Từ sáng sớm đến chiều tối, tôi im hơi lặng tiếng núp lùm ở đây.
Tách, tách. Tiếng chụp ảnh tuy rằng rất nhỏ nhưng lại khiến tôi vô cùng phấn khích.
Thu hoạch được khá bộn khiến tôi hết sức hài lòng.
Tiếp đó tôi xuống lầu, đi vào tòa nhà đối diện rồi leo lên tầng ba.
Cuối cùng, tôi gõ một cánh cửa rỉ sét.
“Ai đó?” Một giọng nam lạnh lùng vang lên, có người mở cửa.
"Thầy Châu, chào buổi tối."
Mùi thuốc đông y nồng nặc khiến tôi cau mày, anh cúi đầu nhìn tôi: "Có chuyện gì vậy?"
Tôi chìa máy ảnh ra, trình ra vài bức ảnh:
“Thầy Châu, huyện đang siết chặt việc dạy thêm, nhưng thầy lại mở lớp dạy kèm riêng.”
"Đây là những bức ảnh chụp mấy tốp học sinh ra vào nhà thầy."
Tôi vui như mở cờ trong bụng: “Có biết làm sao em biết được không? Trong ngăn kéo của thầy có đề thi tự thầy ra!”
"Chỉ cần thầy bỏ qua cho em, em cũng sẽ không tố cáo thầy."
Châu Ứng Hòe vào nhà lấy kính đeo vào, im lặng nhìn tôi khoe thành quả lao động của mình.
Anh nói: “Với trí thông minh này mà cống hiến cho việc học thì tốt biết mấy.”
Tôi trợn mắt nhìn anh: “Học, học, học, có học bung não thì cũng đâu có giàu được!”
Người kia tay dài, chân cũng dài, muốn giật lấy máy ảnh, tôi cười lớn: "Sao lưu rồi."
“Chiếc máy ảnh này cũng là em trộm đó.” Tôi khoe khoang rồi làm mặt quỷ với anh: “Làm sao nào?”
Những tia sáng cuối cùng của ánh hoàng hôn biến mất phía cuối tòa nhà.
Trong ánh sáng lờ mờ của cảnh chiều chạng vạng, đáy mắt Châu Ứng Hòe có chút uể oải: “Lúc trung học cơ sở em đã giành được rất nhiều giải thưởng văn chương.”
“Cô Hoàng nói với tôi rằng em là thiên tài trong việc sử dụng ngôn từ.”
“Không, không phải!” Tôi giống như chú mèo nhỏ bị dẫm phải đuôi: “Em là một đứa con hoang không có bố!”
Anh khom người: “Bụng em réo ầm rồi kìa, có muốn vào nhà ăn mì không?”
"Đồ t.h.ầ.n k.i.n.h!" Tôi chạy xuống lầu, lén nuốt nước bọt nơi ngã rẽ: "Thầy quản nhiều thật đấy!"
Châu Ứng Hòe ho khan hai tiếng, dặn dò tôi: “Đi đường cẩn thận.”
7
Đó là lần đầu tiên tôi gặp riêng Châu Ứng Hòe.
Đồng thời, tôi cũng mong đó là lần cuối cùng, dù sao thì anh cũng thật phiền phức.
So với Đường Tăng trong Tây Du Ký còn phiền hơn mấy lần.
Tuy nhiên, trái với mong đợi, ngày hôm sau tôi lại tình cờ đụng mặt anh ở bệnh viện.
Chủ nhật, tôi đến bệnh viện chăm mẹ bị ốm.
Khi tôi được nhận vào trường cấp hai tốt nhất thành phố thì bà ấy bị bắt vào tù vì tội lừa đảo tống tiền.
Ba năm sau, bà được mãn hạn tù, nhưng sức khỏe lại dần sa sút.
Bà được chẩn đoán mắc bệnh u.n.g. t.h.ư cổ tử cung giai đoạn cuối và không hề biết đến sự tồn tại của bảo hiểm xã hội.
Thiết Mộc Lan
Tất cả chi phí thuốc men đều phải tự móc tiền túi ra thanh toán.
