Thiên Hạ Phương Nam

Chương 61: Văn Miếu Quốc Tử Giám



Hạo Dương chạy theo bước chân của tên này mà đã đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, nếu không nhìn lại thì chính hắn cũng không biết là mình đã đến Văn Miếu. Hắn có gọi với Thư Minh nhưng hắn không hề đáp lại dù chỉ là một chút…

Hắn hơi khó xử khi nửa muốn vào, mà nửa lại ngại ngần điều gì đó, nội tâm đấu tranh dữ dội. Hắn là kẻ biết phép, biết tắc, cho dù làm gì cũng sẽ có nguyên tắc của bản thân, cũng sẽ không tự nhiên đến nhà của ai mà không tỏ lý do. Hạo Dương lùi bước chân quay đầu lại về phía sau, hắn muốn rời đi.

“Huynh trường, xin dừng bước. Lão sư của tại hạ đã đợi huynh từ lâu, mong huynh nể mặt mà vào gặp ông ấy.”. Giọng nói nhẹ nhàng, rành mạch, chậm nhưng lưu lại sâu trong tâm trí người nghe. Hắn nghe thôi cũng đoán được người sau hắn là kẻ ân cần, nhẹ nhàng đến nhường nào.

Hơn nữa, lão sư của người này là Văn Thánh…, khiến hắn không khỏi suy nghĩ: “Văn Thánh đợi ta từ trước đó… . Ông ta biết trước rằng ta sẽ đến đây sao? Hoá ra là vậy…, thảo nào ngay từ khi đến nơi này đã cảm giác như bị theo dõi, thậm chí thâm sâu hơn cả mấy kẻ thám thính đó. Nếu đã nói như thế thì ta cũng chẳng thể nào từ chối, đành thuận theo thời thế vậy. Ô…, câu “thuận theo thời thế” mà ta thuận miệng nói ra này cũng hay đó chứ, sau này gặp mấy thằng nói đạo lý cũng đỡ.”

Hắn nghĩ thoáng thoáng sau lại chắp tay hành lễ:

“Vậy làm phiền huynh rồi. Không biết có thể cho ta biết quý danh?”

Kẻ thư sinh chắp tay cẩn thận, cúi đầu đúng lễ, đúng nghĩa, giọng nói nhẹ nhàng lại rất lễ phép. Chính hắn cũng phải công nhận rằng nó rất chuẩn mực, so với Thư Minh thì đúng là khác một trời một biển:

“Tại hạ họ Cố, tên Nhạc, tên đệm Thanh, tức gọi là Cố Thanh Nhạc. Tại hạ là học đồ của Văn Thánh đời thứ chín - Hoa Lập Xuân, cũng tức là sư huynh của Thư Minh sư đệ. Lần đầu gặp mặt, Trần Dương huynh. À không phải, là Trần Hạo Dương huynh.”

Hạo Dương kinh ngạc nhìn kẻ này kinh ngạc đến mức không chớp mắt, khuôn mặt hắn có phần hơi kinh hãi. Ngay lập tức chuyển sang đề phòng, hoài nghi lại thêm đôi vẻ đoái hoài.

Thanh Nhạc vẫn nói rất nhẹ nhàng:

“Trần Dương là tên sử dụng khi hành sự của huynh, thì chắc chắn cái tên Trần Hạo Dương ngoại trừ ba người thì không còn ai biết.”

Hắn chắp tay không nói gì thầm tự nhủ: “Sao ta lại có cảm giác như bản thân mình bị sắp xếp vào chuyện gì đó mờ ám thế nhỉ, tốt nhất vẫn nên đề phòng… . Văn Thánh thanh danh tiếng thơm vang xa, chắc có lẽ sẽ không tính kế ta đâu nhỉ? Nhưng thực vẫn hoài nghi mà, ta khó có thể không đề phòng. Hay vì một chuyện nào đó, biết đâu nhân cơ hội này có thể mượn được tế đàn dịch chuyển không nhỉ… ?”.

Văn Thánh nghe được lời nghĩ thầm lờ mờ mà cũng họ sặc.

Thanh Nhạc vẫn rất điềm tĩnh:

“Trần Dương huynh, mời!”

Hạo Dương hắn bước cùng Thanh Nhạc vào Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Thanh Nhạc dừng chân trước Tam quan môn, hắn quay đầu nói với Hạo Dương:

“Trần Dương huynh, Văn Thánh bảo trước khi nói chuyện thì huynh vẫn nên hiểu thêm về nơi này. Huynh không ngại thăm thú nơi này chứ?!”

