Con ngõ nhỏ ở Giang Nam
Nhà máy dệt bông đã cải tạo một con ngõ nhỏ, dự định sẽ phân phát cho công nhân làm ký túc xá.
Danh sách phân phòng vẫn chưa được công bố nhưng nhà máy đã xuất hiện một tin đồn gây sốc. Vào nửa đêm, cô hoa xưởng của xưởng số hai cùng với đứa con trai đã gõ cửa nhà của bí thư. Những người hàng xóm bị đánh thức, mơ hồ nghe thấy một câu: “… nhà không đủ chỗ? nếu anh không cho nhà tôi sẽ để con trai anh ở lại nhà anh.”
Một đồn mười, mười đồn trăm và khi tin đồn đang vui vẻ chạy theo hướng tình tiết “hồng sắc” thì một diễn biến bất ngờ xảy ra. Sự kiện này nhanh chóng chuyển từ một vụ bê bối tình cảm sang một câu chuyện đạo đức gia đình.
Sau khi tan ca, bí thư về nhà và thấy con trai của cô hoa xưởng đang ngồi ngay ngắn trên ghế chờ bữa tối thì tức giận vô cùng liền đá vào ghế của cậu bé.
Ghế lật nhào, cậu bé ngã xuống đất và khóc thảm thiết, “Chú đá cháu… Chú để ba cháu phải sửa máy lạnh ở nhà máy, chú không cho mẹ cháu nhà, chú còn đá cháu nữa”
Tiếng khóc của cậu bé vang lên rất chân thật và lan xa ra cả ngàn dặm khiến cho những tòa nhà xung quanh đều nghe thấy. Với tốc độ nhanh như chớp đã kịp thời làm sáng tỏ sự trong sạch của thư ký. Khi các đồng nghiệp ở những tòa nhà xung quanh đang tán dương bí thư vì đã hết lòng vì công việc thì cậu bé lại khóc một lần nữa. “Tối qua, vợ của chú hỏi chú tại sao không làm một cái tủ lạnh cho gia đình. Chú nói chú tiết kiệm tiền không dám để mẹ chú biết vì sợ mẹ chú sẽ lấy tiền đó. Chú ơi, ba cháu thật sự không thể mua được tủ lạnh rồi”
Tối hôm đó, trong nhà bí thư, mọi thứ rối loạn như gà bay chó chạy. Giữa tiếng khóc của cậu bé, mẹ bí thư và vợ bí thư đã đánh nhau.
Hai bên đánh nhau ngang sức, khó phân thắng bại. Ngày hôm sau, mẹ bí thư đi khám tại bệnh viện của nhà máy để lấy thuốc cao huyết áp. Bà là người có hộ khẩu nông thôn, không có phúc lợi y tế nên bí thư buộc phải dùng số tiền tiết kiệm khó khăn lắm mới có được để đóng tiền thuốc.
Vợ bí thư chỉ trích mẹ chồng giả bệnh, tức giận quay về nhà mẹ đẻ.
Công nhân trong toàn nhà máy đều nghĩ ra đủ chiêu trò, dùng mối quan hệ, so võ tay, dùng thủ đoạn sau lưng… Cuối cùng, vào cuối tháng mười, lãnh đạo nhà máy công bố kế hoạch phân phối, dán danh sách lên bảng thông báo trước tòa nhà văn phòng.
Hoàng Linh đứng trước bảng thông báo, vừa mừng vừa lo. Mừng vì cô được phân vào khu nhà có hai phòng ngủ, lo vì cô và gia đình "cô hoa xưởng" được phân vào cùng một khu nhà, hai gia đình sẽ dùng chung một nhà bếp.
Cả gia đình bốn người hiện tại chỉ có một phòng. Bọn trẻ đã ngủ, đèn đã tắt. Hoàng Linh và chồng Trang Siêu Anh vẫn không thể kiềm chế được sự vui mừng, ngồi bên bàn ăn trong bóng tối thì thầm trò chuyện.
Ký túc xá có tường cách âm không tốt. Tiếng bước chân trong hành lang, tiếng ngáy của người bên cạnh đều nghe rõ mồn một. Dưới ánh trăng mờ, vợ chồng họ nhìn nhau đều thấy nụ cười không thể giấu trên mặt đối phương.
- Trang Siêu Anh nhắc nhở vợ: "Chúng ta là gia đình duy nhất ở tầng này được phân nhà, mấy ngày nay phải khiêm tốn, nhất định phải khiêm tốn."
