Văn Võ Trong Triều Đều Nghe Thấy Tiếng Lòng Của Ta

Chương 469



"Trí truyền ngũ phong (năm dấu)..."

Lão Hoàng đế nở một nụ cười thật lòng từ tận đáy lòng.

Chế độ truyền thư của Đại Hạ có các quy cách khác nhau. Từ nhẹ đến nặng, lần lượt là: đơn mã nhất phong (một dấu), diêu truyền nhị phong (hai dấu), thừa truyền tam phong (ba dấu), trì truyền tứ phong (bốn dấu), trí truyền ngũ phong (năm dấu).

Nói rõ hơn một chút chính là:

Chuyện vặt vãnh thì một ngựa một xe đưa là đủ.

Chuyện cần chú tâm hơn một chút thì dùng xe hai ngựa kéo để truyền đi.

Đến chuyện khẩn cấp và không được lơ là tắc trách thì dùng xe bốn ngựa hạ đẳng kéo để truyền tin.

Những văn thư có giới hạn thời gian chết, ví dụ như chiếu lệnh, tỉ thư của Hoàng đế,... thì dùng xe bốn ngựa trung đẳng kéo để truyền tin.

Còn loại có thể dùng đến ngũ phong, bốn ngựa thượng đẳng kéo... thì về cơ bản không phải là thời khắc nguy cấp liên quan đến sự tồn vong của quốc gia thì cũng là đại sự cần giới nghiêm toàn quốc.

Phong trí truyền này, ngài đã sớm nhận được, cũng đã mở ra xem nội dung, đồng thời hạ một chiếu chỉ mới, lệnh cho các thành trì liên quan tiến vào trạng thái giới nghiêm.

"Tần Quan à, cuối cùng ngươi cũng về rồi."

Khoai lang, khoai tây, ngô báu vật của Trẫm! Cuối cùng các ngươi cũng về rồi!



Hứa Yên Miểu quay đầu lại thì thấy một chiếc thuyền lớn xa hoa đang từ xa tiến đến trên mặt Lạc Thủy, cao đến hai tầng lầu, phía trên dường như có rất đông người, còn mơ hồ nghe thấy tiếng hoan hô nhảy nhót, tiếng khóc lóc, tiếng gào thét cuồng loạn vọng đến theo gió sông.

Buồm thuyền ào ào hạ xuống tận đáy cột buồm, thuyền dừng lại giữa lòng sông.

Rất nhanh sau đó, họ hạ một chiếc thuyền nhỏ xuống, một nhóm người lên thuyền trước, chiếc thuyền đó liền hướng về phía bờ mà đi tới, nhấp nhô theo sóng nước. Trong nháy mắt đã đến ngay trước mặt.

Hứa Yên Miểu thấy họ dùng sức ném mỏ neo sắt lên bãi cát, đặt tấm ván gỗ xuống rồi men theo tấm ván lên bờ.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

Quần áo của những người đó rách rưới cũ nát, sau khi lên bờ họ như phát điên, có người cố ý ngã xuống đất, ra sức ôm lấy mảnh đất ven sông, có người không ngừng tát vào má mình: "Về rồi! Ta về rồi!"

Còn có người điên cuồng xé rách quần áo trên người, giật tóc mình, khóc lóc thảm thiết, cả người bẩn thỉu như một con sơn quái khoác trên mình lớp lông đen kịt rợn người.

Hứa Yên Miểu nhìn thấy người quen từ trên chiếc thuyền đó — Tạ Lạc Thủy, và cả Đại tướng quân Tần Quan.

Người cuối cùng nhảy xuống thuyền trông như một Di nhân đến từ bộ lạc man rợ — da vàng, chân trần, gần như khoả thân, chỉ có mảnh vải quấn quanh hông để che chắn. Cổ đeo vòng cổ gắn lông chim, cánh tay quấn chuỗi trân châu.

Đôi mắt của hắn rõ ràng lành lặn không tổn hại gì, nhưng lại giống như dã thú, sau khi lên bờ cứ ngửi tới ngửi lui khắp nơi, dường như đang dùng khứu giác để quan sát xung quanh.

Mà Tạ Lạc Thủy thì cười hỏi Di nhân này: "Thế nào, có phải là skookum (đỉnh của chóp) không?"

Đối phương gật đầu lia lịa, vỗ tay bôm bốp: "Skookum! Skookum!"

Hắn dùng một giọng điệu kỳ lạ lắp bắp gọi một tiếng: "Đại Hạ! Hạ!"

Sau đó lại là một tràng tiếng bản địa liên tục, dường như là đang tán dương.

Hứa Yên Miểu: "..."

[Hít—]

Hứa Yên Miểu trừng lớn mắt.

[Người Ấn... Phỉ phỉ, gọi quen miệng rồi, không nên gọi người ta như vậy.]

Nhưng nhất thời Hứa Yên Miểu cũng không biết nên gọi thế nào, những thổ dân này vào thời điểm đó vẫn chưa có một cách gọi thống nhất, mà dựa theo bộ lạc, thị tộc của mình mà có tên gọi riêng.

Mở hệ thống ra lật xem bát quái của người này một chút.

Hứa Yên Miểu chợt bừng tỉnh.

[Ồ! Đến từ bộ lạc Paraguay! Vậy thì chắc là gọi người Paraguay rồi.]

Một ngày tốt lành

[Các người đúng là giỏi thật, thổ dân bản địa cũng mang về được.]


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com