Lê Tri lặng lẽ tiến tới, cắm một nén nhang, ánh mắt chậm rãi lướt qua từng bài vị.
Không, không có tên ai cả.
Chỉ là những dòng chữ khắc đều đều như một bản án định sẵn:
"Khả Hồng chi thê, Lý thị."
"Trương Tuấn Tài chi thê, Đỗ thị."
"Lư Hưng Đằng chi thê, Lưu thị."
Không một người phụ nữ nào có tên riêng trên bài vị của mình. Dù sống hay chết, họ vẫn chỉ là vợ của ai đó. Một cái bóng không tên, một món đồ có chủ. Sống thì bị trói buộc, c.h.ế.t rồi vẫn phải đứng cạnh danh tiếng của chồng như một phần trang trí danh dự cho người khác.
Ngày sinh, ngày mất khắc trên bài vị dài ngắn không đều. Có người thọ đến bảy mươi, tám mươi. Nhưng cũng có người... chỉ mới mười bảy tuổi.
Một người chơi đứng cạnh Lê Tri thì thầm:
"Họ... đều là những người phụ nữ đã tự vẫn để giữ trinh tiết?"
Dưới tầng hương nghi ngút, trên bàn thờ cao nhất trong từ đường Liệt Nữ, có một bài vị đặc biệt hơn hẳn những cái còn lại. Lê Tri nheo mắt nhìn, cuối cùng cũng đọc rõ được dòng chữ khắc bên trên:
"Chu Thiệu Nguyên chi thê, Trinh Nương."
Cô lặng lẽ tính toán năm sinh, năm mất được ghi trên bài vị. Nếu đối chiếu với thời điểm hiện tại của ngôi làng này, thì người phụ nữ tên Trinh Nương kia đã c.h.ế.t cách đây hơn một trăm năm. Một thế kỷ trôi qua, bài vị trong từ đường vẫn không ngừng tăng lên, chứng tỏ m.á.u của phụ nữ nơi đây đã đổ liên tục trong suốt quãng thời gian ấy.
Không khí trong từ đường như bị hút cạn. Những người chơi nữ trong nhóm đều siết chặt nắm tay, ánh mắt bốc lửa phẫn nộ.
Trì Y liếc nhìn người canh gác, nhân lúc đối phương quay mặt đi liền lặng lẽ nhổ một bãi nước bọt xuống nền gạch.
Sau khi thắp vài nén nhang lấy lệ, cả nhóm vội vàng rời khỏi nơi khiến người ta buốt sống lưng ấy.
Vừa bước xuống khỏi bậc thềm, Trì Y không nhịn được nữa mà hét lên một câu như muốn phun ra toàn bộ phẫn uất trong lòng:
"Khỉ thật! Gọi là từ đường Liệt Nữ cái con khỉ! Phải gọi là từ đường sát nhân mới đúng! Một đám đàn ông c.h.ế.t rồi mà cũng không buông tha, còn kéo vợ mình c.h.ế.t theo. Không bằng lợn chó!"
Mộng vũ vân thường phiêu nguyệt ảnh Nguyệt khuynh hàn thủy nhiễu hoa tâm Mộng Vân Thường
Ôn Thiên Tuyết bên cạnh lập tức gật đầu tán đồng, giọng cũng đầy căm phẫn:
"Mắng là lợn chó cũng tổn thương động vật quá đấy chứ! Lợn còn biết cười, chó còn biết quẫy đuôi, đáng yêu hơn đám người này trăm lần!"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Tóc Hồng nghe mà toát mồ hôi, khẽ nhắc nhở:
"Hai chị, nhỏ tiếng thôi... Lỡ mà dân làng nghe được thì đêm nay chúng ta khỏi ngủ luôn đấy!"
Trì Y liếc cậu một cái sắc lẹm:
"Im đi! Bây giờ tôi đang cực kỳ ghét đàn ông! Đứng gần tôi một bước cũng là phạm tội!"
Tóc Hồng tội nghiệp:
"Ơ nhưng em cũng ghét bọn họ mà... Em còn chưa có bạn gái đấy, oan quá!"
Từ đường chẳng để lại chút manh mối nào ngoài một bầu không khí quái đản và một đống bài vị nhuốm máu. Nhưng có một chi tiết khiến Lê Tri lưu tâm—nơi này được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Trong cái làng nghèo đến mức ăn còn không đủ no này, vậy mà vẫn có thể điều một người đàn ông khỏe mạnh chỉ để... canh một từ đường. Điều đó chỉ có thể chứng minh một việc: nơi này quá quan trọng, quan trọng đến mức phải hy sinh cả sức lao động quý giá nhất.
Trên đường quay về, ánh nắng buổi sớm chiếu xuống cánh đồng lúa chín vàng. Gió nhẹ lay động những bông lúa trĩu hạt, tạo thành những đợt sóng vàng cuồn cuộn.
Lê Tri đứng bên đường nhìn một lúc, rồi nói với mọi người:
"Chúng ta đi mượn vài cái liềm. Giúp bà của Trân Trinh gặt lúa đi."
Một người chơi lẩm bẩm phản đối:
"Giúp làm gì? Bà ấy thậm chí còn không muốn nói chuyện với tụi mình. Giúp xong cũng vô ích thôi."
Lê Tri chỉ cười, nhẹ giọng đáp:
"Duỗi tay không đánh mặt người cười. Không cần hