Tiết Thanh Yến

Chương 8



"Dời tấu chương đến cung Hoàng Hậu, trước khi Hoàng hậu sinh nở, Trẫm muốn cùng Hoàng hậu ăn ngủ cùng chỗ, xử lý chính sự."

Trịnh Hân Du quỳ khóc thét, muốn Thích Kha tin nàng ta, muốn Thích Kha đừng đi.

Ta nhẹ nhàng vuốt ve gò má Thích Kha, làm ra vẻ đáng thương: "Hoàng thượng, thần thiếp biết trong lòng người còn có Hân nhi muội muội, hay là người cứ về đi…"

"Nàng là Hoàng hậu của Trẫm, là Hậu một nước, Trẫm đương nhiên phải đặt nàng lên hàng đầu trong mọi việc."

Thì ra người vẫn còn nhớ, thì ra người cũng biết.

Cùng ngồi trên kiệu, tựa vào lòng Thích Kha, ta nhẹ nhàng lau đi nước mắt trên gò má.

Thì ra lời nói dịu dàng, tình ý và nước mắt của nữ tử lại lợi hại đến vậy, thì ra giả vờ ngốc nghếch còn dễ lấy lòng nam nhân hơn là chân tình.

Thích Kha, người thật sự không đáng.

Từ khi Thích Kha chuyển đến cung của ta ở, hắn đã truyền chỉ nói không gặp Trịnh Hân Du.

Chuyện hạ độc hoàng tự, cứ thế nhẹ nhàng xóa bỏ.

Ta sớm đã phái Cảnh Dao đi làm thám tử, nàng trở về nói với ta rằng Trịnh Hân Du sắp phát điên rồi.

Dù sao từ khi Trịnh Hân Du vào cung đến giờ, chỉ có nàng ta bắt nạt người khác, chứ làm gì có chuyện nàng ta bị người khác hãm hại.

Ta cười, rõ ràng là gậy ông đập lưng ông, nàng ta có gì mà phải nhảy dựng lên?

Ta từ nhỏ được tổ phụ dạy dỗ, thường được răn dạy phải nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác, nhưng Trịnh Hân Du thì ngược lại.

Cảnh Dao còn tiết lộ cho ta một tin tức quan trọng: Phiên vương khác họ - Lưu Cơ, từ sau quốc yến đêm ba mươi Tết đã gặp Trịnh Hân Du, luôn tìm cách bám riết nàng ta, còn hứa sẽ phò trợ nhi tử nàng ta.

Phiên vương khác họ - Lưu Cơ, cũng là người được Tiên Hoàng vinh sủng, đến đời hắn ta thì nắm binh quyền trấn giữ Tây Bắc, nếu không câu kết với địch thì cũng không gây uy h.i.ế.p lớn lắm.

"Vị Lưu vương này, sao thường ngày lại dây dưa với Trịnh thị?" Ta bóc một quả nho, đưa vào miệng Cảnh Dao.

Nàng chớp mắt với ta: "Nương nương yên tâm dưỡng thai, chuyện này tần thiếp sẽ lo."

7

Ban đầu ta không muốn can thiệp vào chính sự nữa, nhưng ta luôn canh cánh chuyện thu hoạch năm nay ở sáu châu Giang Nam, giờ đang là mùa gieo trồng, thật sự bất đắc dĩ phải đi thương nghị chuyện này với Thích Kha.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -

Ta hỏi hắn có cách nào hay không, hắn nói hạn hán hay lũ lụt là do trời định, có thể có cách gì chứ.

Ta im lặng một lúc để kiềm nén cơn giận.

Năm ngoái sau khi cứu tế trở về, ta đã cùng huynh trưởng bàn luận chuyện này. Huynh trưởng nói tuy tốn kém tiền bạc và nhân lực, nhưng nếu có thể xây dựng một số đập nước và kênh mương, nhất định sẽ có hiệu quả.

Chuyện này huynh trưởng đã tấu lên từ năm ngoái, còn cho mấy vị thần tử chuyên trách thủy lợi đi thăm dò địa phương hơn hai tháng, vẽ ra bản đồ chi tiết, mấy ngày trước đã trình lên Thích Kha.

Ta đoán có lẽ là vì số lượng đập nước và kênh mương cần xây quá nhiều, Thích Kha sợ tốn kém sức dân, nên có ý định bỏ qua.

Thế nên ta uyển chuyển khuyên nhủ: "Hoàng thượng, nếu cứ luôn nghe theo ý trời, năm nào cũng chỉ đợi cứu tế dân chạy nạn, đó mới thật sự hao người tốn của."

Thích Kha nhìn ta chằm chằm, ta thấy trong mắt hắn hơi có sự kiêng dè.

Hắn lại hỏi ta một vấn đề không liên quan: "Hoàng hậu đã trong thai kỳ, hà tất luôn phải quản những chuyện phiền lòng không liên quan đến mình?"

Chuyện quá khứ, ta vốn chưa từng so đo, vì luôn cảm thấy ta và Thích Kha là người một nhà.

Nhưng giờ đây ta không nhịn được phải tính toán: Nếu không phải năm đó ta cố chấp muốn gả cho hắn, hắn làm sao có thể bình ổn từng bước từ Thái tử Đông Cung lên ngôi Hoàng đế.

Bao nhiêu lần những đại sự tốn kém tiền bạc và công sức, không phải do mẫu gia của ta một tay dẫn đầu hoàn thành cho hắn sao?

Cho nên bấy nhiêu năm nay, hắn dựa vào bao nhiêu quyền thế của những người "không liên quan" như ta, chẳng lẽ hắn không rõ sao? Chẳng lẽ hắn không nhớ ơn sao?

Ta tức giận, mạnh mẽ ngả vào lưng ghế. Trong lúc tự nhủ lòng mình bình tĩnh lại, ta liếc nhìn tấm biển treo trên xà nhà trong thư phòng: Cần Chính Thân Hiền.

Thật là đủ châm biếm.

"Thần thiếp là Hoàng hậu một nước, cùng Hoàng thượng trị vì thiên hạ thái bình này. Nếu thần thiếp chỉ lo sinh con đẻ cái, tề gia nội trợ, thì thần thiếp có khác gì dân nữ bình thường?"

Ta nhìn thẳng Thích Kha, hậu cung can chính thì sao, dù sao cũng mạnh hơn hắn - một Đế vương lười biếng - rồi: "Hiện giờ hàng vạn bách tính bị nạn lụt vây khốn, thần thiếp đương nhiên phải gánh vác trách nhiệm, khuyên nhủ Hoàng thượng cần chính ái dân."

Thích Kha hoàn toàn sững sờ, vì ta chưa từng dùng lời lẽ nghiêm khắc như vậy nói chuyện với hắn.

Ta gần như đã nói thẳng ra rồi, ta và Tứ phi thương lượng hòa thuận, đều viết thư xin mẫu gia dốc lòng vì việc hưng tu thủy lợi, những lo lắng của hắn ta đều có thể được giải quyết, hà tất phải do dự làm lỡ việc.

"Tuy nhất thời hao người tốn của, nhưng rốt cuộc là việc lớn tốt đẹp mang lợi cho con cháu muôn đời, vạn mong Hoàng thượng sớm ngày chuẩn bị."