Vào giây phút này, Hàng Du Ninh đưa ra một quyết định: Cô sẽ không nói chuyện này với Hứa Dã.
Cô không có bằng chứng, nếu đoán sai, điều đó sẽ là sự xúc phạm lớn đối với người bố đã khuất của Hứa Dã.
Cũng bởi vì, bây giờ cô quá yếu, đau bụng như bị dao đâm, còn đang sốt cao...
Chẳng may, Hứa Dã liên quan đến vụ án này, cô không thể ngả bài với anh vào lúc này.
Rất lạnh lùng, rất tàn nhẫn.
Nhưng tất cả loài động vật ăn thịt đều tránh xa đồng loại khi bị thương, đó là bản năng tự bảo vệ.
Người ta nói loài sư tử như thế, nhưng thật ra không đúng!
Khi Hàng Du Ninh bước ra khỏi phòng tắm, Hứa Dã đã gần dọn dẹp phòng khách xong.
Từ đầu đến cuối, anh không hỏi cô đang tìm gì, chỉ bưng một bát mì ra khỏi bếp, giận dữ nói: "Ăn chút gì đi!"
Lúc này Hàng Du Ninh mới nhận ra mình đã đói đến mức tê liệt, cô gần như lao đến bàn, bắt đầu ăn ngấu nghiến.
Chỉ là một bát mì đơn giản với mỡ lợn và muối, nhưng thơm ngon đến mức khiến cô muốn khóc.
Khi cô ăn xong, cô mới thấy Hứa Dã không ăn, anh đang giặt đồ.
Anh đã giặt sạch quần áo ướt sũng, cả chiếc quần dính máu của cô và phơi lên rồi.
Hàng Du Ninh bật dậy, nói: "Anh! Em tự giặt được!"
Hứa Dã vẫn đang vặn đồ, không quay đầu lại, nói: "Em giặt cái gì mà giặt, mau ăn đi!"
Niềm vui khi gặp lại sau khoảng thời gian xa cách đã qua, anh bắt đầu nổi giận, ai kia đủ lông đủ cánh rồi, bỏ nhà đi mà không để lại tin tức gì.
Nhưng vì cô đang ốm, anh không thể nổi cáu, chỉ có thể nhấn chìm cơn giận trong thau quần áo.
Hàng Du Ninh lí nhí: "Sẽ gặp xui xẻo..."
"Xui xẻo gì chứ, anh thấy em suốt ngày dầm mưa mới là xui đấy!" Hứa Dã cáu giận: "Lớn đầu rồi mà không biết tránh mưa!"
Nói xong, anh cởi áo của mình ra luôn, tiện tay ném vào thau, để lộ thân hình săn chắc.
Nhìn bề ngoài Hứa Dã có vẻ gầy, nhưng thật ra vóc người anh rất rắn rỏi, không có tí sẹo lồi nào, dưới ánh đèn vàng ấm, từng đường nét cơ bắp đều hiện rõ ràng.
Hàng Du Ninh ngơ ngác nhìn anh, dù mùa hè có không ít đàn ông cở i trần, nhưng Hứa Dã chưa bao giờ làm vậy.
Khi cô còn đang nghĩ ngợi, Hứa Dã đã phơi quần áo xong, thấy cô vẫn đứng đờ đẫn ở đó, anh tức giận mà không có chỗ xả: "Còn không mau lên giường đi! Chờ gì nữa!"
Anh quấn cô trong ba lớp chăn dày, sau đó cầm máy sấy bắt đầu sấy tóc cho cô.
Luồng gió ấm làm Hàng Du Ninh buồn ngủ, ngón tay của Hứa Dã lướt qua mái tóc của cô, mang đến cảm giác tê dại.
Cô cảm nhận được cơ bắp căng cứng của mình dần dần thả lỏng, như một cục bông mềm mại hòa vào chăn.
Đúng lúc đó, Hứa Dã mở lời, anh hỏi: "Em đã điều tra được gì?"
Trong không khí như có một sợi dây mảnh nhỏ bị kéo căng.
Hàng Du Ninh đáp: "Em chưa điều tra được gì, thời gian đã qua quá lâu rồi, em còn không tìm thấy bà của Triệu Minh Minh."
Không biết có phải do tâm lý hay không, cô cảm thấy dường như Hứa Dã thở phào nhẹ nhõm.
Hứa Dã nói: "Những gì cần điều tra anh đã điều tra hết rồi, bà ấy không biết gì cả."
"Ừm."
Sau khi sấy khô tóc cho cô xong, Hứa Dã cầm máy sấy ra khỏi phòng, tiện tay tắt đèn, chỉ để lại một chiếc đèn bàn mờ ảo.