- Hoàng Linh sợ đánh thức các con. Không dám cười nhưng miệng cô vẫn cong lên: "Cần anh nhắc nhở à? Em đã dặn các con rồi, đừng có lắm mồm ở trường."
- Trang Siêu Anh đáp: "Dù sao cũng không giấu được lâu, chỉ là đừng quá khoe khoang sẽ bị người ta ghét."
- Hoàng Linh nhẹ nhàng nói: "Thật không ngờ..."
- Hoàng Linh nói không rõ nhưng Trang Siêu Anh hoàn toàn hiểu ý cô chưa nói hết. "Em là công nhân cũ, mỗi năm đều là tấm gương lao động sản xuất. Về thâm niên công tác và chức danh, nhà máy cho em nhà cũng là để làm gương mẫu."
Hoàng Linh gật đầu.
- Trang Siêu Anh lại nói: "À, mỗi sân có hai gia đình, em có biết hàng xóm là ai không?"
- Hoàng Linh muốn nói lại thôi. Suy nghĩ một lát rồi trả lời: "Tống Oánh, em và cô ấy không cùng xưởng, không quen lắm"
- Trang Siêu Anh theo trực giác cảm thấy vợ có ý khác: "Có vấn đề gì sao?"
- Hoàng Linh đáp "Ngày xưa cô ấy là hoa xưởng nổi tiếng của nhà máy, rất xinh đẹp và sành điệu. Nghe nói miệng rất sắc bén, tính tình khá mạnh mẽ. Con trai cô ấy học cùng lớp với Tiểu Đình. Tiểu Đình nói cậu ta rất nghịch, thường xuyên bị thầy cô phê bình."
Lúc này, Trang Tiểu Đình trở mình một cái dường như bị đánh thức, hai vợ chồng lập tức nín thở.
Trang Tiểu Đình lại lật người, tiếp tục chìm vào giấc ngủ sâu.
- Hoàng Linh hạ giọng thấp hơn: "Chỉ là chuyện cô ta đem con trai đến nhà bí thư..."
Việc cô hoa xưởng mang con trai đến nhà bí thư ở nhà máy dệt bông không ai không biết. Trang Siêu Anh lập tức "À" một tiếng, thể hiện rằng anh đã hiểu.
Ký túc xá nằm ở tầng hai, có thể nghe loáng thoáng tiếng côn trùng trong bụi cỏ dưới tầng.
- Trang Siêu Anh đột nhiên ngẩn người một lúc: "Em nghĩ nhà mình được phân nhà có phải... có phải có liên quan đến việc nhà nước phục hồi kỳ thi đại học không?”
Hoàng Linh lắc đầu, vẻ mặt mơ hồ.
- Trang Siêu Anh nói: "Trước kia, bộ phận trung học phổ thông chỉ là sống qua ngày, giáo viên thì mất tập trung, học sinh càng mất tập trung hơn. Từ khi báo chí nói sẽ tổ chức kỳ thi đại học vào cuối tháng 12 hình như ban lãnh đạo trường bắt đầu chú trọng đến trung học phổ thông rồi."
- Hoàng Linh đáp "Đúng vậy, bây giờ buổi tối có người đến tìm anh hỏi bài ầm ĩ đến mức con cái chúng ta không có chỗ làm bài tập"
Mười năm rồi nhà nước không tổ chức kỳ thi đại học. Đặc biệt là trên thị trường gần như không thể mua được sách tham khảo. Hầu hết mọi người không biết đăng ký, ôn thi hay điền nguyện vọng như thế nào. Trang Siêu Anh là giáo viên môn toán ở bộ phận trung học phổ thông của trường phụ thuộc nhà máy dệt bông nên đương nhiên trở thành trung tâm tư vấn.
Trong vòng hai tháng, nhà họ Trang lúc nào cũng tấp nập người ra vào. Người đến để hỏi bài, sao chép giáo án… không ngừng nghỉ.
Nhà chỉ có một căn phòng cuộc sống bị xáo trộn nghiêm trọng. Hoàng Linh có chút phàn nàn nhưng vì liên quan đến tương lai cả đời của các thí sinh, lại đều là con cái của đồng nghiệp quen biết nên cô chỉ có thể tự nhủ với mình: "Chịu đựng một chút, sắp tới kì thi đại học rồi, dù sao chỉ còn hai tháng nữa thôi.
Cuối tháng 12, năm triệu bảy trăm thí sinh trong độ tuổi từ 14 đến 32 cả nước bước vào phòng thi.
Trang Siêu Anh trong suốt hai tháng qua đã xoay vòng giữa trường học và ở nhà. Khi kỳ thi đại học chính thức bắt đầu, anh ta thở phào nhẹ nhõm tưởng rằng mình sẽ được thư giãn một chút.
Vừa thở phào xong, gần như cùng lúc đó, Trang Siêu Anh nhận được thông báo từ Ủy ban Giáo dục. Vì anh đã dạy học ở trường trung học phổ thông nhiều năm, lại có xuất thân tốt và là đảng viên nên anh được Sở Giáo dục thành phố chọn tham gia công tác chấm thi cách ly tại địa phương.
Trang Siêu Anh nhận được thông báo mà không thể tin nổi, đầu óc choáng váng. Anh hoàn toàn không dám tin rằng mình lại có đủ tư cách trở thành giáo viên chấm thi kỳ thi đại học.
Trình độ học vấn của Trang Siêu Anh chỉ là trung cấp, bản thân anh chưa từng tham gia kỳ thi đại học. Anh luôn có sự kính trọng tự nhiên đối với các chữ "kỳ thi đại học". Trước khi hiệu trưởng đưa lá thư của Sở Giáo dục cho anh, anh ta từ trước đến nay chưa bao giờ biết rằng bản thân mình và kỳ thi đại học lại có thể có mối liên hệ trực tiếp.
- Hiệu trưởng hỏi "Mười năm rồi không có kỳ thi đại học, công tác còn khá lộn xộn. Cụ thể cách chấm thi thế nào cũng chưa rõ. Chấm thi phải xa nhà, không biết phải chấm bao nhiêu bài và mất bao lâu. Anh về nhà bàn bạc với gia đình rồi trả lời tôi. Nếu có khó khăn gia đình thì có thể không đi"
- Trang Siêu Anh cầm lá thư, tay đầy mồ hôi. Anh ta kiên quyết nói: "Đi, tôi đi."
Trang Siêu Anh vội vã về nhà kể cho Hoàng Linh về chuyện này rồi bắt đầu chuẩn bị đồ đạc. Cả hai vợ chồng đều cảm thấy bối rối. Hoàng Linh hoảng hốt chạy đến tủ quần áo ôm những chiếc chăn dư thừa và dùng dây nylon buộc chặc lại: "Ngoài chăn và quần áo còn cần mang gì nữa không?"
- Trang Siêu Anh cũng rất bối rối: "Chỉ nói là mang chăn, quần áo và đồ dùng cá nhân"
- Hoàng Linh cầm chiếc cốc men sứ trên bàn: "Cốc, khăn tắm phải mang theo. Anh đi lấy kem đánh răng và bàn chải đi, em sẽ tìm khăn tắm."
Trang Siêu Anh đi lấy kem đánh răng và bàn chải còn Hoàng Linh mở tủ ngăn kéo tìm khăn tắm mới. Cô tình cờ nhìn thấy vài lọ thuốc nhỏ trên tủ ngăn kéo. Nhớ lại Trang Siêu Anh dạ dày không tốt liền vội vàng lấy thuốc dạ dày, thuốc cảm cúm và các loại thuốc thường dùng. Bọc kỹ các lọ thuốc vào trong khăn tắm rồi nhét vào trong bình men sứ đựng trà.
Sau một hồi chuẩn bị, chăn đã buộc xong, quần áo và đồ dùng cá nhân được cho vào một chiếc vali bằng da nhân tạo. Chậu rửa mặt và bình nước nóng cũng được cho vào túi lưới, Trang Siêu Anh chuẩn bị ra khỏi nhà.
- Hoàng Linh do dự hỏi: "Có cần nói với Tiểu Nam và Tiểu Đình không?"
- Trang Siêu Anh suy nghĩ một lúc "Không chắc có thể nói ra ngoài hay không. Để chắc chắn, trước tiên em đừng nói với ai. Bọn trẻ rất nhanh miệng nên đừng nói với chúng. Cứ bảo là anh đi công tác"
- Hoàng Linh môi khẽ run rẩy. Trang Siêu Anh biết vợ mình lo lắng trong lòng liền an ủi: "Chỉ là chấm thi thôi. Chấm xong sẽ về ngay."
