể cầm đèn pin nghiên cứu bản đồ, cộng thêm kinh nghiệp chạy lạc ban nãy của Nhậm Khâm Minh, cuối cùng mới miễn cưỡng tìm được một lối đi dẫn lên trên tầng hai.

Trong lúc đó bọn họ vẫn không ngừng thử nhắn tin, liên hệ với mọi người trên Wechat.

Nhưng kết quả vẫn không có gì khác trước, không có lấy một người đáp lời.

Trong bệnh viện, bốn phía im lặng như tờ, hoàn toàn không nghe thấy tiếng động có nhân viên đi lại ở tầng trên.

Bọn họ càng tới gần chỗ cầu thang đen kịt, tim Nhậm Khâm Minh cũng đập mỗi lúc một nhanh hơn.

Mắt thấy Nguyễn Tụng không hề phòng bị gì, cứ thế định trực tiếp cất bước đi vào vùng bóng tối kia, Nhậm Khâm Minh không hiểu sao lại nhíu mày, dùng sức kéo anh trở lại, không ngừng hỏi: "Thật sự phải đi lên à... Hay là chúng ta ra chỗ cửa chính thử hai chiếc chìa mình tìm được trước đi, nhỡ mà có thể mở được cửa luôn thì sao?"

Ekip chương trình cũng không có quy định, họ phải tìm đủ cả bốn chiếc chìa khóa, chỉ nói phải tìm được chìa khóa thật, mở được dây xích ở cổng chính.

Nếu hai chiếc trong tay họ đúng lúc có một chiếc là thật, thì cũng bớt cho năm người kia phải tốn công tốn sức, loay hoay trên lầu cố tìm cái cuối cùng.

Trước chuyện phải thay đổi hoàn cảnh, Nhậm Khâm Minh rõ ràng rất sợ hãi, cho nên hắn lựa chọn hành vi trốn tránh, mặc kệ chuyện sẽ bị khán giả chê cười.

Nhưng tình hình thực tế lúc này lại là, khán giả trên khu bình luận công khai không hẹn mà cùng hét "A a a a a", ai nấy đều cầu xin Nguyễn Tụng nghe lời Nhậm Khâm Minh một lần.

[SOS đã cứu mạng tôi, thầy Nguyễn, thầy thương chó nhát gan nhà này một lần đi!! Sợ hãi.jpg]

[Đừng đi lên, đừng đi lên, đừng đi lên, đi lên là toang đó! Trái tim nhỏ bé của tui ban nãy như ngừng đập luôn, hai tay chắp trước ngực.jpg x3]

[Chó nhát gan lần này nói đúng á, xin anh đó thầy Nguyễn, chạy mau đi!!!]

[Tại sao trên đời lại có người muốn thử thách nhân tâm ở ngay địa phương quỷ quái này vậy chứ, Diêm Tùng Hàng đúng là chó. Đúng. Là. Chó, mỉm cười.jpg]

[A a a a, tui thật sự bị làm cho sốt hết cả ruột rồi đây, Chó con, anh khiêng bà xã của mình chạy luôn đi! Chạy nhanh ra cửa mà thử chìa khóa đi!!]

[Đúng đúng, hiện giờ tốt xấu gì vẫn có hai cái, chờ lát nữa có khi nửa cái cũng không còn ấy chứ... Chó con ôm chân.jpg]

[Thầy Nguyễn ơi, cậu xem cầu thang này vùa tối vừa dốc, trông đáng sợ chết được, nhỡ mà không cẩn thận va quệt vào đâu hay vấp ngã thì sao, hay là chúng ra đừng lên nữa ha, có được không? QAQ]

Thực ra Nguyễn Tụng hoàn toàn không dũng cảm như mọi người nghĩ.

Vốn anh cũng do dự khi quyết định đi lên lầu, nhưng mà tổng cộng bảy người bọn họ đi vào đây, có đến năm người đột nhiên biến mất không chút tăm hơi, thực sự là quá kỳ quặc, không đi lên nhìn một cái thì hình như không ổn lắm.

Nhưng rõ ràng hôm nay chỉ số sợ hãi của Nhậm Khâm Minh đã tăng theo cấp số nhân, hắn khẩn khoản cầm chặt lấy tay anh không muốn buông ra, chỉ thiếu điều chưa viết luôn hai chữ "Không muốn" lên trên trán.

Nguyễn Tụng nhìn vẻ mặt xoắn xuýt hiếm thấy của hắn, sau đó lại nhìn thời gian còn lại trên máy bấm giờ.

Nửa tiếng.

Từ đây đây đi vòng lại chỗ cửa chính cùng lắm cũng chỉ mất mười phút đồng hồ, đi thử chìa khóa trước cũng không phải không được.

Cân nhắc một hồi, câu đồng ý của Nguyễn Tụng vừa mới lên đến cổ họng, còn chưa kịp thốt ra thì đột nhiên lại nghe thấy có tiếng gọi từ phía trên đầu cầu thang chật hẹp vang lên, còn mang theo cả âm vọng: "Khâm Minh? Anh Tụng?"

Thanh âm kia trầm thấp mơ hồ, xuyên thấu từ trên xuống dưới, như thế cùng lúc xuất hiện từ bốn phương tám hướng, khiến người ta khó lòng phân biệt, rốt cuộc nó phát ra từ tầng nào, cứ như vậy đột ngột xuất hiện, không hề có dấu hiệu báo trước.

Chuông cảnh báo trong lòng hai người gần như cùng một lúc vang lên.

Tựa như có một loại trực giác nào đó đang mạch bảo, thậm chí ngay cả chuyện đối phương gọi "Anh Tụng" cũng quên không sửa lại, chỉ chần chờ ngước mặt ngó lên trên: "... Tạ Lĩnh Hy à?"

Trong lúc chờ đối phương đáp lời, hai người nắm chặt lấy tay nhau, điều mà họ thắc mắc bây lâu trong lòng đã mơ hồ có đáp án.

Nói thật, chân Nhậm Khâm Minh lúc này đã muốn nhũn ra rồi, nhưng hắn vẫn cố kiên trì ôm chặt lấy Nguyễn Tụng, đẩy anh ra phía sau lưng mình.

Mà Tạ Lĩnh Hy cũng giống hệt như mấy người đột nhiên biến mất trong nhóm Wechat, chỉ gọi đúng một tiếng, sau đó không có sau đó nữa.

Đã vậy bên này lại không có cái cửa sổ nào, cả dãy hành lang dài thẳng tắp không có lấy một tia sáng.

Nguyễn Tụng và Nhậm Khâm Minh chỉ dám đứng ở chân cầu thang, rọi đèn pin lên trên, nhưng nửa cái bóng người cũng không trông thấy.

Ngay lúc Nhậm Khâm Minh không nhịn nổi, đang định hỏi đối phương đang ở đâu thêm lần nữa.

Thì cái người họ vốn nghĩ nên xuất hiện trên tầng hai hoặc tầng ba gì đó, lại đột nhiên đặt đèn pin ở dưới cằm mình chiếu hất lên, xuất hiện ở nơi chỉ cách họ vẻn vẹn có nửa cái cầu thang! Chống tay vào lan can nhìn xuống.

Nói: "Không phải tôi ở ngay đây sao, không nhìn thấy à?"

Hai người bị Tạ Lĩnh Hy dọa sợ chết khiếp, trực tiếp ngồi phịch xuống sàn.

Giống như nhân vật chính trong phim ma, cứ nghĩ quỷ sẽ xuất hiện ở phía trước, nào ngờ vừa bật đèn lên, quay đầu đã phát hiện, thực ra quỷ đang ở rất gần mình!

Nhân viên âm thanh có kinh nghiệm lần trước, rất nhanh đã chuẩn bị sẵn sàng vào tư thế, chỉ chờ Nguyễn Tụng mở miệng là lập tức ấn nút "Làm nhiễu sóng".

"Tôi xxxxx, Tạ Lĩnh Hy, anh xxx đang làm cái xx gì vậy!"

Nguyễn Tụng và Nhậm Khâm Minh vừa ngã xuống lại lần lượt bò dậy khỏi mặt đất, khoảng cách của Tạ Lĩnh Hy với bọn họ gần hơn dự đoán, khiến hai người vô cùng thiếu cảm giác an toàn nhanh chóng lui ra phía ngoài.

Cũng chính lúc này, bọn họ mới để ý, quần áo Tạ Lĩnh Hy mặc bên trong đò bảo hộ, hóa ra là một cây đen, hòa vào trong bóng tối một cách hoàn mỹ, y mở đèn pin, tỏ ra hết sức vô tội tiếp cận hai người: "Hai cậu không phải tới tìm bọn tôi à? Sao bây giờ lại muốn chạy rồi?"

Nhậm Khâm Minh che kín Nguyễn Tụng phía sau mình, hai người cùng lùi dần về phía sau: "Tại sao cậu lại cởi đồ phòng hộ ra? Đừng có tới đây, bốn người kia đâu!"

Tạ Lĩnh Hy bơ câu hỏi của Nhậm Khâm Minh, vẫn giữ dáng vẻ vô tội không biết gì tiến lại gần hai người: "Bọn họ ở trên tầng, điện thoại bị mất sóng nên bảo tôi xuống đón hai người."

Dần dần, tốc độ rút lui của hai người trên màn hình không đuổi kịp tốc độ lại gần của Tạ Lĩnh Hy.

Khoảng cách càng lúc càng gần, bầu không khí cũng càng lúc càng căng thẳng, Nguyễn Tụng lần thứ hai chỉ xuống vị trí dưới chân ý, cảnh cáo x2: "Đã bảo cậu đừng có lại gần rồi mà!"

Tạ Lĩnh Hy rốt cuộc cũng đứng lại, giơ hai tay lên, trên mặt nở một nụ cười vô hại: "Được rồi, nếu anh Tụng đã nói tôi không được cử động... Vậy tôi đành phải bắt đầu truy đuổi thôi!"

Nói xong, ba người gần như chạy đi cùng một lúc.

Thế cục cân bằng vi diệu cuối cùng cũng bị đánh vỡ.

Tạ Lĩnh Hy đuổi theo ở phía sau, Nguyễn Tụng bị Nhậm Khâm Minh kéo chạy như bay, vừa chạy miệng vừa không quên thăm hỏi Diêm Tùng Hàng.

"Quỷ" là trước đó người này nhắc căn bản không phải là nhân viên công tác, mà chính là Tạ Lĩnh Hy được cài vào trong nhóm bọn họ ngay từ lúc bắt đầu.

_______________________

Tác giả có lời muốn nói:

Chó Diêm: Hề hề hề.

Nguyễn Tụng tiếp tục bị làm nhiễu âm: Cái xxxx con xx nhà nó!

- --

[1] Câu này lấy xuất phát từ Tô Tần liệt truyện trong sử ký Tư Mã Thiên, khi đó nước Tề suy yếu, không dám đánh Tần nên Tô Tần đã thuyết phục Tề Tuyên Vương rằng thành Lâm Truy có 70 vạn hộ dân, mỗi hộ không thể không có 3 nam đinh, như vậy Tề Vương đã có 210 vạn quân, Tề Tuyên Vương tin lời nên đã đồng ý tham gia liên minh đánh Tần. Cách lý giải này của Tô Tần là không chính xác, vì không tính đến trường hợp có người già yếu bệnh tật, không thể ra trận. Từ đó câu nói này dùng để chỉ những ý tưởng không thực tế, thiếu tính khách quan. Tuy nhiên người đời cũng ngưỡng mộ khả năng du thuyết của Tô Tần, có thể nói từ chết thành sống, cho nên câu nói này về sau mang cả nghĩa tích cực và tiêu cực. Nghĩa tích cực là dám làm, biết núi có hổ mà đi trên núi; nghĩa tiêu cực là bốc đồng, liều lĩnh, liều lĩnh.

(Tôi mò được phần Tô Tần liệt truyện ở bên dưới nè, gốc câu 3721 trong truyện là chỗ tôi ghi đậm ý. Cả chuyện nó dài lắm, thím nào thích thì đọc cũng được, đọc để thấy não các cụ ngày xưa toàn sỏi, mình bây giờ mà có đầu óc bằng 1/10 thôi thì chắc cũng làm nhà ngoại giao được.)

(Bonus cho các thím cái bản đồ thời chiến quốc, để minh họa cho mấy đoạn dài ngoằng Tô Tần nói bên dưới.)

chapter content
Sử ký Tư Mã Thiên ghi lại như sau:

Tô Tần người thành Lạc Dương, nhà Đông Chu. Tầ sang Đông tìm thầy ở nước Tề, theo học Quỉ Cốc tiên sinh. Đi du thuyết vài năm bị khốn cùng quá nên trở về. Anh em, chị dâu, em gái, thê thiếp đều chê cười, nói:

- Người đất Chu xưa nay chỉ cốt lo làm ăn, chăm việc công thương, cốt lấy cái lợi hai phần mười. Nay ông bỏ việc gốc mà lo khua môi múa mép, có khốn cũng là đáng lắm?

Tô Tần nghe vậy xấu hổ, tự cảm thương mình. Bèn ngồi nhà đóng cửa không đi ra. Tần đem sách ra xem hết và nói:

- Kẻ sĩ đã cúi đầu học thầy, thế mà vẫn không được tôn quý vinh hiển, đọc sách nhiều để mà làm gì?

Tần bèn tìm được quyển âm phù sách của nhà Chu, cúi cổ đọc một năm trời đã tìm ra được "thuật thăm dò", nói:

- Chuyến này có thể thuyết phục vua đương thời đây.

Tẩn xin nói chuyện với Chu Hiển Vương. Những người thân cận của Hiển Vương vốn biết Tô Tần học thức kém, đều khinh và không tin. Tô Tần đi về hướng Tây đến nước Tần. Tần Hiếu Công đã mất. Tần nói chuyện với Huệ Vương:

- Tần là nước hiểm yếu, bốn phía có núi bao quanh, có công Vị cắt ngang như cái đai. Phía Đông có Hàm Cốc quan, gông Hoàng Hà; phía Tây có đất Hán Trung; phía Nam có đất Ba, đất Thục; phía Bắc có ấp Mã, quận Đại. Đấy là kho trời. Với một nước dân đông, kẻ sĩ nhiều như nước Tần mà dạy binh pháp cho họ thì có thể thôn tính thiên hạ, xưng đế mà trị được.

Tần Vương nói:

- Lông cánh chưa đủ, không thể bay cao; đạo lý chưa rõ ràng không thể thôn tính các nước được.

Tần vừa mới giết Thương Ưởng nên ghét kẻ biện sĩ, không dùng Tô Tần. Tô Tần bèn đi về hướng Đông, đến nước Triệu. Triệu Túc Hầu cho con là Thành làm tướng quốc, gọi là Phụng Dương Quân. Phụng Dương Quân không ưa Tô Tần. Tô Tần đi sang nước Yên. Sau hơn một năm mới được vào nói chuyện với Yên Văn Hầu. Tô Tần nói:

- Nước Yên ở phía Đông giáp với Triều Tiên, Liêu Đông; phía Bắc có các nước Lâm, Hồ, Lâu Phiền; phía Tây có các quận Vân Trung, Cửu Nguyên; phía Nam có các sông Hô Đà, Dịch Thủy. Đất vuông hơn hai nghìn dặm; binh sĩ mặc áo giáp vài mươi vạn người; xe sáu trăm cỗ, ngựa sáu nghìn con, thóc chứa chỉ dùng được vài năm. Phía Nam có núi Kệ Thạch, núi Nhạn Môn đầy sản vật; phía Bắe có cây táo, cây lật lắm hoa lợi, dân dẫu không cày cấy nhưng nhờ cây táo cây lật cũng đủ sống. Vì vậy người ta gọi nó là kho trời: Kể về mặt yên vui vô sự, không thấy cảnh tượng quân thua tướng chết, thì không nước nào hơn nước Yên. Đại vương có biết vì sao thế không? Nước Yên sở dĩ không bị giặc xâm lấn, không phải lo việc binh đao là vì có nước Triệu che ở mặt Nam vậy. Tần với Triệu đánh nhau năm lần, Tần hai lần thắng mà Triệu ba lần thắng. Tần và Triệu làm cho nhau chết mà nhà vua lại đem tất cả toàn bộ nước Yên để chống giữ ở phía sau, cho nên nước Yên không bị xâm lấn. Vả lại, Tần muốn đánh Yên thì phải vượt qua hai quận Vân Trung và Cửu Nguyên, đi qua hai quận Đại và Thượng Cốc, đất dài vài nghìn dặm, dẫu có lấy được thành nước Yên, tưởng Tần rốt cục cũng không thể nào giữ được. Việc Tần không làm hại được Yên, thực là hiển nhiên vậy. Trái lại, nếu triệu đánh Yên thì ra lệnh không đầy mười ngày, đã có vài mươi vạn quân đóng ở ấp Đông Viên. Quân Triệu vượt qua sông Hồ Đà Dịch Thủy, không đầy bốn năm ngày đã đến kinh đô nước Yên. Cho nên nói Tần đánh Yên thì đánh ở ngoài nghìn dặm; còn Triệu đánh Yên là đánh ở trong trăm dặm là như vậy. Không lo diều đáng sợ trong trăm dặm mà chú trọng ở ngoài nghìn dặm, thì thực là sai lầm! Vì thế cho nên xin đại vương kết thân và hợp tung với nước Triệu, hợp thiên hạ làm một thì nước Yên chắc chắn sẽ chẳng có gì phải lo!

Văn Hầu nói:

- Ông nói phải đấy, nhưng nước tôi nhỏ, phía Tây sát nách nước Triệu mạnh, phía Nam gần nước Tề, Tề và Triệu đều là những nước mạnh, nếu quả thật ông muốn hợp tung để làm cho nước Yên được yên ổn thì quả nhân xin đem cả nước theo.

Văn Hầu bèn cấp cho Tô Tần xe, ngựa, vàng, lụa dể đi đến nước Triệu.

Lúc này ở nước Triệu, Phụng Dương Quân đã chết. Tô Tần nhờ vậy được nói chuyện thẳng với Triệu Túc Hầu:

- Lâu nay, trong thiên hạ, từ các khanh tướng, các quan cho đến kẻ sĩ áo vải đều kính phục đạo nghĩa của đại vương, đều muốn vâng theo lời dạy, bày tỏ lòng trung thành trước mặt đại vương, nhưng vì Phụng Dương Quân ghen ghét lại cản trở công việc nên tân khách du sĩ không ai dám bày tỏ hết lòng thành ở trước mặt đại vương. Nay Phụng Dương Quân đã qua đời, đại vương mới lại gần gũi kẻ sĩ và dân chúng. Cho nên thần mới dám dâng điều ý nghĩ ngu muội của mình. Theo như thần trộm nghĩ, đối với đại vương, không gì bằng dân sống yên ổn vô sự và không bày việc bắt dân phải làm. Yêu dân gốc ở chỗ chọn nước bạn mà giao hiếu. Chọn đúng thì dân được yên; chọn không đúng thì dân suốt đời không yên. Thần xin nói về mối lo bên ngoài: nếu Tần và Tề làm hai nước thù địch thì dân không được yên; nếu dựa vào Tề đánh Tần thì dân cũng không được yên. Cho nên mưu đánh chúa người, chinh phạt nước người, thường khổ ở chỗ nói ra lời dể cắt đứt tình giao hiếu của người. Mong đại vương cẩn thận, chớ nói ra miệng. Thần chỉ xin phân biệt trắng đen để rõ phải trái mà thôi. Đại vương nếu quả thực nghe lời thần thì nước Yên thế nào cũng phải đem dâng đất đai sản xuất ra lông thiên, áo cừu, chó ngựa; nước Tề thế nào cũng phải đem dâng biển sản xuất ra cá và muối; nước Sở thế nào cũng phải đem dâng vườn sản xuất ra quệt, bưởi; Có thể bắt nước Hàn, nước Ngụy, đất Trung Sơn nộp đất, các bậc phụ huynh họ hàng nội ngoại dều có thể được phong hầu. Vì muốn cắt đất của người ta, chiếm lấy nguồn lợi của người ta cho nên Ngũ Bá đã đánh bại quân địch, bắt tướng địch; vì muốn phong hầu cho họ hàng nên các vua Thành Thang, Vũ Vương đã tranh giành thiên hạ, đuổi vua Kiệt, giết vua Trụ. Nay thần xin trình bày ý nghĩ khiến đại vương có thể chắp tay ngồi yên không làm gì mà được cả hai điều ấy. Nếu bây giờ đại vương theo Tần thì thế nào Tần cũng làm yếu nước Hàn, nước Ngụy; đại vương theo Tề thì thế nào Tề cũng làm yếu nước Sở, nước Ngụy. Nếu Ngụy yếu thì phải cắt đất Hà Ngoại; Hàn yếu thì phải dâng đất Nghi Dương. Đất Nghi Dương đã dâng thì con đường Thượng Quận bị chặn; đất Hà Ngoại bị cắt thì đường sá không thông; Sở bị yếu thì không có viện binh. Về chước ấy không thể không suy sâu nghĩ ĩ. Nay Tần đem quân xuống Chỉ Đạo thì Nam Dương bị nguy. Tần cướp lấy Hàn, bao bọc kinh dô của Chu thì nước Triệu phải cầm binh, Tần chiếm giữ Vệ, lấy được Kỳ Quyền thì Tề thế nào cũng phải vào chầu Tần. Tần đã được Sơn Đông thì thế nào cũng đem quân nhằm dành Triệu. Quân của Tần vượt Hoàng Hà qua sông Chương giữ thành Ba Ngô, thế nào binh sĩ cũng đánh nhau ở gần Hàm Đan. Đó là cái điều mà thần lo cho nhà vua đấy. Trong lúc này các nước ở miền Sơn Đông, không nước nào mạnh bằng nước Triệu. Nước Triệu đất vuông hơn hai nghìn dặm, người mặc áo giáp vài mươi vạn, xe nghìn cỗ, ngựa vạn con, thóc dùng được vài năm. óphía Tây có núi Thường Sơn; phía Nam có sông Chương; phía Đông có sông Thanh Hà; phía Bắc có nước Yên. Nước Yên vốn là nước yếu không đáng sợ. Các nước trong thiên hạ không nước nào Tần ghét bằng nước Triệu. Thế nhưng Tần không dám đem binh đánh Triệu là tại làm sao? Là vì sợ Hàn, Ngụy đánh ở sau lưng. Thế thì Hàn, Ngụy là cái phên che ở phía Nam cho Triệu. Tần đánh Hàn, Ngụy không có núi to, sông lớn ngăn cản cứ lấn dần như tằm ăn lá dâu đến sát kinh đô mới thôi. Hàn, Ngụy không chống được Tần thế nào cũng phải vào thần phục Tần. Tần một khi không phải bận về Hàn và Ngụy thì Triệu thế nào cũng bị tai vạ. Đó là điều thần lấy làm lo cho đại vương đấy. Thần nghe nói phần đất vua Nghiêu không đến ba phu(l), vua Thuần không có một thước đất mà có cả thiên hạ; vua Vũ không có nhóm một trăm người mà làm vương chư hầu; vua Thang, vua Vũ, kẻ sĩ chẳng quá ba nghìn người, xe không quá ba trăm cỗ, quân chẳng quá ba vạn người mà làm được thiên tử. Chỉ vì họ giữ đúng đạo nghĩa của họ. Cho nên vị vua sáng ở ngoài thì nắm vững kẻ địch mạnh hay yếu; ở trong thì lượng xem binh sĩ giỏi hay kém, không cần đợi khi quân hai bên chạm trán, mà trong bụng đã biết rõ ai thắng ai bại, ai mất ai còn, chứ đâu bị lời của người thường làm mờ tối, quyết đoán công việc một cách hồ đồ? Thần trộm xét địa đồ thiên hạ, thì đất của chư hầu rộng gấp năm lần đất của nước Tần; ước tính quân của chư hầu thì đông gấp mười lần quân của nước Tần. Nếu sáu nước họp làm một, chung sức về hướng Tây để đánh Tần, thì Tần phải tan vỡ. Nhưng nay chư hầu lại ngoảnh mặt về Tây mà thờ, xưng thần với Tần. Phàm việc đánh bại người, so với việc bị người đánh bại; bắt người phải thần phục, so với việc phải thần phục người là khác nhau một vực một trời. Những người du thuyết chủ trương hên hoành, đều muốn cắt đất của chư hầu để nộp cho Tần. Nếu Tần được, thì họ sẽ được đài tạ cao, cung thất đẹp, tai nghe tiếng đàn sáo, đằng trước có cổng lầu, xe cộ, đằng sau có gái giỏi người đẹp. Nước nhà họ bị cái nạn nước Tần nhưng họ cũng mặc kệ. Thế cho nên những kẻ chủ trương liên hoành ngày đêm cốt lấy uy quyền của Tần hăm dọa chư hầu để đòi cắt đất. Xin đại vương nghĩ việc đó cho chín. Thần nghe vị vua sáng thì cắt đứt nghi ngờ gạt bỏ lời gièm pha bác bỏ những lời rêu rao không căn cứ, bịt lối gây dựng bè đảng. Cho nên thần mới được bày tỏ ở trước nhà vua cái kế làm cho vua được tôn, binh được mạnh. Thần trộm mưu tính hộ đại vương, không gì bằng hợp tung với Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Yên, Triệu làm một để chống lại Tẩn. Khiến tướng quân, tể tướng trong thiên hạ họp nhau ở trên sông Hoàn Thủy, đưa con tin cho nhau, giết ngựa trắng cùng ăn thề, ước với nhau rằng: "Hễ Tần đánh Sở thì Tề, Ngụy đều đem quân tinh nhuệ ra để giúp Sở, quân Hàn cắt đứt đường vận lương của Tần, quân Triệu vượt qua Hoàng Hà, Chương Thủy, quân Yên giữ phía Bắc núi Thường Sơn. Nếu Tần đánh Hàn, Ngụy thì quân Sở cắt đứt phía sau quân Tần; Tề đem quân tinh nhuệ ra giúp Hàn, Ngụy, quân Triệu vượt sông Chương, quân Yên ở giữ Vân Trung. Nếu Tần đánh Tề thì quân Sở cắt đứt ở phía sau quân Tần; quân Hàn giữ Thành Cao; quân Ngụy chặn đường của quân Tần; quân Triệu vượt qua Hoàng Hà đến Bác Khuyết; Yên đem quân tinh nhuệ ra để giúp Tề. Nếu Tần đánh Yên thì quân Triệu giữ Thường Sơn; quân Sở dòng ở Vũ Quan; quân Tề vượt qua Bột Hải: Hàn, Ngụy đều đem quân ra giúp nước Yên. Nếu Tần đánh Triệu thì Hàn đóng quân ở Nghi Dương; Sở đóng quân ở Vũ Quan; Ngụy đóng quân ở Hà Ngoại; Tề vượt qua sông Thanh Hà; Yên đem quân tinh nhuệ ra giúp Triệu. Chư hầu có nước nào không theo lời ước, thì quân năm nước cùng đánh nước lấy. Sáu nước hợp tung, thân thiện với nhau để chống Tần thì quân của Tần chắc chắn không dám ra khỏi cửa Hàm Cốc để làm hại vùng Sơn Đông. Như thế thì làm nên cơ nghiệp bá vương(2).

Triệu Vương nói:

- Quả nhân ít tuổi, trị nước chưa lâu, chưa hề được nghe mưu kế lâu dài của xã tắc. Nay thượng khách có ý muốn bảo tồn thiên hạ, làm chư hẩu được yên, quả nhân xin đem cả nước theo.

Triệu Vương bèn sắm xe lịch sự trăm cỗ, vàng ròng một ngàn dật, ngọc bích trắng một trăm đôi, gấm vóc một ngàn tấm để ước hẹn với chư hầu.

Lúc bấy giờ, thiên tử nhà Chu cho đưa phần thịt tế vua Văn, vua Vũ cho Tần Huệ Vương. Huệ Vương sai Tề Thủ đánh Ngụy, bắt tướng của Ngụy là Long Giả, lấy đất Điêu Âm của Ngụy, lại muốn kéo quân sang miền Đông. Tô Tần sợ quân của Tần kéo đến Triệu bèn trêu tức Trương Nghi để đưa Nghi vào Tần. Rồi Tô Tần đi du thuyết với Tuyên Huệ Vương:

- Nước Hàn ở phía Bắc có đất Củng Lạc, Thành Cao kiên cố, phía Tây có Nghi Dương, Thương Bản hiểm trở, phía Đông có các huyện Uyên, Nhương và sông Vị; phía Nam có núi Hình Sơn. Đất vuông hơn chín trăm dặm, tướng sĩ mặc giáp vài mươi vạn người. Những cung bền nỏ cứng trong thiên hạ đều do Hàn sản xuất. Nỏ của mán Khê Tử và hai thứ nỏ "thời lực", "cự lai" của thiếu phủ làm đều bắn xa ngoài sáu trăm bộ. Quân nước Hàn giơ chân đạp cánh nỏ rồi bắn, trăm phát không nghỉ. Người ở xa thì bị tên xuyên suốt ngực, người ở gần thì mũi tên bắn trúng tim. Kiếm và kích của quân Hàn đều sản xuất ở núi Minh Sơn. Các thanh kiếm "Đường Khê", "Mặc Dương", hợp Phựt, "Đặng Sư", "Uyển Phùng",! Long Uyển", "Thái A" đều ở trên cạn thì chém đứt trâu ngựa, ở dưới nước thì chặt phăng hộc, nhạn, chống kẻ địch thì chém được áo giáp bền, cái che cánh tay bằng sắt. Bao da, dây một không thiếu thứ gì. Lấy quân nước Hàn dũng cảm, mặc giáp bền, bắn nỏ cứng, đeo gươm sắc, thì một người đương được trăm người, không cần phải nói. Nay với một nước mạnh như nước Hàn, một vị vua hiền như đại vương mà lại chịu ngoảnh mặt về phía Tây thờ nước Tần, khoanh tay chịu phục tùng, khiến xã tắc xấu hổ và làm trò cười cho thiên hạ, thật không gì hơn thế. Cho nên xin đại vương nghĩ cho chín. Đại vương đã thờ Tần, Tần thế nào cũng đòi đất Nghi Dương, Thành Cao. Năm nay đem dâng đất ấy thì sang năm họ lại đòi cắt đất nữa. Nếu cho thì không có đất để cung cấp, không cho thì cổng lao trước kia bị bỏ đi mà chịu lấy cái họa sẽ đến. Vả lại đất của đại vương có lúc hết mà sự đòi hỏi của Tần thì không bao giờ thôi. Lấy cái đất có lúc hết để đương với sự đòi hỏi không thôi, thế nghĩa là mua oán chuộc vạ, không đánh nhau mà đất đã bị cắt rồi. Thần nghe ngạn ngữ có câu: " Thà làm miệng gà chứ không làm đít trâư(3). Nay ngoảnh mặt về phía Tây, khoanh tay mà thần phục Tần, có khác gì làm đít trâu không? Hiền như đại vương, lại có quân của nước Hàn vững mạnh, thế mà lại mang cái tiếng "đít trâu", thần trộm lấy làm thẹn cho đại vương!

Bấy giờ Hàn Vương nét mặt hằm hằm, xắn tay áo, trừng đôi mắt, vỗ gươm, ngửa lên trời, thở dài nói:

- Quả nhân tuy kém cỏi, nhưng không thể nào không thờ Tần được. Nay ngài đem lời dạy của Triệu Vương khuyên ta, ta xin kính dâng xã tắc để theo.

Tô Tần lại thuyết Ngụy Vương:

- Đất của đại vương phía Nam có ngòi Hồng Câu, các huyện Trần, Như Nam, Hứa, Yến, Côn Dương, Thiệu Lăng, Vũ Dương, Tân Đô, Tân Thê; phía Đông có quận Hoài, quận Dĩnh, đất Chứ Tảo, đất Vô Tư; phía Tây có Trường thành làm giới hạn; phía Bắc có đất Hà Ngoại, Quyển Diễn, Toan Tảo. Đất đai vuông ngàn dặm. Đất tiếng là nhỏ, nhưng ruộng nương, nhà cửa chi chít không có chỗ nào là đồng cỏ bãi chăn; nhân dân đông, xe ngựa nhiều, ngày đêm đi không ngớt, rầm rập như ba quân ra trận. Thần trộm ước lượng nước của đại vương không kém gì nước Sở. Những bọn du thuyết chủ trương liên hoành, cứ dụ nhà vua giao kết với nước Tần là loài hổ lang để xâm chiếm thiên hạ. Nếu độtnhiên nước Tần gây họa nạn thì họ không đoái gì đến tai vạ của nước. Cậy thế của nước Tần mạnh để bên trong ép chủ của mình(4) là rất nặng tội. Nước Ngụy là một nước mạnh trong thiên hạ. Nhà vua là vị vua hiền trong thiên hạ. Nay nhà vua lại có ý ngoảnh mặt về hướng Tây để thờ Tần, xưng làm đông phiên, xây dựng đế cung cho Tần, nhận đai mũ của Tần, mùa xuân mùa thu nộp lễ vật cho Tần để tế. Thần trộm lấy làm xấu hổ cho đại vương. Thần nghe Việt Vương Câu Tiễn có ba nghìn quân mệt mỏi mà bắt được Phù Sai ở Can Toại; Vũ Vương có ba nghìn quân, trăm cỗ xe trận mà thắng được vua Trụ ở Mục Dã; binh sĩ của họ có nhiều đâu? Chỉ vì họ biết làm nổi uy thế của mình mà thôi. Nay trộm nghe quân của đại vương có vũ sĩ hai mươi vạn người, quân đội khăn xanh hai mươi vạn người, quân cầm kích hai mươi vạn người, quân nấu bếp nuôi ngựa mười vạn, xe sáu trăm cỗ, ngựa năm nghìn con. Như thế là hơn hẳn Câu Tiễn, Vũ Vương. Thế mà đại vương lại nghe lời quần thần, muốn làm tôi thờ nước Tần. Nếu thờ Tần thì thế nào cũng phải cắt đất dâng cho nó để tỏ lòng thành thực, cho nên binh chưa dùng mà nước đã hao hụt rồi. Phàm những bầy tôi nói thờ Tần đều là kẻ gian, không phải trung thần đâu. Làm tôi lại cắt đất của vua mình để cầu bên ngoài, trộm cái công một thời mà không đoái nghĩ đến ngày sau. Phá nhà công để thành của tư, ngoài cậy thế của nước Tần mạnh để trong ép vua mình đòi cắt đất Xin đại vương xét kĩ cho. Chu Thư nói "Thấy nó kéo dài mà không dứt, thì nó sẽ ăn lan khắp nơi, còn làm gì được nữa. Khi còn nhỏ như sợi tơ không cắt, đến sau sẽ phải dùng búa rìu. Nếu không lo cho xong cái mối lo trước, thì, sau này khi gặp Vạ lớn còn biết làm thế nào. Nếu đại vương quả thực nghe lời thần, sáu nước hợp tung, đồng tâm góp sức, một ý một lòng, thì nhất định không phải lo về nước Tần mạnh. Cho nên Triệu Vương của tệ ấp sai thần dâng kế ngu dại, trình ước minh bạch, xin đại vương dạy cho.

Ngụy Vương nói:

- Quả nhân ngu xuẩn, chưa hề được nghe lời chỉ giáo sáng suốt, nay ông đã lấy lời của Triệu Vương dạy ta, ta xin kính đem cả nước theo.

Tô Tần bèn sang Đông thuyết Tề Tuyên Vương:

- Nước Tề phía Nam có núi Thái Sơn, phía Đông có núi Lạng Gia, phía Tây có sông Thanh Hà, phía Bắc có bể Bột Hải; thế gọi là nước bốn mặt đều hiểm yếu. Nước Tề có đất vuông hơn hai nghìn dặm, quân tướng mặt áo giáp vài mươi vạn, thóc gạo chất cao như gò núi, ba quân giỏi, lính của năm nhà tiến nhanh như mũi dào, mũi tên, đánh dữ như sấm chớp, thôi mau như mưa gió. Khi có việc quân, chưa hề phải đem quân đi theo núi Thái Sơn, vượt sông Thanh Hà, qua bể Bột Hải. Trong vùng Lâm Tri có bẩy vạn hộ, thần trộm tính mỗi hộ có khoảng ba người con giai, thì ba lần bảy là hai mươi mốt vạn, không cần phải lấy người ở huyện xa, chỉ riêng quân ở Lâm Tri cũng đã được hai mươi mốt vạn rồi. Vùng Lâm Tri rất giàu lại đầy đủ. Dân ở đấy, không ai là người không biết thổi sáo, đánh dàn cầm, đàn sắt, đánh trúc, nuôi gà chọi, có chó săn, đánh cờ, đánh cầu. Trên đường Lâm Tri trục xe chạm nhau, vai người đụng nhau, vạt áo liền nhau thành màn, tay áo giơ lên thành lều, mồ hôi vẩy thành mưa. Nhà giàu, người đủ, chí cao, khí hăng. Nay có vua hiền như đại Vương, nước mạnh như nước Tề, thiên hạ không ai địch nổi, thế mà lại ngoảnh mặt về phía Tây để thờ nước Tần, thần trộm thẹn thay cho đại vương. Vả lại, Hàn, Ngụy sở dĩ thấy sợ Tần là vì bờ cõi tiếp giáp nước Tần. Đem quân ra để đánh nhau thì không quá mười ngày mà tình thế thắng bại, mất còn, đã quyết định. Hàn, Ngụy đánh được Tần, thì quân tổn mất nủa, bốn cõi không giữ được. Đánh mà không thắng thì nguy vong theo ngay đằng sau. Cho nên Hàn, Ngụy coi nặng việc đánh nhau với Tần mà coi nhẹ việc làm tôi nước Tần. Trái lại, Tần đánh Tề thì không thế. Nó phải đi theo đất nước Hàn, nước Ngụy, qua đường Dương Tấn của nước Vệ, đi tắt lối hiểm huyện Càng Phủ. Xe không đi hàngdôi, ngựa không đi ngang nhau được, trăm người giữ hiểm, nghìn người không dám đi qua. Tần muốn vào sâu, nhưng nhớn nhác nhìn lại sợ Hàn, Ngụy đánh sau lưng mình. Vậy cho nên nó nơm nớp, ngần ngại chỉ làm bộ dọa, chứ không dám tiến. Như thế rõ ràng là Tần không làm hại được Tề. Nay nhà vua không xét kỹ chỗ Tần không làm gì được Tề, lại muốn ngoảnh mặt hướng Tây thờ Tần, điều đó chứng tỏ mưu kế của quần thần là sai. Nay không phải mang cái tiếng thờ Tần lại được cái thực là nước mạnh, đó là điều thần xin dại vương xét kỹ cho.

Tề Vương nói:

- Quả nhân mờ ám, ở cái nước về cõi Đông xa xôi nơi góc bể chân trời, chưa hề được nghe lời dạy bảo. Nay túc hạ đem lời của Triệu Vương bảo cho, quả nhân xin đem cả nước theo.

Tô Tần bèn đi về phía Tây Nam, thuyết Sở Uy Vương:

- Sở là nước mạnh trong thiên hạ, nhà vua là vị vua hiền trong thiên hạ. ở phía Tây có quận Kiềm Trung, quận Vu; phía Đông có đất Hạ Châu, Hải Dương; phía Nam có hồ Động Đình, quận Thương Ngô; phía Bắc có cửa ải Hình, đất Tuần Dương. Đất đai rộng hơn năm nghìn dặm, tướng sĩ mặc áo giáp trăm vạn người, xe nghìn cỗ, ngựa vạn con, thóc gạo đủ chi dùng mười năm. Đó là cái vốn để làm bá làm vương. Nước Sở mạnh như vậy, nhà vua lại hiền như vậy thì thiên hạ không ai địch nổi, thế mà nhà vua lại muốn ngoảnh mặt về hướng Tây dể thờ Tần. Như thế thì như hầu còn ai chẳng ngoảnh mặt về Tây mà chầu ở dưới đài Chương Đài của Tần kia chứ! Tần ghét nhất là Sở. Sở mạnh thì Tần yếu. Tần mạnh thì Sở yếu. Thế của hai nước không thể cùng đứng. Cho nên đối với đại vương, không gì bằng hợp tung để cô lập Tần. Đại vương không hợp tung, Tần tất đem hai đạo quân ra cửa Vũ Quan, một đạo xuống Kiểm Trung. Thế thì đất Yến, đất Sính phải rung động. Thần nghe nói: trị từ lạc nó chưa loạn, làm từ lúc nó chưa có. Gặp hoạn nạn đến rồi mới lo thì không kịp nữa. Cho nên đại vương sớm tính cho chín di. Nếu đại vương nghe thần, thần xin báo các nước miền Sơn Đông dâng thức hiếm bốn mùa, tuân theo lời dạy bảo sáng suốt của đại vương, trao tất cả xã tắc, tôn. miếu để theo, rèn luyên quân sĩ, cổ võ khích lệ binh lính để cho đại vương dùng. Nếu đại vương quả dùng ngu kế của thần thì người đẹp, giọng nói hay của Hàn, Ngụy, Tề, Yên, Triệu, Vệ sẽ đầy hậu cung; lạc đà, ngựa tốt của Yên, Đại tất sẽ đầy chuồng ngoài. Cho nên hợp tung thì Sở làm vương, liên hoành thì Tần làm đế. Nay bỏ cơ nghiệp bá vương mà mang cái tiếng thờ người, thần trộm cho đại vương làm thế là không phải. Nay Tần là nước hùm sói, có ý nuốt thiên hạ. Tần là kẻ thù của thiên hạ. Những kẻ theo chước hên hoành đều muốn cắt chư hầu để thờ Tần, tức là như người ta nói nuôi cừu địch mà thờ kẻ thù vậy. Họ làm tôi người ta nhưng lại cắt đất của vua mình eho nước ngoài, làm eho nước Tần hùm sói thêm mạnh, xâm lấn thiên hạ. Nếu bỗng nhiên nước Tần gây loạn, thì họ không hề đoái ngh đến tai vạ của nước mình. Bên ngoài, họ dùng cái thế của nước Tần mạnh để bên trong ép vua mình cắt đất. Thật là không việc gì đại nghịch bất trung cho bằng. Cho nên hợp tung thì chư hầu cắt đất để thờ Sở; liên hoành thì Sở cắt đất để thờ Tần. Hai kế ấy cách nhau một vực một trời. Trong hai kế ấy đại vương dùng kế nào Vì thế Triệu Vương nước tôi sai tôi sang trình ngu kế, bày minh ước, xin đại vương dạy cho.

Sở Vương nói:

- Nước của quả nhân phía Tây giáp giới với Tần. Tần có ý lấy Ba, Thục, Hán Trung. Tần là nước hùm sói không thể thân được, mà Hàn, Ngụy thì lo ngay ngáy về Tần, ta không thể bàn mưu kế sâu xa với họ được. Nếu bàn mưu kế sâu xa với họ chỉ sợ họ phản lại để hùa với Tần. Cho nên mưu chưa đưa ra mà nước đã bị nguy rồi. Quả nhân tự liệu, nếu Sở đánh Tần thì không thắng nổi. ở trong bàn mưu với quần thần thì không thể nhờ cậy được. Quả nhân ăn không ngon, nằm không yên, bụng phập phồng như lá cờ treo chơi vơi, không biết bám vào đâu. Nay ông muốn hợp nhất thiên hạ, tập hợp chư hầu, bảo tồn cái nước đang bị nguy, quả nhân xin đem nước nhà để theo...

Kết quả, sáu nước hợp tung và cùng chung sức. Tô Tần là người cầm đầu hợp tung, kiêm làm tể tướng sáu nước. Khi về Bắc để báo cáo với Triệu Vương, Tô Tần đi qua Lại Dương, chư hầu đem xe ngựa đưa đón rầm rập ngang bậc vương giả.

Chu Hiển Vương nghe thấy thế sợ hãi, sai sửa dọn đường cho quân ra ngoài thành úy lạo Tô Tần. Anh em vợ và chị dâu của Tô Tần, liếc trông Tô Tần không dám ngẩng lên nhìn, cứ cúi đầu, nép mình chầu chực dâng thức ăn. Tô Tần cười bảo chị dâu:

- Sao trước kia chị ngạo ngược mà bây giờ lại cung kính như thế

Chị dâu khúm núm, úp mặt xuống đất, xin lỗi:

- Vì thấy chú có ngôi cao, của nhiều.

Tô Tần thở dài than:

- Cũng cái thân này, nhưng lúc phú quý thì họ hàng sợ hãi, khi bần tiện thì họ hàng khinh rẻ, huống gì mọi người? Vả lại nếu ta có vài khoảnh ruộng gần thành Lạc Dương thì làng sao còn được đeo ấn tể tướng của sáu nước?

Tô Tần bèn phân tán nghìn vàng cho họ hàng bè bạn. Trước kia khi Tô Tần sang Yên, có vay một trăm quan tiền làm vốn, đến khi được phú quý, Tô Tần bèn lấy một trăm nén vàng đền trả. Tần báo đáp tất cả những người mình dã mang ơn. Riêng có một người theo Tô Tần chưa được báo đáp mới tự nói trước mặt Tô Tần. Tô Tần nói:

- Ta không phải quên ngươi đâu. Ngươi cùng ta đến nước Yên, hai ba lần ngươi muốn bỏ ta trên sông Dịch Thủy. Lúc bấy giờ, ta khốn cùng, cho nên oán ngươi nhiều. Vì thế mới báo đáp ngươi sau.

Người này cũng được báo.

Tô Tần sau khi giao ước với sáu nước hợp tung, bèn trở về Triệu. Triệu Túc Hầu phong Tô Tần làm Vũ An Quân, và tuyên bố ước thư cho Tần biết. Quân Tần không dám ra cửa Hàm Cốc nhòm ngó trong mười lăm năm. Sau Tần sai Tê Thủ lừa dối Tề, Ngụy cùng Tần đánh Triệu, muốn để phá ước hợp tung. Tề, Ngụy đánh Triệu, Triệu Vương trách Tô Tần, Tô Tần sợ, xin đi sứ Yên, quyết làm hại Tề.

Tô Tần rời khỏi Triệu, ước hợp tung tan.