Hàng Du Ninh nghĩ anh sẽ không quay lại, cô âm thầm thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng rồi anh lại quay về, ngồi xổm trước mặt cô, rất nghiêm túc nói: "Hàng Du Ninh, anh có chuyện muốn nói với em."
Hàng Du Ninh nhìn anh.
Hiếm khi anh gọi tên đầy đủ của cô, cũng hiếm khi nhìn cô một cách nghiêm túc thế này.
"Anh hứa với em, anh nhất định sẽ điều tra rõ chuyện của Nhện Đen." Anh nói: "Anh là cảnh sát, đó là trách nhiệm của anh."
“Ừm.”
“Nhưng còn em, em phải học được cách buông bỏ.”
Hàng Du Ninh ngơ ngác nhìn anh, anh cũng nhìn cô, có lẽ vì không mặc áo, thân hình cơ bắp rõ ràng khiến anh toát ra cảm giác chèn ép nguyên thủy, bao gồm cả trong ánh mắt của anh.
"Em còn trẻ, còn nhiều việc phải làm. Cứ không màng đến gì mà chạy tới đây như bây giờ là không có trách nhiệm với cuộc đời mình."
Hàng Du Ninh ghét ánh mắt ấy, cũng ghét việc anh nói những lời này.
Rõ ràng anh biết điều tra rõ vụ án này có ý nghĩa như thế nào đối với cô.
Trước đó không lâu, ở Bắc Kinh, anh vẫn còn ủng hộ cô một cách chắc nịch.
Nhưng bây giờ, anh lại dùng những giá trị quan phổ biến không thể phản bác để khuyên cô, giống như tất cả những người trên thế giới này.
Hàng Du Ninh không nói gì, cúi đầu nhìn chăn.
Giọng của Hứa Dã vẫn vang lên đều đều: "Hơn nữa em không có quyền thực thi pháp luật, cũng không hiểu các phương pháp điều tra hình sự, hiệu quả rất thấp. Em còn nhiều việc khác phải làm..."
Hàng Du Ninh ngắt lời anh, nói: "Anh, em buồn ngủ rồi, đau bụng."
Hứa Dã im lặng trong giây lát, rồi anh đứng dậy ngay, nói: "Được, em ngủ đi, chúng ta để mai nói tiếp..."
...
Lần này Hứa Dã về đây, một là để tìm Hàng Du Ninh, hai là vì anh sắp được điều chuyển đến miền Nam, còn nhiều thủ tục ở đây cần giải quyết.
Cả căn nhà này, cũng không thể cứ để trống mãi như vậy.
Nhưng vào thập niên 80, người đi làm thuê ở Đông Bắc khá ít, người thuê nhà còn ít hơn.
Còn về dân địa phương, ai cũng nghe nói ngôi nhà này từng có người treo cổ tự tử.
Bao nhiêu vấn đề đau đầu, đối diện với những hàng xóm nhiều chuyện, Hứa Dã chẳng hề tỏ ra dễ chịu.
Anh ra ngoài mua bữa sáng cho Hàng Du Ninh, còn mua thêm một ít đồ sinh hoạt, thêm một cân quýt. Quýt vào mùa này vẫn còn xanh, nhìn thôi đã thấy chua.
Khi anh trở về, Hàng Du Ninh vẫn đang ngủ, anh bỏ đồ đạc xuống, viết một tờ giấy nhắn rồi ra ngoài lo công việc.
Điều anh không ngờ là ngay khi anh vừa bước ra ngoài, Hàng Du Ninh đã mở mắt.
Cô đi ra phòng khách, ngước nhìn lên trần nhà, nơi vốn có một cái quạt trần.
Bố của Hứa Dã đã qua đời ở đó.
Lúc ấy ông nội của Hứa Dã đã qua đời rồi, Hàng Du Ninh vẫn nhớ tang lễ của ông Hứa, người đến dự nối tiếp không ngớt, chú Hứa mặc bộ đồ tang trắng, đứng ở cửa cúi chào mọi người.
Có mấy đồng đội cũ của ông Hứa khóc đến mức ngất xỉu.
Nhưng tang lễ của chú Hứa Dã thì cô không có ấn tượng gì cả.
Có lẽ chỉ cách nhau vài tháng, lúc ấy Hứa Dã đã được thả ra nhưng đã bị đuổi học, ngày nào cũng đi lang thang với đám côn đồ.
Sau hai ngày thi thể của chú Hứa mới được phát hiện, đầy giòi bọ.
Hàng Tầm xử lý vụ án này, ông ấy cũng là người tổ chức tang lễ cho chú Hứa.
Có vẻ như chẳng có bao nhiêu người đến dự, dường như trong thế giới của mọi người, sự việc ấy cứ thế mà trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Bây giờ nghĩ lại, điều này có phần bất thường.
