Thiên Hạ Phương Nam

Chương 86: Thời khắc đến (2)



Tôn phó đường chủ chạy đến bên cạnh đại ca mình, ông đánh mắt nhìn thoáng qua căn phòng cũng hiểu một phần, hơn nữa trên thân thể của đại ca mình còn có những thương thế nhất định, không khỏi lo lắng.

Ông đi đến, dẫn khí từ nội tức đến lòng bàn tay, sau đó lại truyền đến người của Chu lão đầu.

Chu đường chủ thấy vậy, cũng không để ý quá nhiều, vận thêm khí đến mà chữa đi những thương thế do khí tức xưa cổ kia ảnh hưởng.

Một canh giờ sau…

Thương thế trên người Chu lão đầu căn bản đã hồi phục, chỉ là cái cảm giác lạnh lẽo của khí tức ấy vẫn khiến ông phải run lên mỗi khi nhớ lại.

Căn phòng nơi tối thắp sáng trở lại, cửa sổ xung quanh tứ phía được đánh bật hứng ánh nắng.

Chu đường chủ đứng dậy, vội nhặt lên mảnh da thú rơi trên sàn gỗ rồi bước đến ngoài hiên.

Ông ngồi phệch lên ghế, tay kia tự thân rót trà mà uống.

Tôn phó đường chủ đã chứng kiến từ lúc còn ngoài ngoại thành, nhưng ông cũng chưa vội hỏi. Đi đến ghế đối diện mà nhìn xuống, một chén trà tự dâng đến trước mặt của Chu lão đầu. Ánh mắt ra hiệu, cả hai lão tiền bối cùng thưởng trà như mọi lần.

Đến khi chén trà trên tay Chu đường chủ đặt xuống, Tôn lão mới gặng hỏi:

“Đại ca, vừa rồi nếu đệ đoán không nhầm thì…”

Chu lão đầu tiếp lời ngay:

“Ta đã tìm ra điều bí ẩn của mảnh da thú kia… . Sợ là bảo vật của Bán Kỷ Cơ Duyên hiện lần này lại chính là nó, mà hơn nữa còn xếp trên cả chữ mệnh lộ của Hoa tiên sinh.”

Tôn lão nhíu mày:

“ “Hoa tiên sinh”... ? Ý đại ca là Văn Thánh? Thứ còn trên cả Nhất Chữ Mệnh Lộ sao? Đệ thực chưa nghe đến nhiều lắm…”

Chu lão đầu cười:

“Ta sống đã gần 500 năm, còn đệ kém ta gần 100 năm nhỉ? Đời một kiếp, hơn trăm tuổi đã phúc phận, nhưng kẻ tu hành như chúng ta sống từng ấy, sợ là vẫn quá ngắn. Nếu có nói hay đặt là cơ duyên trời định, thì một chữ mệnh lộ đã hơn thế. Nhưng trên chữ mệnh lộ còn rất nhiều thứ hơn cả chính nó, mấy năm trước như lưỡi thanh Thuận Thiên, vào năm nay cũng chính là Mộc Bản Độc Tự Kinh. Nhưng bí bảo ấy tồn tại từ thời Phùng Nguyên là ít, thậm chí là kỷ Hồng Bàng. Mà tấm da thú trên tay ta chính là vật ấy, có từ kỷ Hồng Bàng.”

Tôn phó đường chủ nghe vậy không khỏi ngạc nhiên, qua ánh mắt còn vương chút sự ngỡ ngàng pha cùng với sự nghi hoặc khó nói.

“Cơ duyên có từ kỷ Hồng Bàng… . Là thật… thật sao? Đại ca.”

Chu lão đầu gật đầu. Rồi ông tiếp lời:

“Chúng ta liều mạng xông ra Bể Hải, vốn tưởng đó đã là nơi rộng lớn nhất trần thế nhưng thực không phải vậy. Thứ hơn cả chính là trời, chính là thế giới trên cao, cao hơn cả tầng mây chính là Thiên Giới, Thiên Đình.”

Tôn lão ánh mắt đầy ngờ vực:

“Nhưng chưa có ai dám khẳng định điều đó là sự thật, ngay cả Văn Thánh cũng chưa hề nhắc đến…”

“Năm miền động thiên của Vương triều Đại Ngu, giao tranh với Yêu tộc đã mấy ngàn năm. Nhiều kẻ đi vào vùng đất Hoa Hán nhưng chưa một ai trở về, đến nay đó cũng chính là cấm địa của cả Đại Ngu và Đại Lý!”

Tôn lão khó hiểu:

“Nhưng điều đó thì đâu liên quan đến việc…”

Lời còn chưa dứt thì như chính ông đã nhận ra điều gì đó mà không khỏi kinh hãi, miệng lẩm bẩm nói không thành tiếng…

Chu đường chủ chủ cười lớn, ông đưa tay vuốt bộ râu của mình, sau lại nắn cơ bắp, lại một tiếng thở:

“Bể Hải… như tên gọi cũng tức là biển. Mà biển rộng hơn đất liền rất nhiều, cũng có những điều kỳ thú hơn phải khám phá. Thí dụ như Nam Hoàng Nhạc tọa lạc trên Hoàng Sa hải đảo trường, nơi đó không thuộc về thiên hạ, không có khí vận hay khí linh nhưng lại có những điều mà nhiều kẻ hàng đêm ao ước. Đâu phải đệ chưa nghe câu: “Đánh yêu tộc ra Bể Hải.” cũng tức là tìm đường lên trời. Khó muôn vàn khó, nản chí quá chi quân tử sự, sự hão thành.”

