Ta hạ quyết tâm hòa ly cùng Thẩm Tịch là vào một ngày bình thường.
Hôm ấy, hắn từ Bắc Cương trở về kinh thành phục mệnh, trong phủ rộn ràng đón mừng. Ta bày tiệc gia yến khoản đãi đồng liêu và thuộc hạ của hắn, lại mời các mệnh phụ thế gia trong kinh đến xem mắt hôn sự cho tiểu cô.
Trong ngoài phủ, từ tiểu đồng đến nha hoàn, ai nấy đều thấy ta và Thẩm Tịch là một đôi phu thê hoà thuận mĩ mãn.
Nhưng đến đêm, khi Thẩm Tịch tắm rửa xong, cúi người tới gần, định giải đai lưng ta, ta liền từ dưới gối rút ra một tờ hòa ly thư.
Không một chút báo trước.
Thẩm Tịch sững sờ nhìn tờ hòa ly thư đã ngả vàng theo năm tháng ấy.
Hồi lâu sau, hắn mới run giọng hỏi ta: “…Vì sao?”
Ánh nến chập chờn soi bóng chân mày hắn, làm ta bất giác nhớ lại năm năm trước.
Nhưng vết sẹo ngoằn ngoèo nơi cổ tay lại nhắc ta nhớ rõ rằng, giữa ta và hắn, sớm đã không còn như xưa.
Ta vén màn, xuống giường.
Giọng bình thản, ôn hòa: “Bởi… những bức thư.”
“Những bức thư ta từng viết cho chàng.”
Thẩm Tịch hoàn toàn c.h.ế.t lặng.
01
Hắn khiếp đảm, bàng hoàng, thần sắc không chút giả dối.
Nếu không phải chính tay ta viết những bức thư ấy, e là ta cũng sẽ tin hắn.
Ta quả thực đã từng viết thư cho hắn.
Khi ấy, hắn phụng mệnh trấn thủ Bắc Cương, còn ta ở lại Thẩm phủ quán xuyến gia sự.
Phụ mẫu Thẩm Tịch đều đã mất, trong nhà chỉ còn một tiểu cô chưa xuất giá, tên Thẩm Hàm Nguyệt.
Nói là tiểu cô, nhưng nàng ta vốn chẳng phải muội muội ruột của Thẩm Tịch, mà là cô nhi của một chiến hữu năm xưa của Thẩm lão gia.
Hai nhà đều có trưởng bối tử trận sa trường, hai đứa trẻ liền trở thành chỗ dựa cho nhau.
Sau đó, dưới sự chứng giám của tộc lão, bọn họ kết nghĩa huynh muội, nhập vào gia phả nhà họ Thẩm.
Chuyện ấy vốn dĩ cũng không có gì đáng nói.
Nhưng Thẩm Hàm Nguyệt lại dựa vào thân phận tiểu cô, cùng tình nghĩa thanh mai trúc mã với Thẩm Tịch, mà đối với ta luôn hô hoán, sai khiến, lời nói đầy ẩn ý chua cay.
Ban đầu, ta chỉ cho rằng nàng ta chẳng qua là một tiểu cô nương nhõng nhẽo.
Không có trưởng bối dạy dỗ, lại không còn huyết thân gần gũi, thì tính tình bướng bỉnh, ngang ngược một chút cũng là điều dễ hiểu.
Bởi vậy, ta lại càng khoan dung với nàng ta.
Chẳng ngờ rằng, chính sự nhẫn nhịn ấy đã nuôi dưỡng lòng khinh mạn của nàng ta một chút một chút mà lớn dần.
Đến gần sinh thần, phủ y chẩn đoán ta đã hoài thai.
Ngày sinh thần, cả phủ trên dưới đều mừng rỡ, ca ca cũng gửi tặng một phần lễ mừng.
Đó là một ngọn đèn lưu ly đã được đặt trước Phật đài từ khi ta chào đời, bên trong dầu đèn cháy sáng suốt năm tháng chưa từng tắt.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/thoi-vi/1.html.]
Mẫu thân khi còn sống đã nhiều lần căn dặn chư tăng trong chùa chăm nom đèn ấy, lại nhấn mạnh với ca ca rằng nhất định phải trao cho ta vào thời khắc ta hoài thai.
Để ta tự tay thắp sáng ngọn đèn ấy cho hài tử trong bụng, cầu nguyện phúc thọ của mẫu tử ta mãi được phù hộ.
Nhưng hôm đó, mọi chuyện xảy ra quá nhanh.
Giữa ánh mắt vui cười của mọi người, ta cúi người định thắp nến, thì bỗng nhiên một con mèo hoang từ đâu lao tới, va vào ta.
Ta ngã nhào, đèn lưu ly được cẩn trọng lưu giữ bao năm vỡ tan tành trên nền đất.
Khách khứa bàng hoàng thất sắc.
Ta ngồi bệt giữa đống mảnh vỡ, suýt nữa còn bị móng vuốt sắc nhọn của con mèo ấy cào trúng.
Sau khi tra hỏi, ta mới hay chính mùi hương từ túi thơm đeo bên hông ta đã dẫn dụ mèo hoang tới.
Mà túi thơm ấy, là quà sinh thần do chính tay Thẩm Hàm Nguyệt tặng ta.
Buổi tiệc sinh thần hân hoan rốt cuộc bị phá nát.
Ca ca chỉ trầm mặc giây lát, rồi lập tức sai người từ phủ đưa đến bốn bà vú.
Họ giữ chặt Thẩm Hàm Nguyệt giữa sân, từng tiếng bạt tai giòn giã, xen lẫn tiếng mắng chửi mơ hồ truyền qua khung cửa sổ.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Ta ngồi bên bàn, mặc cho âm thanh hỗn loạn kia len lỏi vào tai.
Lặng lẽ cầm bút, cúi đầu, đem mọi chuyện từng chút một chép lại trong bức thư gửi cho Thẩm Tịch.
Nước mắt không kìm được mà trào ra, từng giọt từng giọt lớn rơi xuống mặt giấy, làm nhòe nét chữ thành từng vệt mờ.
Ta ấm ức như một đứa trẻ đang tỉ tê kể lể nỗi oan.
Ta mong rằng, sau khi đọc xong bức thư, Thẩm Tịch sẽ xin phép hồi kinh một chuyến.
Thế nhưng thư đã gửi đi, ta đợi mãi mà chẳng thấy hồi âm.
Bắc Cương xa xôi, quân vụ bận rộn.
Ta nghĩ, có lẽ là do thư từ thất lạc.
Đôi khi không nhận được thư, hoặc không kịp hồi âm, cũng là điều thường tình.
Ta cứ thế kiên nhẫn chờ.
Nào ngờ, thư thì không thấy, lại nghe tin Thẩm Hàm Nguyệt đột ngột lâm trọng bệnh.
Thẩm Tịch đơn thân độc mã, ngày đêm không nghỉ.
Chỉ hai ngày sau, hắn đã về đến phủ.
Khi ta nghe tin, vội vàng chạy đến, thì hắn vừa bước ra từ phòng của Thẩm Hàm Nguyệt.
Hai tháng không gặp, dung mạo hắn không đổi.
Vẫn dáng vẻ tuấn tú, vẫn tư thế hiên ngang như trước.
Nhưng ánh mắt đầy chất vấn ấy lại khiến ta cảm thấy xa lạ:
“Chuyện của Hàm Nguyệt… rốt cuộc là thế nào?”
Rõ ràng mọi sự ta đều đã tường tận ghi trong thư.
Chẳng cần đọc kỹ, chỉ cần hắn có đọc qua là cũng chẳng thể thốt ra câu hỏi này.