Tần Huệ Vương gả con gái cho thái tử nước Yên. Năm ấy Văn Hầu chết. Thái tử lên thay, tức là Yên Dịch Vương. Dịch Vương mới lên ngôi, Tề Tuyên Vương nhân nước Yên có tang, đánh nước Yên lấy mười thành. Dịch Vương bảo Tô Tần:

- Ngày trước tiên sinh đến nước Yên, tiên vương cấp tiền cho tiên sinh sang yết kiến nước Triệu, kết quả hợp tung được sáu nước. Nay Tề đầu tiên đánh Triệu, rồi đến đánh Yên. Nước Yên vì tiên sinh mà bị thiên hạ cười. Tiên sinh có thể lấy lại được đất Yên bị cướp không?

Tô Tần thẹn quá nói rằng:

- Xin lấy lại hộ nhà vua.

Tô Tần ra mắt Tề Vương, lạy hai lạy, cúi xuống chúc mừng, nhưng ngẩng đầu lên(5) lại phúng điếu.

Tề Vương nói:

- Sao mà chúc mừng và phúng điếu theo nhau chóng thế,

- Thần nghe người đói không ăn phụ tử non vì ăn nó vào thì càng đầy bụng mà chết, kết quả cũng khổ như chết đói Nay Yên tuy nhỏ yếu nhưng nó là con rể của Tần Vương. Đại vương tuy được mười thành của Yên nhưng làm kẻ thù muôn đời với nước Tần mạnh. Việc này khiến cho nước Yên yếu làm hàng quân đi trước, còn nước Tần mạnh yểm hộ ở sau để chiêu tập tinh binh trong thiên hạ, tức là cùng một loại với việc ăn phụ tử non đấy.

Tề Vương đổi sắc mặt nói:

- Thế thì làm thế nào?

Tô Tần nói:

- Thần nghe nói người xưa giỏi ứng phó thì chuyển tai vạ thành phúc, nhân thất bại làm công. Nếu đại vương thực nghe kế của thần thì hãy trả ngay cho Yên mười thành. Yên vô cớ được mười thành thế nào cũng mừng. Người ta bảo "bỏ mối thù hằn, được tình giao hiếu bền vững" là thế đấy. Nay Yên, Tần đều thờ Tề thì đại vương ra hiệu lệnh cho thiên hạ, ai dám không nghe. Thế là đại vương theo nước Tần bằng lời nói suông, dùng mười thành mà lấy được thiên hạ, ấy là cơ nghiệp bá vương đó.

Tề Vương nói:

- Phải.

Rồi trả cho Yên mười thành.

Có người nói xấu Tô Tần:

- Ông ta là người tôi tráo trở, lo xoay xở tìm cách bán nước, chí sẽ làm loạn.

Tô Tần sợ có tội, quay về, nhưng Yên lại không cho làm quan nữa.

Tô Tần yết kiến Yên Vương nói:

- Thần là kẻ quê mùa ở Đông Chu, không có chút công cán gì mà nhà vua bái thần ở miếu, kính lễ thần ở triều. Nay thần vì nhà vua làm lui quân nước Tề, lấy được mười thành, đáng lẽ phải được gần gũi nhà vua hơn trước, tại sao thần về, nhà vua lại không cho thần ra làm quan? Chắc là có kẻ nói với nhà vua rằng thần bất tín để hại thần. Thần mà bất tín là phúc của nhà vua đấy. Thần nghe nói trung tín là dể vì mình; tiến thủ là để vì người(6). Vả lại điều thần nói với Tề Vương không phải là lừa dối đâu. Thần bỏ mẹ già ở Đông Chu, cố nhiên là bỏ chuyện vì mình mà lo chuyện tiến thủ đấy. Nay có người hiếu như Tăng Sâm, liêm như Bá Di, tín như Vĩ Sinh, được cả ba người ấy thờ nhà vua thì thế nào.

Yên Vương nói:

- Đủ lắm rồi.

Tô Tần nói:

- Người hiếu như Tăng Sâm thế nào cũng không rời cha mẹ một đêm ở ngoài. Nhà vua làm sao có thể khiến họ đi bộ nghìn dặm để thờ ông vua nguy khốn của nước Yên nhỏ yếu? Người liêm như Bá Di thế nào cũng làm người nối ngôi của nước vua Cô Trúc, không chịu làm quan của Vũ Vương không chịu phong hầu mà chết đói ở dưới núi Thú Dương. Người liêm như thế, nhà vua làm sao sai họ đi bộ hàng nghìn dặm để mưu việc tiến thủ ở Tề? Người tín như Vĩ Sinh, hẹn với người con gái đến ở dưới cầu, người con gái không lại, nước lên đến nơi, anh ta cũng không đi, ôm cột cầu mà chết. Người có tín như thế, nhà vua làm sao sai khiến được họ đi bộ ngàn dặm, làm lui quân mạnh của Tề? Thần nói vì trung tín mà có tội với người trên là thế đấy?

Yên Vương nói:

- Đó là không trung tín mà thôi, lẽ nào có người vì trung tín mà phải tội?

Tô Tần nói:

- Không phải thế, thần nghe có người đi làm quan ở xa, vợ tư thông với người khác. Người chồng sắp về, kẻ gian phu lo sợ Người vợ nói: "Chớ lo, tôi đã làm rượu thuốc đợi nó rồi". Được ba ngày, người chồng về thực. Người vợ sai người thiếp đem rượu mời chồng uống. Người thiếp muốn nói rượu có thuốc độc thì sợ bà chủ bị đuổi; không nói thì sợ ông chủ bị chết. Nó bèn giả vở ngã làm đổ mất rượu. Ông chủ giận lắm, đánh người thiếp năm chục roi. Cho nên người thiếp ngã đổ mất rượu, trên bảo toàn được ông chủ, dưới bảo toàn được bà chủ, nhưng vẫn không khỏi bị roi vọt.

Yên Vương nói:

- Tiên sinh lại về chức cũ.

Vua Yên hậu đãi Tô Tần. Mẹ Dịch vương là vợ Văn Hầu tư thông với Tô Tần. Yên Vương biết việc đó, nhưng càng hậu đãi Tô Tần. Tô Tần sợ bị giết bèn nói với Yên Vương:

- Thần ở Yên, không thể khiến cho Yên được trọng, nhưng nếu ở Tề thì Yên thế nào cũng được trọng.

Yên Vương nói:

- Tùy ý tiên sinh.

Rồi Tô Tần vờ nói đắc tội với Yên, nên chạy trốn sang Tề. Tề Tuyên Vương cho Tô Tần làm khách khanh. Khi Tuyên Vương chết, Mẫn Vương lên ngôi. Tô Tần bảo Mẫn Vương chôn cất hậu để tỏ là hiếu, xây nhà cao, mở vườn rộng để tỏ là đắc ý. Tô Tần muốn phá hoại Tề để giúp Yên. Dịch Vương nước Yên chết. Yên Khoái Vương lên làm vua. Về sau, nhiều đại phu nước Tề cùng Tô Tần tranh giành sự tin yêu của nhà vua, nên sai người đâm Tô Tần, Tô Tần không chết, bị thương nặng bỏ chạy. Tề Vương sai người tìm hung thủ nhưng không bắt được. Tô Tần gần chết, nói với Tề Vương:

- Thần chết, xin dùng xe xé xác thần mà rao ở chợ: "Tô Tần vì Yên làm loạn ở Tề". Như thế thì thế nào cũng bắt được hung thủ giết thần.

Tề Vương bèn làm như lời Tô Tần, quả nhiên kẻ giết Tô Tần tự ra nhận. Tề Vương nhân đó giết kẻ đâm chết Tô Tần.

Vua Yên nghe biết chuyện, nói:

- Tề báo thù cho Tô Tần đến thế là cùng!

Tô Tần chết rồi, việc vỡ lở. Tề sau nghe tin ấy, giận Yên, Yên sợ lắm.

Em của Tô Tần là Đại, em của Đại là Lệ thấy anh được phú quý cũng đều bắt chước học du thuyết. Lúc Tô Tần chết, Đại xin yết kiến Yên Vương, muốn nối tiếp việc cũ. Đại nói:

- Thần là người quê mùa ở Đông Chu, trộm nghe tín nghĩa của đại vương, nên mặc dầu ngu dốt cũng bỏ cày bừa để đi tìm đại vương. Đến Hàm Đan được thấy tận mắt, khác xa điều tai nghe. Khi ở Đông Chu, thần trộm tự phụ về chí hướng mình. Nhưng lúc đến triều đình nước Yên, xem quần thần, hạ lại của đại vương, biết đại vương là bậc vua sáng trong thiên hạ.

Yên Vương nói:

- Ngươi nói vua sáng là thế nào?

Đại nói:

- Thần nghe đấng vua sáng cốt nghe điều lỗi lầm không muốn nghe điều hay của mình. Thần xin mách bảo điều lỗi lầm của bệ hạ. Tề, Triệu là kẻ thù của nước Yên. Nay bệ hạ thờ kẻ thù để đánh lại nước bạn của mình, đó không phải là điều làm lợi cho nước Yên. Bệ hạ tự nghĩ xem. Thế là tính sai. Nếu không biết can ngăn thì không phải là kẻ trung thần.

Yên Vương nói:

- Tề cố nhiên là kẻ thù của quả nhân mà quả nhân muốn đánh. Chỉ lo nước mỏi mệt, sức không đủ. Nếu nhà ngươi có thể lấy Yên đánh Tề được thì quả nhân xin đem nước giao cho ngươi.