Hạo Dương nghe vậy cũng đôi điều muốn hỏi, nhưng đành thôi rồi mỉm cười đáp lễ:

“Vậy làm phiền rồi.”

Thanh Nhạc hắn khẽ gật đầu.

Đứng trước cổng Văn Miếu, cảm giác trang nghiêm chợt dâng trào trong hắn. Cổng Tam quan nguy nga với kiến trúc đặc trưng hiện ra trước mắt - cổng chính giữa cao lớn nhất dành cho đấng quân vương, hai cổng hai bên thấp hơn dành cho các quan và học trò. Trên cao, bốn chữ "Văn Miếu Môn" được chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ quý, phủ một màu son đỏ thẫm. Những đường nét chạm trổ hoa văn rồng mây uốn lượn trên các cột trụ và mái ngói như đang kể về một thời văn hiến.

Vừa bước qua ngưỡng cửa tam quan, một luồng khí lạ chợt quấn quanh người - dường như là văn khí của các bậc tiền nhân còn vương vấn. Trước mắt Hạo Dương là con đường lát đá xanh rêu phong, hai bên là những hàng cây cổ thụ xanh um, tán lá đan vào nhau tạo thành một mái vòm tự nhiên. Những dải ánh sáng xuyên qua kẽ lá tạo nên những vệt sáng lung linh trên nền đá, như những dòng chữ cổ đang nhảy múa. Hắn tưởng như đang nghe được tiếng bút nghiên kẽo kẹt, tiếng học trò tụng kinh từ ngàn xưa vọng về.

Thanh Nhạc nói:

“Đây là cổng Tam quan, huynh nhìn vào mà cảm nhận chắc là sẽ có cảm giác huyền lạ. Nhưng bây giờ, cổng Tam quan chào đón tất cả, khí vận cổ xưa của nơi này vẫn luôn thế… ”

Hạo Dương nghe câu nói đầy vẻ mơ hồ này mà hắn khó hiểu theo, cứ như người đứng trước hắn biết suy nghĩ của bản thân.

Thanh Nhạc lại tiếp lời:

“Tiếp theo chúng ta đến Đại Trung Môn.”

Tiến sâu vào bên trong, Hạo Dương đến Đại Trung Môn - cánh cổng thứ hai với kiến trúc không kém phần uy nghi. Hai bên cổng là những bức tường gạch đỏ cổ kính, điểm xuyết những ô cửa sổ hình hoa mai tinh xảo. Trên các cột trụ, những câu đối được chạm khắc công phu, mỗi nét chữ như một tác phẩm nghệ thuật độc lập, toát lên vẻ uy nghiêm của một không gian học thuật xưa cổ.

Thanh Nhạc lần này không nói gì, cũng không hỏi hắn, y cứ lặng lờ mà tiến bước về phía trước buộc hắn phải theo ngay sau. Mãi đến khi sắp ra khỏi Đại Trung Môn thì y mới lại nói:

“Sau Đại Trung Môn, chúng ta sẽ đến với khu trong của Văn Miếu thực sự. Có lẽ Trần Dương huynh sẽ phải choáng ngợp đấy.”

Hắn nghe thế cũng lấy làm tò mò, bước vào bên trong. Thanh Nhạc chỉ tay nói:

“Kia là Khuê Văn Các, ta cũng có thể nói đây như là một tòa thiên các trong những truyện cổ. Huynh thấy đấy, công trình hai tầng độc đáo với bốn mái cong vút, những đường nét chạm trổ tinh xảo trên các cột trụ và mái hiên thật đẹp đúng không?”

Hạo Dương ngầm công nhận mà lặng ngắm nơi này. Khi dưới ánh dương, những đường nét kiến trúc tinh xảo như được phủ một lớp ánh sáng huyền ảo. Những dải lụa trong suốt - có lẽ là những dòng văn tự vô hình - bay lượn quanh tòa các. Tầng trên của các với những ô cửa sổ hình vòm, nơi ánh sáng len lỏi qua, tạo nên những hình ảnh huyền ảo trong không gian bên trong. Hắn thầm cảm thán: “ Quả là xứng với danh xưng Cao Học Thánh Nhất của Văn Miếu…”.

Thanh Nhạc lại chỉ tay ra phía kia, y nói với hắn:

“Đây là Hồ Văn…, Trần Dương huynh có thể tự mình cảm nhận.”

Hắn bèn nhìn qua.

Mặt nước Hồ Văn như một tấm gương bạc khổng lồ, không chỉ phản chiếu bóng mây trời mà còn hiện lên những hình bóng mờ ảo của các cổ tự cổ xưa. Hạo Dương phải dụi mắt mấy lần khi hắn thấy những hình bóng khác lạ, các vị học sĩ xa xưa tựa hồ đi vào ánh nhìn… . Họ đang chăm chú đọc sách, tay cầm bút lông, miệng lẩm nhẩm những câu thơ cổ, rồi biến mất, ngắn nhưng lại cho hắn nhiều cảm xúc… . Những đàn cá đủ màu sắc bơi lội tung tăng, tạo nên sức sống cho không gian tĩnh lặng. Xung quanh hồ, những bậc thềm đá được thiết kế tinh tế, tạo nên một không gian hài hòa giữa kiến trúc nhân tạo và thiên nhiên.

Thánh Nhạc tiến bước, y chỉ tay về phía không xa mà nói:

“Kia là khu vực bia tiến sĩ, nơi này huynh không thể không đến khi bước chân vào Văn Miếu.”

Nói rồi cả hai thiếu niên bước đến nơi ấy.

Lạc vào ánh nhìn của Hạo Dương từ rất xa…

Khu vực Bia Tiến sĩ mang đến cho hắn một cảm giác càng thêm huyền bí. 82 tấm bia đá như đang tỏa ra thứ ánh sáng kỳ lạ, và những con rùa đá đội bia như đang thì thầm kể về những câu chuyện của các bậc tiền nhân. Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật với những dòng chữ Hán được chạm khắc tinh xảo, ghi danh các vị tiến sĩ thời xưa. Khi đặt tay lên một tấm bia, trong đầu tôi bỗng hiện lên những hình ảnh sống động của một khoa thi năm xưa - tiếng xướng danh vang vọng, những tà áo xanh bay trong gió, và niềm hân hoan của các tân khoa bảng nhãn mà thời nay lại đo đếm bằng học đạo. Thoáng qua hắn ngộ được rất nhiều điều.

Thanh Nhạc đợi chờ Hạo Dương đứng ở Bia tiến sĩ một hồi lâu, đợi đến khi hắn quay sang nhìn mình thì mới nói:

“Trần Dương huynh, nếu kẻ tu Nho đạo thì nếu đến nơi này buộc huynh phải qua Thượng điện mà cúi mình trước thủy tổ Nho đạo - Khổng Tử. Nhưng là kẻ khác vốn không cần đa lễ, huynh vẫn đến tham quan chứ?!”

Hạo Dương thầm nghĩ mà cũng thấy buồn cười, vương triều Đại Ngu vẫn lấy Nho giáo làm đạo giáo trị quốc, trong triều Nho sĩ cũng rất được coi trọng. Tên này đã nói như vậy thì hắn cũng đâu thể từ chối, bèn hành lễ:

“Thanh Nhạc huynh cứ nói đùa rồi, đã thăm thú thì phải thăm cho chót chứ. Làm phiền huynh dẫn đường.”

Thanh Nhạc cũng vui vẻ mà dẫn đường cho hắn đến Thượng điện.

Bước vào Thượng điện, nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết, không gian như chợt ngưng đọng. Điện Đại Thành hiện ra với kiến trúc năm gian rộng lớn, những cột trụ to lớn sơn son thếp vàng toát lên vẻ uy nghi của nơi thờ tự. Những làn khói hương mờ ảo hóa thành những dải lụa thư pháp, uốn lượn trong không trung một cách kỳ ảo. Hắn tưởng như thấy được bóng dáng của các bậc thánh hiền đang ngồi đàm đạo, bàn về đạo học, về những điều cao xa mà người đời sau vẫn còn phải học hỏi.

Thanh Nhạc nhìn hắn một hồi lâu sau mới nói:

“Trần Dương huynh, thăm thú đến đây chắc cũng đủ rồi. Có lẽ bây giờ chúng ta đi tới Tiền đường và Hậu đường, huynh chuẩn bị xong rồi chứ.”

Hạo Dương hiểu hàm ý của câu này, ám chỉ việc sẽ gặp Văn Thánh. Hắn không từ chối mà đáp lại:

“Vậy mời huynh dẫn đường rồi.”

Trong lòng nghĩ đến mà cũng thâm tâm cũng lo lắng mấy phần, dù sao lần đầu gặp đại tiền bối mà hắn mới chỉ nghe qua nên cũng đôi phần nơm nớp nỗi lo sợ. Nhưng ngẫm lại mà chưa hề thấy thanh danh của ông có một vết đen nào, hắn cũng đỡ phần áp lực.


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com