“Với tay lên trời đã là điều khó, huống chi đặt chân lên trời? Đại ca nói vậy có hơi quá…”

Chu lão lắc đầu khi nghe lời nói của đệ mình, ông thở dài nói:

“ “Hậu lớp tiến bộ thắng tiền lớp, đại chí bão toàn ư chưởng trung”. Có gì mà không thể ?”

Tôn phó đường chủ đưa tay lên cằm sờ sờ những cọng râu lởm chởm, ánh mắt hướng xuống mặt bàn vương bao nhiêu nỗi suy tư, đúng hơn chính là suy nghĩ thấu hiểu đạt. Theo thời gian ông nhắm nghiền mắt lại, nếp nhăn trên trán không ngừng co lại, đôi khi khuôn mặt khẽ động đậy như vừa nghĩ ra điều gì đó rồi dừng hẳn.

Chu đường chủ rót trà, nhấp nhấp vài ngụm để cảm nhận cái vị đắng tinh túy cổ truyền. Rất rõ ràng, theo lão thì trà bên Đại Ngu mới chính vị là trà, chẳng thể nào nhạt nhẽo như trà nước Đại Lý, điểm cộng duy nhất chính là cái hương thơm mà trà nơi đây không có, hoặc là không chạm đến ngưỡng cửa công nhận. Ông nhớ lại mấy lời mà đấng sáng tạo kia nhắc nhớ, khi nhớ lại không khỏi tự hỏi, thật sự khi nghe kể rồi lại càng có nhiều câu hỏi hơn.

Không phải ông không biết về nguồn gốc, chỉ là những ghi chép khi ấy không quá rõ ràng, cũng không nhiều, đôi khi giữa dòng lịch sử lại đứt đoạn. Nhưng hôm nay chính ông cũng đã được mở mang tầm mắt…

Đợi đến khi Thái Sơn mở mắt, ông mới nói:

“Mảnh da thú này ghi chép về Thiên pháp Tứ Trận Tứ Linh Trấn Đồ Trận, của vị đại năng đấng sáng tạo có từ thời Viêm đế Thần Nông.”

Tôn lão nghe vậy không khỏi ngờ vực:

“ “Thiên pháp” “Tứ Linh Trấn Đồ Trận”... ? Thật không thể tưởng tượng nổi, 18 bài võ cổ truyền đã là cái tinh hoa mà giờ đây lại xuất hiện “Thiên pháp”. Quả là sống lâu mới biết thêm nhiều sự chẳng ngờ đến…”

“Đệ nói như vậy là đang nghi hoặc, nửa tin nửa ngờ hay đang tự cảm thán? Chắc có lẽ cũng một phần vì nghe giống quyền pháp, công pháp của Vương triều Đại Lý.”

Chu đường chủ nhắc lại lời nói khi nãy của vị đấng sáng tạo kia để giảng giải cho Thái Sơn, ông kể rất chi tiết về những gì mình được nghe, không bỏ sót dù chỉ là một chữ hệt như đang nhắc lại.

Tôn lão sửng sốt một phen:

“Vậy người Việt với người Hán lại có chung nguồn gốc sao? Điều này nghe thật sự vô lý…”

“Vậy đệ quên mất thời gian phát triển tính từ khoảng thời gian mẹ Âu Cơ về đất Phong Hiệp rồi à? Chính hơn là người Việt lấy đó làm mốc thời gian hình thành và phát triển. Những sự còn lại cũng giải thích một phần về nguồn gốc, nhưng cũng chưa mấy ai dám lấy hay coi đó là chính sử.”

Tôn lão thở dài, ánh mắt mơ hồ pha một vẻ đờ đẫn khó nói. Ông nhấc chén trà nguội trên mặt bàn nhấp môi, trên miệng chỉ còn tiếng nói nhỏ:

“Vậy…”

Chu đường chủ nhìn đăm đăm về mảnh da thú trên mặt bàn, bề ngoài của nó trông rất bình thường, đến mức ai mà không biết cũng sẽ tưởng lầm mà đáp đi. Ngay đến chính ông, nếu không phải được chỉ điểm thì giờ này cũng không mảy may đến nó.

Ông cất tiếng nói:

“Đại Việt Tinh Thiên duy cùng thế giới nhưng lại phân chia thành hai vùng, đất liền (Miền động thiên) và biển cả (Bể Hải). Nhìn từ Bể Hải đổ vào, ta thấy những vùng đất trù phú xanh tốt, ta thấy khí vận ngàn năm không đổi, ta thấy đất thấy nước, hiểu được cái trân quý vô ngần. Đứng từ đất nhìn ra biển, ta thấy được cái tôi, cái khám phá những thứ lớn hơn chứ không chỉ là vùng đất nhỏ bé này. Đi vạn dặm đường thấy vạn điều hay, ở mãi nơi nhỏ bé thế này sao thấy được những thứ hay?”