- Thiên hạ có bảy nước đánh nhau, mà Yên ở vào hạng nước yếu. Một mình đánh thì không được, nếu dựa vào đâu thì được đấy tôn trọng. ở phía Nam dựa vào Sở thì được Sở tôn trọng; ở phía Tây dựa vào Tần thì được Tần tôn trọng; ở giữa dựa vào Hàn, Ngụy thì được Hàn, Ngụy tôn trọng. Vả lại nếu nước mình dựa vào nước nào mà được tôn trọng, tất nhiên đại vương cũng được tôn trọng. Nay vua Tề đã lớn tuổi mà lại tự phụ. Phía Nam đánh Sở năm năm, quân sĩ mỏi mệt: phía Bắc đánh nhau với Yên, ba quân bị thua mà bắt được hai tướng. Thế mà còn đem những binh sĩ còn lại, hướng về phía Nam đánh Đại Tống có năm nghìn cỗ xe, để bao gồm mười hai chư hầu. Vua thì muốn được đất, nhưng kiệt lực, có gì đáng khen. Vả thần nghe nói đánh nhau luôn thì dân nhọc, quân đi lâu thì sức mệt.

Yên Vương nói:

- Ta nghe nước Tề có sông Tề trong, sông Hà đục có thể giữ vững, có thành dài, đê lớn đủ để che chở. Có thực thế không?

Đại nói:

- Thiên thời không cho, dẫu có sông Tề, sông Hà cũng không giữ vững được; sức dân nhọc, dẫu có thành dài đê lớn cũng không che chở được. Vả lại ngày trước, Tề không đóng quân ở Tế Tây là để đề phòng nước Triệu đấy; không đóng quân ở Hà Bắt là để phòng bị nước Yên. Nay Tế Tây, Hà Bắc đó có binh lính đồn thú hết, trong nước đã mệt nhọc. Phàm vị vua kiêu ngạo thì thế nào cũng ham lợi. Bầy tôi vong quốc thì thế nào cũng tham tiền. Nếu bệ hạ không lấy làm nhục, đưa con yêu, em ruột, chú họ làm con tin, lấy châu báu, ngọc lụa để biếu tả hữu, thì họ sẽ cảm ơn nước Yên mà khinh bỉ nước Tống đã mất. Như vậy Tề có thể mất thôi.

Yên Vương nói:

- Ta đành phải phó thác con cho trời vậy.

Yên Vương bèn sai một người con sang làm con tin ở nước Tề. Rồi Tô Lệ nhờ con của Yên Vương làm con tin ở Tề, xin yết kiến Tề Vương. Tề Vương oán Tô Tần, toan bỏ tù Tô Lệ. Con của Yên Vương làm con tin xin lỗi hộ Tô Lệ mới thôi. Lệ bèn hiến thân làm quan ở nước Tề.

Tướng của Yên là Tử Chi thông gia với Tô Đại, muốn nắm quyền hành ở Yên, bèn sai Đại sang hầu con tin của Yên ở Tề. Tề sai Đại báo cáo với Yên. Yên Vương Khoái hỏi:

- Tề Vương có thể làm bá chăng?

Đại nói:

- Không thể được.

- Sao thế

- Tề Vương không tin tôi của mình.

Từ đấy Yên Vương chuyên dùng Tử Chi, sau đó nhường ngôi cho ông ta.

Nước Yên loạn to. Tề đánh Yên, giết Khoái cùng Tử Chi.

Nước Yên lập Chiêu Vương làm vua. Tô Đại, Tô Lệ không dám về Yên, rút cục đều về với Tề, được Tề hậu đãi. Tô Đại qua nước Ngụy. Ngụy vì nước Yên bắt Đại. Tề sai người bảo vua Ngụy:

- Tề xin lấy đất của Tống để phong cho Kinh Dương Quân(7). Tần nhất định sẽ không nhận. Không phải Tần không có lợi nếu giao hiếu với Tề và nhận được đất Tống đâu; mà vì Tần không tin Tề Vương và Tô Đại. Nay Tề với Ngụy xích mích nhau đến thế, thì Tề không dối Tần, Tần sẽ tin Tề. Tề với Tần hợp nhau, Kinh Dương Quân có đất của Tống, đó không phải là điều lợi cho Ngụy. Cho nên chẳng bằng nhà vua cho Tô Từ sang Đông, Tần thế nào cũng nghi Tề và không tin Tô Tử. Tề, Tần không hòa hợp, thiên hạ không biến đổi, và việc đánh Tề hình thành?

Ngụy bèn thả Tô Đại ra.

Đại sang Tống, Tống đãi Đại tử tế. Tề đánh Tống, Tống nguy cấp. Tô Đại bèn đưa thư cho Yên Chiêu Vương nói:

- Đông vào hàng nước có hàng vạn cỗ xe mà phải gửi con tin ở Tề thì danh hèn mà quyền nhẹ(8); giúp Tề đánh Tống thì nhọc dân mà tốn của. Phá Tống mà làm hại đất Hoài Bắc to lớn và béo bở thì kẻ thù là Tề sẽ thêm mạnh mà nước mình thì sẽ bị hại. Ba việc ấy đều làm cho nước nguy to vậy. Vả lại bệ hạ làm điều dó là muốn để giữ tín với Tề, nhưng Tề lại càng không tín bệ hạ, càng ghét Yên. Thế là bệ hạ mưu tính sai. Nay nước Tống có thêm đất Hoài Bắc là nó thành một nước mạnh có vạn cỗ xe đấy; mà nước Tề lại kiêm tính cả, thế là thêm một nước Tề vậy. Bắc Di đất vuông bảy trăm dạm mà thêm nước Vệ, nước Lỗ thì sẽ thành một nước mạnh có vạn cỗ xe đấy; mà nước Tề lại kiêm tính cả, thế là thêm hai nước Tề. Với một nước Tề mạnh, Yên còn nhớn nhác không chống được; nay có ba nước Tề ở gần Yên thì tai vạ tất lớn. Tuy nhiên người khôn ngoan thì biến họa thành phút, chuyển bại thành thắng. Nước Tề cũng như tấm lụa trắng xấu đem nhuộm màu tía(9) mà giá gấp mười. Việt Vương Câu Tiễn nương mình ở Cối Kê, quay trở lại đánh tan nước Ngô mạnh, làm bá chủ thiên hạ. Đó là đều nhân họa thành phúc, chuyển bại thành thắng. Muốn thế thì không gì bằng giữ Tề làm bá mà tôn nó, sai sứ đi tuyên thệ với nhà Chu, đốt phù của Tần mà nói: "Cái kế hay nhất là phá Tần"; thứ nữa là phục tùng theo Tề. Nếu như nhà vua phục tùng theo Tề thì vua Tần thế nào cũng lo lắng. Nước Tần đã đánh các nước chư hầu năm đời nay thế mà nay địa vị của nó ở dưới nước Tề thì nó sẽ tức. Chí của vua Tần là phải làm sao cho nước Tề cùng khốn, dù có phải đem toàn lúc trong nước ra làm nó cũng không tiếc. Thế thì tại sao nhà vua không sai hiệp sĩ nói với Tần Vương như thế này: "Yên, Triệu, Tống làm cho nước Tề được béo bở, tôn Tề mà làm kẻ dưới của Tề, Yên, Triệu không được lợi gì ở điều đó. Yên, Triệu không được lợi nhưng vẫn phải làm, vì không tin Tần Vương. Thế thì sao bệ hạ không khiến người đáng tin cậy đế tiếp thu Yên, Triệu, khiến Kinh Dương Quân, Cao Lăng Quân làm con tin trước khi Yên, Triệu, Tần có biến cố. Thế thì Yên, Triệu sẽ tin Tần. Tần làm đế phương Tây, Yên làm đế phương Bắc, Triệu làm đế ở giữa. Lập ba đế để ra mệnh lệnh cho thiên hạ; Hàn, Ngụy không nghe thì Tần đánh; Tề không nghe thì Yên, Triệu đánh; thiên hạ eòn ai dám không nghe? Thiên hạ đã nghe theo thì nhân thế mà thúc Hàn, Ngụy đánh Tề, bảo: "Phải trả lại đất cho Tống, trả đất Hoài Bắc cho Sở". Tề trả đất cho Tống, trả Hoài Bắc cho Sở, thế là Yên, Triệu lợi đấy. Ba đế đứng ngang nhau là điều Yên, Triệu mong muốn. Về sự thực thì được hưởng lợi; về mặt tôn quí thì được mãn nguyện. Yên, Triệu sẽ bỏ Tề đễ dàng như rút giày vậy. Nay nếu không tiếp thu Yên, Triệu thì nghiệp bá của Tề tất thành. Chư hầu nghe theo Tề mà hệ hạ không theo thế là nước bị đánh đấy. Chư hầu nghe theo Tề mà bệ hạ theo họ, thế là mang tiếng hèn đấy. Nay tiếp thu Yên, Triệu thì nước dược yên mà danh được tôn; không tiếp thu Yên, Triệu thì nước bị nguy mà mang tiếng hèn. Bỏ địa vị yên ổn tôn quý, mà mang lấy địa vị nguy vong, hèn hạ, người khôn ngoan không làm. Tần Vương nghe câu nói ấy tất như đâm vào ruột. Sao bệ hạ không sai biện sĩ đem câu nói khó chịu ấy nói với Tần thì tất Tần nghe theo, thế nào cũng đánh được Tề. Tần nghe theo thì sự giao hiếu được gắn bó, đánh Tề là điều ích lợi chính đáng. Tôn trọng sự giao hiếu gắn bó, lo điều ích lợi chính đáng là việc của bậc thánh vương đấy".

Yên Vương khen thư của Đại, nói:

- Tiên nhân đã từng chịu ơn họ Tô. Vì có loạn Tử Chi nên Tô Tần bỏ Yên di. Yên muốn báo thù Tề, ngoài họ Tô thì không ai làm được.

Bèn sai mời Tô Đại, lại đối đãi tử tế, cùng Đại mưu đánh Tề. Kết quả phá được Tề. Mẫn Vương phải chạy. Sau đó ít lâu, Tần mời Yên Vương, Yên Vương muốn đi. Tô Đại nói với Yên Vương:

- Sở được đất Chỉ mà nước Sở mất; Tề được nước Tống mà nước Tề mất. Tại sao Tề, Sở không thể lấy đất Chỉ, nước Tống để thờ Tần? Đó là vì Tần thù kẻ có công. Tần lấy được thiên hạ không phải là làm việc nghĩa mà làm việc bạo đấy. Tần làm việc bạo và nói thẳng với thiên hạ. Họ nói với Sở rằng: "Giáp binh của đất Thục đi thuyền trên sông Vấn, theo nước lũ mùa hạ mà xuống sông Giang chỉ năm ngày là đến đất Sính. Giáp binh của Hán Trung đi thuyền ra sông Ba, theo nước lũ mùa hạ mà xuống sông Hán, thì chỉ bốn ngày là đến bãi Ngũ Chừ. Quả nhân tập hợp giáp binh ở phía Đông huyện Uyển rồi đi xuống ấp Tùy. Người khôn hết đường xoay xở kẻ dũng sĩ hết cách trổ tài; quả nhân đánh Sở như bắt chim ưng, nhất định là được. Nhà vua lại còn muốn chờ thiên hạ đánh Hàm Cốc ư? Thế thì xa xôi quá? Vì thế cho nên Sở Vương mười bảy năm nay thờ Tần. Tần nói thẳng với Hàn rằng: "Ta dấy quân ở đất Thiếu Khúc, một ngày là chặn ngang núi Thái Hàng. Ta dấy binh ở Nghi Dương rồi đánh vào Bình Dương thì chỉ hai ngày là tất cả đều rung chuyển. Ta qua hai Chu(10) rồi đánh vào trịnh, thì chỉ năm ngày là lấy được nước Trịnh". Hàn cho là phải, cho nên thờ Tần. Tần nói thẳng với Ngụy rằng: "Ta đánh lấy An ấp, chặn Nữ Kích, Hàn Thị, Thái Nguyên, Quyển; ta xuống Chỉ Đạo, Nam Dương, Phong, Ký, bao vây thành của hai Chu, nhân nước ỉu mùa hạ, đi thuyền nhẹ, mang nỏ khỏe ở phía trước, giáo sắc ở phía sau. Ta khơi chằm Huỳnh Trạch thì Ngụy không còn Đại Lương; khơi bến Bạch Mai thì Ngụy không còn Ngoại Hoàng, Tế Dương; Khơi bến Túc Tư thì Ngụy không còn Khư, Đốn Khâu; trên đường bộ thì đánh Hà Nội; đường thủy thì diệt Đại Lương". Ngụy cho là phải cho nên thờ Tần. Tần muốn đánh An ấp, sợ Tề cứu An ấp, thì giao đất Tống cho Tề và nói: "Tống Vương vô đạo, làm người bằng gỗ để viết tên quả nhân, rồi bắn vào mặt. Quả nhân ở xa không tiện đánh. Vương đánh lấy được đất Tống cũng như chính quả nhân đánh được đất ấy. Sau khi đã đánh lấy An ấp, Tần sẽ nhân đấy bắt tội Tề về việc phá Tống. Tần muốn đánh Hàn, sợ thiên hạ cứu Hàn thì giao Tề cho thiên hạ mà nói rằng: "Tề Vương bốn lần hẹn với quả nhân thì bốn lần lừa dối quả nhân. Đã ba lần Tề quyết tâm cầm đầu thiên hạ để đánh quả nhân. Có Tề thì không có Tần, có Tần thì không có Tề; phải đánh Tề, phải tiêu diệt Tề". Sau khi đã được Nghi Dương, Thiếu Khúc đến Lan Trạch, Tần sẽ buộc thiên hạ về cái tội đã đánh phá Tề. Tần muốn đánh Ngụy, nhưng lo ngại Sở, bèn lấy Nam Dương giao cho Sở, nói rằng: "Quả nhân thế nào cũng sẽ tuyệt giao với Hàn. Sở hãy giữ lấy Quân Lăng, chẹn đất Manh ách, nếu có lợi cho Sở thì cũng như có lợi cho quả nhân. Khi Ngụy đã bỏ nước thân thiện mà hợp với Tần, Tần sẽ nhân lấy việc Sở chẹn Manh ách mà bắt tội Sở. Sau đó, khi quân Ngụy bị nguy khốn ở Lâm Trung, và các nước Yên, Triệu mạnh lên, thì Tần lại hứa lấy tiêu Đông giao cho Yên, lấy Tế Tây giao cho Triệu và sau đó, Triệu giảng hòa với Ngụy, đưa công tử Diên là con tin Tần nhờ có Tê Thủ (tướng quốc nước Ngụy - ND) liên binh với Ngụy để đánh Triệu nhưng bị quân Triệu đánh bại ở Tiều Thạch, bị tổn thất nặng nề ở Dương Mã. Tần bèn làm ra vẻ kính trọng Ngụy, hứa cho nó đất Diệp, đất Thái, nhưng bản thân mình thì lại giảnghòa với Triệu để khi nào mình xâm chiếm Nglly thì không bị Triệu cản trở, và gặp lúc khó khăn thì sai em của Thái hậu là Nhương Hầu cầu hòa. Còn nếu thắng Ngụy thì sẽ lừa cả mẹ và cậu. Tần trách Yên thì bảo là vì Giao Đông, trách Triệu thì bảo là vì Tế Tây, trách Ngụy thì bảo là vì Diệp Thái, trách Sở thì bảo là vì Manh ách, trách Tề thì bảo vì Tống. Cái lối ấy tức là nói quẩn nói quanh như cái vòng tròn, dùng binh như đâm khâu thấu. Mẹ không ngăn được, cậu không giữ được. Trong những trận đánh ở Long Cổ, Ngạn Môn, Phong Lăng, Cao Thương, Triệu Trang, Tần giết dân của Tam Tấn(11) đến vài trăm vạn. Nay những người còn sống đều là những người mồ côi, cha bị quân Tần giết. Nhà vua xem những trận ngoài Tây Hà và ở đất Thượng Lạc, tai vạ ở Tam Xuyên, Tấn Quốc, đã làm thiệt hại một nửa Tam Tấn! Tai vạ Tần gây ra to lớn là như thế đấy? Thế mà kẻ du thuyết của Yên, Triệu đến Tấn, đều tranh nhau thuyết phục vua mình thờ Tần. Đó là điều thần rất lo.

Yên Chiêu Vương không đi nữa. Tô Đại lại được tôn trọng ở Yên. Yên sai Đại đi giao ước với chư hầu, cùng hợp tung như thời Tô Tần. Có nước theo, có nước không theo, nhưng thiên hạ từ đấy vẫn tôn kính ước tung của họ Tô. Đại và Lệ đều được sống lâu mới chết, danh tiếng lừng lẫy ở chư hầu.

3. Thái sử công nói:

- Ba anh em Tô Tần đều đi du thuyết các nước chư hầu, danh tiếng lừng lẫy. Thuật của những người ấy giỏi về quyền biến. Tô Tần bị phản gián mà chết, thiên hạ đều cười Tô Tần mà kiêng học thuyết ấy của Tần. Song đời nói về Tô Tần nhiều điều quái lạ, có việc gì kỳ quặc một chút là cứ gán cho Tô Tần. Tô Tần nổi dậy từ chốn làng xóm, hợp tung sáu nước. Điều đó chứng tỏ trí thức của ông ta có chỗ hơn người. Cho nên tôi trình bày việc làm của ông ta theo thứ tự thời gian, không để cho ông ta chỉ mang tiếng xấu thôi vậy.

...........................................

(1). Phu: 100 mẫu, ba phu là ba trăm mẫu.

(2). Trong những đoạn du thuyết của Tô Tần thấy rõ cái thuật "thăm dò"; nắm vững tình hình, xét tất cả mọi mặt, tìm đúng chỗ hở mà thuyết phục.

(3). Ý nói lên ở trước cái nhỏ, không nên ở sau cái lớn.

(4). Tức là ép nhà Chu.

(5). Một thủ đoạn để làm người ta chú ý. Lúc này Tô Tần không còn nghĩ đến việc chống Tần nữa.

(6). Lời nói tiêu biểu cho cái tâm lý trắng trợn, vô luân lý của bọn đi du thuyết.

(7). Em của vua Tần.

(8). Chính Tô Đại khuyên vua Yên gửi con làm con tin ở Tề, rồi sau đó lại nói nhà vua làm thế là sai.

(9). Vua Tề thích màu tía, cho nên tục nước Tề chuộng màu ấy. Ý nói Tề bên ngoài có vẻ mạnh nhưng thực ra thì không phải.

(10). Hai Chu là Đông Chu và Tây Chu.

(11). Tam Tấn: Triệu, Hàn, Ngụy.