Trang Siêu Anh từ dưới giường lấy ra đòn gánh chuyên dùng để vác than. Buộc hành lý đã sắp xếp vào hai đầu của cái đòn gánh, vác cái đòn gánh xuống cầu thang. Hoàng Linh lặng lẽ đi theo sau.
Trên khoảng sân giữa các tòa nhà có một nhóm trẻ con đang chơi đùa. Con trai lớn Trang Đồ Nam và con gái nhỏ Trang Tiểu Đình cũng có mặt trong đó. Trang Siêu Anh vui vẻ chào hỏi con trai và con gái nói rằng mình sẽ đi công tác vài ngày.
- Trang Tiểu Đình tò mò hỏi: "Bố, bố đi công tác đâu vậy?"
- Trang Siêu Anh ngẩn ra một chút, nói lấp lửng: "Không xa đâu”
- Trang Đồ Nam vì lớn tuổi hơn cảm thấy có điều gì không ổn, nghi ngờ hỏi: "Bố, sao đi công tác mà lại phải mang chăn? Bố đi trường ở nông thôn à?"
Hoàng Linh ngăn lại câu hỏi của Trang Đồ Nam rồi dẫn hai con theo tiễn Trang Siêu Anh đến trạm xe buýt.
Trang Siêu Anh vác đòn gánh lên xe buýt, đổi xe một lần giữa chặng rồi đi bộ thêm mười phút. Cuối cùng đến điểm chấm thi cách ly, là khu vực của Sở Đường sắt thành phố.
Trong khuôn viên có một tòa nhà tiếp khách và một tòa nhà văn phòng.
Tòa nhà tiếp khách không còn mở cửa phục vụ khách ngoài nữa. Cổng sắt trong khuôn viên có ba lớp bảo vệ nghiêm ngặt. Trang Siêu Anh được bảo vệ dẫn vào phòng tiếp khách nghỉ ngơi một lát rồi lại được dẫn vào tòa nhà văn phòng.
Trong văn phòng, tất cả các bàn làm việc được ghép lại thành một chiếc bàn lớn. Ở giữa là một chồng bài thi, xung quanh là một vài thầy cô giáo đang cầm giấy bút cúi đầu viết gì đó.
Mấy thầy cô thấy Trang Siêu Anh lần lượt dừng bút trong tay, đứng dậy tự giới thiệu.
- Sau một vài lời chào hỏi ngắn gọn, một giáo viên già đã tóm tắt tình hình "Kỳ thi đại học lần này quá gấp rút. Từ khi phát thông báo đến khi thi chính thức chỉ có hai tháng. Sở Giáo dục tỉnh còn không có đáp án chính xác. Chúng tôi bàn bạc với nhau: các thầy cô sẽ tự làm bài thi trước rồi tìm ra vài bài của học sinh làm tốt để tham khảo cách giải quyết của thí sinh. Cuối cùng tất cả sẽ cùng nhau tổng kết ra một đáp án chuẩn rồi mới bắt đầu chấm thi"
- Một giáo viên khác nói thẳng thắn: "Căn bản của chúng ta cũng... không tốt lắm, mọi người cũng đã bỏ bê rất nhiều năm rồi. Phương pháp giải của thí sinh có thể giúp chúng ta mở rộng suy nghĩ, nâng cao hiệu quả và độ chính xác khi chấm thi."
Vị giáo viên già lấy ngẫu nhiên một bài thi từ đống bài thi ở giữa bàn đưa cho Trang Siêu Anh.
Trang Siêu Anh cúi đầu nhìn. Bài thi này hoàn toàn trả lời lạc đề. Thí sinh đã viết nửa bài thơ “Tẩy Nguyên Xuân Tuyết” dưới câu hỏi chứng minh toán học mà trong nửa bài thơ đó còn viết sai hai câu.
- Vị giáo viên già giải thích "Phần lớn thí sinh đều có nền tảng rất kém. Không trả lời được câu hỏi thì viết bừa, những bài làm tốt thì rất ít. Nếu có bài thi nào đúng nhiều thì tất cả giáo viên trong phòng đều tranh nhau xem"
Trang Siêu Anh bắt đầu cuộc sống chấm thi cách ly.
Trong suốt thời gian chấm thi, các giáo viên không thể tự do liên lạc với bên ngoài và trước khi kết thúc công việc chấm bài, các thầy cô cũng không thể tự ý rời khỏi khu vực này.