Ánh mắt đưa đi khắp nơi, cuối cùng dừng lại trên người của Tôn lão đầu khiến ông ngơ ngác trong giây lát. Cũng không khỏi cảm thế khó hiểu, ông đảo mắt một lượt, lại khó hiểu nói:

“Đại ca… huynh đang hỏi ta hay đang tự bộc lộ tâm tư thế?”

Chu đường chủ cười, xua tay nói:

“Vừa rồi xem như là ta tự bộc lộ tâm tư đi! Vì dẫu sao đó cũng chẳng phải câu hỏi, cũng chẳng mang nghĩa lý kiến thức. Bây giờ đệ theo ta đến gặp Văn Thánh đi… . Dù sao cũng 20 năm rồi chưa bái lễ.”

Tôn phó đường chủ hiểu, khi trong môn phái có một đại cơ duyên thiên địa, tạo hoá, khó tránh khỏi việc có nhiều kẻ dòm ngó mà nảy sinh những việc chẳng lành. Suy cho cùng thì giao thứ nhiều kẻ muốn tranh đoạt vào tay một người chẳng ai có thể đắc tội nổi mới là điều đúng đắn. Ông nghĩ thế mà lặng gật đầu đứng dậy.

[Văn Miếu Quốc Tử Giám - Bái đường Văn Miếu - sảnh hiên chính]

Hôm nay Văn Thánh không đánh cờ dù cho nó là thú vui của mình, cũng chẳng phải vì đúng hơn là hôm nay ông không có tâm trạng đánh cờ. Văn Thánh không chơi cờ nhưng vẫn như mọi ngày ngồi trên tấm chiếu nhỏ, trước mặt là một cái bàn. Trên mặt bàn là một khổ giấy trắng vừa cỡ một tờ giấy bản, tay ông cầm cây bút lông thi thoảng chấm chấm vào nghiên mực, khi chầm rồi lại đưa lên viết gì đó rất hay. Khi cạn mực lại nhẹ nhàng nhỏ nước, lặng lấy thỏi mực nhẹ mài ra.

Biểu cảm của ông vẫn rất đỗi bình thường, trạng gần như không đổi, nụ cười nhẹ vẫn thoáng qua nơi khoé môi. Ánh mắt dán trên khổ giấy nhưng vẫn lộ rõ bao nhiêu trầm tư.

Đợi một lát.

Vị Trưởng Tế chầm chậm đi ra, ông liếc qua mấy nét chữ pháp rồi ung dung đọc:

“Thế cuộc an nhiên bỗng biến thiên

Cơ duyên ẩn hiện phân tranh tất

Hậu màn nhân ảnh ngô quan tĩnh

Mặc thế gian sự tự thắng đua”

Nói rồi ông tiếp lời:

“Sao hôm nay Văn Thánh lại có hứng làm thơ thế? Dù sao cũng mấy chục năm rồi chưa viết kia mà… . Ngài hôm nay làm ta rất ngạc nhiên a. Chẳng nhẽ, lại có sự gì?”

Văn Thánh đặt cây bút lông lên nghiên mực, tay kia rót trà, nửa chén không hơn, nhấp môi một ngụm. Rồi mới đáp lại:

“Ông nói đúng. Mấy chục năm rồi ta cũng chưa viết bài thơ nào, quả thực hôm nay đúng là có nhã hứng viết văn, viết vở. Danh là Văn Thánh mà, tự viết cũng nhiều, ý thơ trào phúng thoái đạt cũng nhiều, chỉ là ngại viết ra thôi.”

“Vậy luồng sáng kia là báo hiệu cho cơ duyên, bí bảo đến? Ta nói đúng chứ, Văn Thánh?”

“Không sai, không sai được! Cơ duyên lần này xuất hiện rồi, đúng vào khắc ba tuần trước rằm tháng tư âm lịch.”

“Hai mươi năm mày mò của tiểu bối liệu công ấy có uổng, Văn Thánh?”

“Không uổng, không uổng được! Ngược lại mới đúng. Cơ duyên cũng đến rồi… hai mươi năm ấy xem như cũng không lãng phí vô ích.”



“Ta thấy có vẻ ngài đang rất chán đấy. Vừa hay lại có thứ này hay lắm.”

“Ồ… . Là gì mà ông lại tỏ ra thần bí như thế?”

Vị Trưởng Tế lấy từ vạt áo thừa một bộ cờ vây còn rất mới đặt lên bàn, đổ quân cờ vào hai bát nhỏ hai bên đối diện liền nói:

“Mấy lão cao thủ bên Đại Lý thích chơi loại cờ vây này lắm. Nên ta lấy về thử biết đâu ngài cũng thích.”

Văn Thánh cũng ngạc nhiên đôi nét, ông thầm mỉm cười rồi nói:

“Cũng vừa hay, lát nữa ta tiếp khách mượn bàn cờ vây này vậy.”

Vị Trưởng Tế cũng hiểu nên không nói gì.


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com