Chứng minh thư của bà không thể lấy đi vay tiền được nữa, còn tôi thì chưa đầy mười tám tuổi.
Cũng may là tôi có ba mươi nghìn tệ.
Tôi còn tự mình lên mạng tra cứu thông tin: cách tham gia bảo hiểm y tế.
Mẹ tôi gầy gò, yếu ớt nằm trên giường.
Phòng bệnh rất ồn ào, bàn tay mẹ cầm viên thuốc run run, cuối cùng làm rơi thuốc xuống đất.
Tôi đơ ra một lúc rồi nằm bò ra sàn tìm nhưng không thấy đâu.
Tôi đứng dậy vỗ vỗ đầu gối bám đầy bụi: “Thuốc này đắt lắm.”
"Con cho người ta sờ ngực, rồi vòi ít tiền mới mua được đó."
Ánh mắt đờ đẫn vô hồn của mẹ bắt đầu thay đổi, đôi môi khô nứt mấp máy:
"Mẹ……để mẹ xuống tìm……để mẹ xuống……"
Tôi ấn mẹ xuống, cụp mắt nói: “Mẹ, mẹ nghe lời chút đi.”
Lời này khiến bà ấy ngây ngốc, đáy mắt đong đầy nước.
Bà nói năng lộn xộn: “Con bán chưa……con, con đừng đi……”
Tôi cho bà ấy xem hóa đơn nhập viện lần này.
“Chờ mẹ khỏe rồi thì về nhà uống thuốc, con sẽ tìm một người lấy tiền công rẻ đến chăm sóc cho mẹ.”
Mẹ tôi ấp úng: “Mẹ sẽ cố gắng.”
Tôi kê một chiếc gối sau lưng cho mẹ rồi đứng dậy: “Con đi lấy nước.”
Nghe lời chút đi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ajax/get-chapter.]
Là câu mẹ thường nói với tôi khi bà còn trẻ.
Lúc đó bà chỉ mới hơn hai mươi, mười tám tuổi bà đã sinh ra tôi.
Và tôi chỉ là một đứa trẻ ngu ngơ.
Lúc nói câu này, đa phần bà ấy đều đang ngồi trước gương, tô son hàng rởm.
Màu đỏ tươi chói mắt, tầm thường và dung tục.
Điều này đồng nghĩa với việc có một con mồi khác sắp sa vào cái bẫy mà bà đã giăng ra.
Giả vờ là tiếp viên, dụ dỗ lừa gạt đàn ông về nhà.
Sau đó bà bảo tôi ở ngoài làm bài tập, còn mình cùng bọn họ mây mưa.
Tôi dùng đầu ngón tay đếm số, phía sau là cánh cửa sắt loang lổ vệt rỉ sét.
Đàn ông đến rồi đi, có người cho tôi tiền xu mua kẹo, có người không.
Bọn họ tưởng mình chỉ đơn giản là bỏ chút tiền để mua một đêm xuân.
Nhưng thực chất đó chính là cái bẫy do mẹ tôi giăng ra, nhằm lừa đảo tống tiền.
Sau khi cuộc giao dịch kết thúc, bà ấy sẽ đưa tôi đến đồn cảnh sát với đầy vết bầm tím trên người.
Mẹ véo mạnh vào lưng tôi, tôi vừa khóc vừa nói: “Có một chú lạ mặt……”
Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên đến đồn công an, bức tường bao ở đó phủ đầy rêu.
Người cảnh sát nói chuyện với tôi là một phụ nữ, ăn mặc gọn gàng, chỉn chu, hoàn toàn khác với mẹ tôi.
Cô ấy nhẹ nhàng an ủi tôi nhưng ánh mắt tôi đờ đẫn vô hồn, không muốn nói chuyện.
Tôi không muốn nói dối.
Cô ấy ngồi xổm xuống, xoa đầu tôi: “Nếu mẹ con bị b.ắ.t n.ạ.t thì con chỉ cần gật đầu thôi, được không?”
Tôi không gật đầu nhưng người đàn ông kia vẫn bị kết án.