Dù gia đình họ vừa trải qua một tang lễ, dù Hứa Dã bị người ta gọi là "tội phạm hi3p d@m".
Nhưng dù sao chú Hứa cũng là một quản lý nhà máy, sao lại không có ai muốn đến dự?
Hàng Du Ninh mở cửa, bước ra ngoài.
Đúng lúc này, rau cải thảo được chở đến, ông chú đứng trên đống cải thảo cao như núi, mặc cả với các bà, các cô.
Những cây cải thảo to được xếp thành hàng dưới chân tường, trông giống như biển trắng xanh đan xen rộng lớn. Hàng Du Ninh nhớ lại hồi nhỏ, cũng y như lúc này, đột nhiên vào một ngày thu, cả con phố đều chất đầy cải thảo.
Cải thảo đã đến, mùa đông cũng sắp đến, không lâu nữa sẽ có canh dưa chua và sủi cảo.
Trong bầu không khí vui vẻ, Hàng Du Ninh chủ động trò chuyện với những cô dì, chú bác.
Giờ đây cô một thân một mình ở bên ngoài, càng nhiều người biết cô ở đây thì càng an toàn.
Sau đó, nhân lúc mọi người không chú ý, cô đi đến một tòa nhà hẻo lánh.
Đây là tòa nhà có ánh sáng kém nhất trong khu vực, rất yên tĩnh, chỗ này có một người say rượu nổi tiếng, tên là Hách Minh Quý.
Hách Minh Quý cũng là công nhân trong nhà máy, nhưng suốt ngày không làm gì, ban đầu là công nhân, giờ chỉ gác đêm trong nhà máy.
Ấn tượng sâu sắc nhất của Hàng Du Ninh về ông ta là hồi nhỏ có một lần đi qua nhà ông ta, cô thấy ông ta ngồi xổm ở cửa tòa nhà, trông như đang đi vệ sinh.
Trong khóa quần của ông ta lộ ra một thứ kỳ lạ, ngắn và thô, ông ta liên tục x0a nắn, thấy có cô gái đi ngang qua, ông ta không những không dừng lại mà còn vẫy tay gọi cô lại.
Cô thấy sợ hãi, chạy đi, về nhà kể lại, Trương Thục Phân đã chặn cửa và mắng mười tám đời tổ tiên nhà ông ta một trận.
Nhưng người này có một điểm: Ông ta rất ghét bố Hứa Dã.
Ghét đến mức nào? Mỗi lần uống rượu, ông ta đều đến nhà Hứa Dã đi tiểu, bị ông Hứa cầm gậy đánh một trận mới thôi.
Thời gian đã trôi qua quá lâu.
Đối với hầu hết mọi người trong khu, bố của Hứa Dã chỉ còn là một hình ảnh mờ nhạt: "Người này có chút kiêu ngạo, luôn có cảm giác ông ta coi thường người khác."
"Khi ông ta làm quản lý nhà máy, keo kiệt lắm luôn, không trừ lương thì cũng phạt tiền!"
"Đúng vậy!"
Người hiểu rõ ông ấy nhất, trừ người thân ra thì còn có kẻ thù.
Hàng Du Ninh gõ cửa, gọi: "Chú Hách ơi, chú có ở nhà không ạ?"
Cô gõ mười mấy lần liên tiếp, cửa mới mở ra, Hách Minh Quý với mái tóc rối bù xù như ổ gà, rống lên: "Ai đấy?"
Mùi rượu nồng nặc xộc vào mặt, Hàng Du Ninh vẫn tỉnh bơ, cô giơ chai rượu và cân quýt trong tay lên, nói: "Chú Hách, tôi là phóng viên của báo chiều Liêu Tây, muốn đến phỏng vấn chú mấy câu."
Hách Minh Quý ngẩn người.
Người phụ nữ trước mắt, làn da trắng trẻo, tóc uốn xoăn, mặc váy liền thân, giống kiểu sinh viên nữ mà ông ta thèm khát.
Nhưng trên má cô có một vết sẹo, khiến cô thêm phần dữ tợn, làm người ta không hứng lên nổi.
Hàng Du Ninh ngồi trên cái ghế nhỏ, khắp căn phòng toàn là chai rượu, đầu thuốc lá, tỏa ra mùi ẩm ướt hôi hám.
"Báo các cô phỏng vấn tôi làm gì?" Hách Minh Quý vắt chéo chân, nhả khói: "Tôi có phải nhân vật lớn gì đâu!"
Hàng Du Ninh nói: "Chúng tôi chỉ muốn phỏng vấn những công nhân già chân thực nhất, xem cuộc sống của họ ra sao, có phải chịu bất công hay không."
