Dương Phàm cũng cho rằng việc để cho con trai của Hoàng Thái tử rời về Trường An trước tiên đối với bách tính thiên hạ mà nói thì đúng là một tín hiệu chính trị tích cực. Thân phận của bọn họ có tính chính trị cao hơn những người con của Tương Vương. Nhưng Hoàng đế lại phái tới năm người con của Tương Vương. Nay nghe thấy Uyển Nhi nhắc tới mới hiểu rõ được nội tình trong đó.
Uyển Nhi nói:
- An Lạc nghe nói Hoàng đế phái phu quân của nàng ấy đến Trường An bèn cầu xin Võ Sùng Huấn cho theo cùng, Võ Sùng Huấn trước giờ luôn chiều theo ý của An Lạc, không dám làm trái, đương nhiên là sẽ thuận ý. Thánh nhân biết chuyện thì rất không hài lòng mới phái năm người con của Tương Vương cùng tới.
An Lạc là con chính thất của Hoàng Thái tử, Võ Tắc Thiên vốn định phái con trai của Võ Tam Tư và con trai của Hoàng Thái tử đại diện cho Hoàng thân quốc thích đến thành Trường An trước tiên. Nhưng An Lạc Công chúa đã theo cùng, với tư cách là con chính thất của Hoàng Thái tử thì nàng ấy đã phá vỡ mất sự cân bằng thế lực ảnh hưởng của hai họ Võ-Lý, nên Hoàng đế lại chuyển thành phái năm người con của Tương Vương tới trước.
Dương Phàm cau chặt đôi mày nói:
- Nàng ấy chẳng phải vừa mới sinh con hay sao?
Uyển Nhi cười khổ sở đáp:
- Vậy thì đã sao? An Lạc mới sinh con được nửa tháng đã hô hào bạn bè ra ngoài thành du ngoạn rồi. An Lạc Công chúa này trước giờ luôn ngang ngược bướng bỉnh, vậy mà Võ Sùng Huấn lại chỉ nghe lời nàng ta, ai dám làm gì được chứ?
Trong lòng Dương Phàm thầm nhủ:
- Nào chỉ có ngang ngược bướng bỉnh. Đó quả thật là thiểm cận mà, không thèm chăm lo đến đại cục, quả đúng là một người phụ nữ ngu ngốc tột đỉnh nhưng lại may mắn được sinh ra trong nhung lụa!
Dương Phàm có thể nhận thấy rằng, Lý Khỏa Nhi làm như vậy chẳng qua chỉ vì tính cách ngang ngược bất chấp của nàng ta, hoặc vì nàng ta còn có chút tư tưởng khoe khoang tham hư danh, rút cuộc thì thân phận công chúa của nàng ta hiện trong thành Lạc Dương cũng chẳng được coi là gì nữa rồi. Nhưng nếu đến Trường An, trước khi những Hoàng thân quốc thích khác kịp đến thì thân phận của nàng ta là tôn quý nhất.
Nếu vậy thì yêu cầu của nàng ta mới được đưa ra, Võ Sùng Huấn đương nhiên là không dám chống lại. Võ Tam Tư cũng đương nhiên là vui mừng trông thấy, đợi cho đến khi ván đã đóng thuyền thì song thân phụ mẫu của nàng ta cũng chỉ đành u uất trong lòng thôi. Bọn họ trước mặt Hoàng đế luôn cẩn thận rụt rè, sao mà dám đi thuyết phục con gái thay đổi ý kiến, nếu vậy thì ý đồ của bọn họ quá lộ liễu rồi.
Những chuyện gia đình như vậy không có nhiều người biết đến, Uyển Nhi là người của Hoàng thượng nên đều biết rõ hết, nhưng người ngoài thì sao mà biết được? Quan lại trong triều chỉ còn biết tự suy đoán là Hoàng đế muốn dựa vào Lương Vương Võ Tam Tư và Tương Vương Lý Đán để phân quyền cầm binh, để cho Hoàng Thái tử Lý Hiển nắm quân quyền, hình thành nên thế kiềng ba chân.
Cứ làm như vậy thì những quan viên theo Lý Đường sẽ gần như đầu quân cho Tương Vương, sự khác nhau giữa thực lực và hư danh có còn người rõ ràng hơn bọn họ hay sao? Đây vốn là cơ hội tốt để cho Thái tử dương danh oai thế, không ngờ lại thành một cơ hội cho Tương Vương. Lý Hiển có người con gái ngu xuẩn như vậy quả đúng là gia môn bất hạnh.
- Uyển Nhi à, nếu như chúng ta có con gái thì nhất định phải giáo dục cho thật tốt. Nếu như sinh ra một đứa con gái hư đốn thì thật là khiến cho cha mẹ tức muốn chết.