Bởi vì tôi rơi nước mắt - nước mắt rơi không phải vì chịu ấm ức, mà vì sợ hãi.
Tôi sợ mẹ sẽ đánh tôi vì sự im lặng này.
……
Khi đó tôi còn rất nhỏ, mọi người đều cho rằng bản chất con người đều lương thiện, trẻ con sẽ không biết nói dối.
Nhưng thực ra, trẻ con mới là kẻ xấu nhất thế giới, bởi căn bản chúng không thể phân biệt được thiện ác.
Chúng ngu dốt nên không có đạo đức căn bản, cứ thản nhiên nói dối.
Người đàn ông bị buộc tội vì muốn hòa giải nên đã trả một khoản bồi thường nhỏ về mặt tinh thần.
Sau đó chúng tôi về nhà, mẹ tôi đóng cửa lại và bắt đầu tìm móc treo đồ.
Bà rất không hài lòng với sự ứng biến của tôi.
……
Sau khi đặt móc quần áo xuống, mẹ tôi mở nắp son ra rồi dặm lại trước gương:
"Hàm Thanh, con nghe lời một chút đi, nếu không mẹ làm sao nuôi con đây?"
Hàm Thanh, nghe lời chút đi.
Nửa đêm tỉnh lại từ trong giấc mơ, tôi luôn nhớ đến đôi môi lòe loẹt của bà ấy.
Sau đó, chúng tôi đi tới hết thành phố này đến thành phố khác, thêu dệt nên những lời nói dối tương tự.
Sau khi tôi vào lớp ba, bà ấy trở nên an phận, định cư ở thị trấn, dùng tiền tiết kiệm của mình nuôi tôi.
Những năm đó, lòng tôi chẳng mong cầu gì, chỉ một lòng tập trung vào việc học, đỗ vào trường trung học cơ sở tốt nhất thành phố.
Ngày nhập học, tôi đi nhận học bổng. Hành tung của bà bị lộ, bị bắt vào tù.
Năm ngoái, tôi lên lớp 10, bà ấy được mãn hạn tù và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, nhưng không có tiền chữa trị.
Bà ấy muốn quay lại làm nghề cũ, nhưng tôi nói ‘Mẹ điên rồi à? Bây giờ ai dám ngủ với mẹ nữa chứ?’
Mẹ tôi ngồi trước gương, vừa khóc vừa tô son hết hạn, còn tôi thờ ơ nhìn.
Chỉ vài ngày trước, bà ấy đã âm thầm hoàn lại vé đi Bắc Kinh để tham dự trận chung kết cuộc thi viết văn của tôi.
Vì bà ấy mà tương lai của tôi trở nên u ám. Nhưng nếu không có bà, tôi thậm chí còn không có cái gọi là tương lai.
Tôi hận bà, nhưng tôi không nhẫn tâm để bà ấy c.h.ế.t, vì tôi chỉ có bà.
Những người khác có dầu dưỡng tóc, có bố, sách, máy tính, chó nhồi bông, cũng như đồ lót ren, son dưỡng môi, nơ cột tóc, váy xòe và vé xem phim.
Nhưng thế giới của tôi duy chỉ có một người phụ nữ đầu bù tóc rối.
Đó là mẹ tôi, vì bà, tôi sẽ dốc toàn bộ sức lực, dùng mọi cách để kiếm được tiền.
Dì Tống hàng xóm chia việc móc hoa len cho chúng tôi làm, mỗi bông năm hào.
Trong căn phòng trọ tối tăm ẩm ướt, những bông hoa vàng rực như chấy rận bò đầy góc phòng.
Tôi cứ móc, hoa ngày càng nhiều, điểm số của tôi lại ngày càng kém.
Một năm qua đi, bước vào lớp 11, tôi trở thành một học sinh cá biệt trong mắt giáo viên chủ nhiệm mới.
Tôi phải vừa học, vừa kiếm thêm tiền và chăm sóc mẹ.
“Lâm Hàm Thanh.” Một giọng nam quen thuộc vang lên: “Em không khỏe à?”
Thực sự là âm hồn bất tán mà. Tôi chửi thầm trong bụng, không tình nguyện quay người lại.