Hơn trăm giáo viên chấm thi sống trong vài chục phòng tiêu chuẩn của hai tầng tòa nhà tiếp khách. Mỗi sáng, họ cùng nhau ăn sáng tại căng tin của tòa nhà tiếp khách rồi cùng nhau đi vào tòa nhà văn phòng để chấm thi. Tối lại quay về phòng riêng.
Điều kiện của tòa nhà tiếp khách khá khắc khổ, không có lò sưởi. Trang Siêu Anh rất may mắn khi Hoàng Linh kiên quyết nhét chiếc chăn dày nhất ở nhà cho ông để ông không bị lạnh vào giữa đêm. Nước nóng cung cấp cũng rất hạn chế, mỗi phòng mỗi ngày chỉ có một bình nước nóng. Trang Siêu Anh và một giáo viên chấm thi khác phải tiết kiệm khi sử dụng. Đồ dùng sinh hoạt cũng rất thiếu thốn và không thể ra ngoài mua sắm. Các giáo viên chỉ có thể chia sẽ nhau các đồ dùng như kem đánh răng, thuốc cảm.
Hoàng Linh không biết liệu việc Trang Siêu Anh tham gia công tác chấm thi có cần giữ bí mật hay không nhưng vì lý do tổ chức và kỷ luật buộc cô chọn im lặng giữ bí mật.
Các đồng nghiệp và hàng xóm dần nhận ra sự biến mất của Trang Siêu Anh. Trang Siêu Anh là người địa phương, gia đình anh ở Tô Châu. Hoàng Linh không có lý do nào hợp lý để nói dối. Không thể biện minh bằng cái cớ "gia đình có việc gấp", cô chỉ có thể mơ hồ nói rằng "công việc cần thiết".
Anh em nhà Trang Siêu Anh giả vờ bình tĩnh trong câu trả lời mơ hồ của mẹ.
Trang Siêu Anh vẫn chưa về nhà, phòng quản lý nhà chính thức phát chìa khóa. Những công nhân được phân nhà có thể bắt đầu chuyển đồ.
Trang Đồ Nam là học sinh lớp năm. Dù mới chỉ là một cậu bé nhưng đã rất khỏe mạnh. Cậu giúp mẹ tháo dỡ lò sưởi bằng tôn và mang đồ đạc lên xe ba bánh. Trang Tiểu Đình mới chỉ học lớp một, tuổi còn nhỏ, sức lực yếu nhưng cũng cố gắng giúp mẹ thu dọn quần áo.
Cả nhà ba người bận rộn cả buổi sáng, dùng xe ba bánh chở chuyến đồ đầu tiên.
Hoàng Linh nắm tay Trang Tiểu Đình đi bộ, Trang Đồ Nam đạp xe, cả ba cùng đi vào con ngõ tìm căn nhà theo số nhà dán trên chìa khóa.
Con hẻm rất sâu. Hoàng Linh càng đi sâu vào tâm trạng càng nặng nề vì vòi nước công cộng và nhà vệ sinh công cộng đều ở gần đầu hẻm. Căn nhà càng xa đầu ngõ, cuộc sống càng bất tiện.
Sợ gì thì cái đó sẽ đến. Căn nhà được phân cho họ lại là căn cuối cùng ở cuối ngõ. Vị trí tệ đến mức không thể tệ hơn.
Trong sân nhỏ, những người hàng xóm mới đang chuyển đồ.
Tống Oánh rất sành điệu, dù đang chuyển nhà nhưng trang phục của cô ấy vẫn rất nổi bật. Khoác áo ngoài màu xanh đậm có cổ nhọn, mặc áo len cổ cao màu vàng gừng. Trông cô vừa sáng sủa lại vừa gọn gàng.
Điều tạo ra sự đối lập mạnh mẽ với điều này là người đàn ông bên cạnh cô ấy ăn mặc rất quê mùa. Cậu bé bên đống than lại càng lôi thôi, bẩn thỉu.
- Tống Oánh rất thân thiện “Chị Linh phải không? Lâm Vũ Phong, đây là Chị Linh hàng xóm tương lai của nhà mình. Đống Triết, gọi dì đi”
- Lâm Vũ Phong vội vàng đặt cái bình nước nóng xuống, chìa tay ra bắt tay với Hoàng Linh “Chị Linh, hân hạnh gặp mặt”
Cậu bé nghe thấy lời mẹ nói ngẩng đầu lên cười tươi với Hoàng Linh. Khuôn mặt của cậu bé rất giống Tống Oánh, đôi lông mày thanh tú, đôi mắt sáng rõ trông rất dễ mến. Lâm Đống Triết vừa định gọi dì thì bất chợt nghe thấy tiếng anh em nhà Trương Đồ Nam và Trương Tiểu Đình trò chuyện bên ngoài sân, cậu liền chạy ra sát cổng sân nhìn ra ngoài.