Hách Minh Quý bỗng ngồi thẳng dậy: "Tôi nói thì cô sẽ cho lên báo thật chứ?"
Hàng Du Ninh đáp: "Nếu là thật, sẽ được."
Hách Minh Quý bắt đầu lải nhải, chửi từ quản lý nhà máy hiện giờ, con mẹ già Tào Quốc Tĩnh chết tiệt, cho đến tổ trưởng cũng không phải người tốt.
Hàng Du Ninh im lặng lắng nghe, cô không có kinh nghiệm thẩm vấn, nên cũng không dẫn dắt ông ta.
Cuối cùng, ông ta nói đến bố của Hứa Dã.
"Hứa Kiến Bang là tên thối nát! Tưởng tôi không biết à? Ông ta đã tiêu hết tiền của nhà máy cho mấy ả bên ngoài!"
Hàng Du Ninh nói: "Chú Hách, không thể nói bậy."
"Tôi nói bậy gì chứ!" Hách Minh Quý tức giận, đập bàn: "Cô đi hỏi mà xem, trong mấy năm ông ta làm phó quản lý, chúng tôi đã phải sống thế nào!"
"Vậy có nghĩa là hiệu quả của nhà máy không tốt."
Hách Minh Quý gào lên: "Cô cứ kiểm tra đi! Nhà máy chúng tôi, sau khi ông ta nghiên cứu lập ra tỷ lệ phế phẩm, một năm sản xuất ra bao nhiêu thép bỏ đi, chúng đi đâu hết rồi!"
Hàng Du Ninh hỏi: "Vậy thì có liên quan gì đến... Ừm, đến phụ nữ?"
Cô hy vọng Hách Minh Quý đã từng tận mắt chứng kiến cảnh Triệu Minh Minh và Hứa Kiến Bang hẹn hò hay gì đó...
Nhưng không ngờ, Hạo Minh Quý bực bội vò đầu, cuối cùng nói ra: "Ông ta và Tào Quốc Tĩnh mèo mả gà đồng với nhau!"
Tào Quốc Tĩnh là quản lý đương nhiệm của nhà máy, trước đây sống trong tòa nhà mà Hàng Du Ninh ở, giờ chắc đã chuyển đi lâu rồi.
Điều Hàng Du Ninh nhớ rõ nhất về bà ta là rất cao và xinh đẹp, còn chồng bà ta thì thấp lùn và đầy đặn.
Có người nói họ giống như Võ Đại Lang và Phan Kim Liên (*), lúc đó cô còn nhỏ, không hiểu điều đó có nghĩa là gì, chỉ nhớ hình như bố cô đã quở trách những người đó.
(*) Võ Đại Lang và Phan Kim Liên: 2 nhân vật trong Thủy hử, Võ Đại Lang là một người lùn, xấu xí, nhưng hiền lành tốt bụng. Vợ Võ Đại Lang là Phan Kim Liên là một người đàn bà đẹp và lẳng lơ, đã tư thông với Tây Môn Khánh, một nhân vật nổi tiếng hoang dâm vô độ. Dù biết nhưng Võ Đại Lang vẫn im lặng nhịn cho qua nhưng lại bị Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh thông đồng hạ độc.
Hàng Du Ninh hỏi: "Làm sao chú biết điều đó?"
"Tôi gác đêm! Chuyện gì tôi cũng biết!" Hách Minh Quý nói: "Tôi tận mắt thấy họ đi vào văn phòng vào ban đêm, hôm sau thì tôi bị đánh!"
"Bị đánh? Ai đánh chú?"
Hứa Kiến Bang trông có vẻ lịch sự, tuyệt đối không giống người có thể ra tay đánh người.
"Chắc là con trai của Hứa Kiến Bang? Hoặc ông ta thuê người đánh." Hách Minh Quý chửi rủa: "Thằng khốn đó đánh lén từ phía sau, sau gáy tôi vẫn còn sẹo đây này..."
Hứa Dã?
Hàng Du Ninh thầm ghi lại một điểm trong lòng, cô lặp lại: "Vậy là chú thấy Hứa Kiến Bang đi cùng Tào Quốc Tĩnh, rồi chú bị đánh?"
Nói xong, cô nhìn vào đôi mắt tránh né của Hách Minh Quý, trong lòng có suy đoán: "Sau đó Hứa Kiến Bang về nhà, chắc chú đã nói gì đó với Tào Quốc Tĩnh, đúng không?"
Chẳng hạn như, tôi đã có nhược điểm của bà, bà phải cho tôi chút lợi ích.
Mặt Hách Minh Quý đỏ bừng, hét lên: "Thế thì sao? Chỉ cho bọn họ làm quan ăn thịt, tôi uống chút canh thì không được à!"