Khi Lâm Đống Triết quay lại, Hoàng Linh không thể không chú ý đến chiếc quần của cậu. Phía sau chiếc quần có một lỗ thủng lớn, qua lỗ thủng lộ ra một đoạn vải, trên đó có một chữ “niệu” mờ mờ. Có lẽ là được làm từ vải bao đựng urê.
Là người vợ hiền mẹ đảm, Hoàng Linh theo bản năng cảm thấy không ưa Tống Oánh. Cô ta ăn mặc trang điểm rực rỡ còn chồng con thì mặc xốc xếch. Hoàng Linh kiềm chế lại cảm giác khó chịu trong lòng, trò chuyện vài câu với Tống Oánh.
Sân nhỏ này vốn là kiểu nhà ba gian phổ biến nhất — một phòng khách ở giữa và hai phòng hai bên — nhà máy sợi bông đã xây một bức tường ở giữa phòng khách cũ, chia nó thành hai phòng ngủ nhỏ. Ba phòng ngủ ban đầu giờ đã được chia thành bốn phòng ngủ đối xứng hai bên dành cho hai gia đình cùng ở.
Nhà Hoàng Linh được phân một phòng ở phía đông và một phòng ngủ nhỏ. Cô và Trương Đồ Nam cùng nhau vác đồ đạc và đồ dùng từ thùng xe vào phòng phía đông.
Lâm Vũ Phong chủ động đến giúp không nói một lời. Anh giúp vác nhiều món đồ nặng. Nhờ có sự giúp đỡ của anh, cả một xe đồ đạc nhanh chóng được dọn xong.
Hoàng Linh quyết định quay lại ký túc xá để vận chuyển chuyến đồ tiếp theo.
Cả gia đình vừa bước ra khỏi sân, từ trong bếp vọng ra tiếng mắng mỏ của Tống Oánh: “Đống Triết, bánh than bị vỡ hết rồi. Con bê kiểu gì vậy?”
Hoàng Linh rất ít khi mắng con cái, trong lòng cô lại thầm đánh giá Tống Oánh thấp thêm vài phần.
Trương Đồ Nam ngồi lên yên xe, mẹ con họ cũng leo lên thùng xe. Chiếc xe ba bánh bắt đầu di chuyển ra ngoài con hẻm.
Trương Đồ Nam lái rất nhanh, gió lạnh vù vù thổi vào mặt. Hoàng Linh vừa quan sát cảnh vật xung quanh con hẻm vừa mơ hồ lo lắng về việc sau này sẽ hòa hợp thế nào với Tống Oánh.
Từ xa vọng lại tiếng pháo nổ lác đác. Trương Đồ Nam lớn tiếng hét trong gió: “Mẹ, ngày kia là Tết Nguyên đán rồi. Liệu chúng ta có đón Tết ở nhà mới không?”
- Hoàng Linh bừng tỉnh, cười trả lời: “Được.”
- Trương Đồ Nam lại lớn tiếng nói: “Vừa rồi chú hàng xóm đưa cho con một tờ lịch năm 1978, con sẽ đóng lên tường ngay bây giờ.”
- Hoàng Linh ngạc nhiên vô cùng “Là chuyện khi nào vậy, sao mẹ lại không biết?”
Một chiếc xe ba bánh khác vượt qua họ. Trương Đồ Nam là người có tính ganh đua. Cậu đạp mạnh vài cái đuổi theo chiếc xe phía trước.
Hai chiếc xe ba bánh đuổi bắt nhau. Một chiếc phía trước, chiếc còn lại phía sau lao ra khỏi con hẻm.
Trước mắt đột nhiên mở rộng. Một con đường nhựa thẳng tắp chạy về phía trước. Trương Đồ Nam giảm tốc độ và liên tục bấm chuông xe, ra hiệu cho người đi đường tránh sang bên.
Ánh nắng tràn ngập, không khí trong lành và lạnh lẽo, tiếng chuông trong trẻo vang vọng giữa đất trời. Trương Đồ Nam cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm, tự do và vui vẻ, anh bật cười to.
Hoàng Linh nghe thấy tiếng cười vui vẻ của con trai, không khỏi mỉm cười theo.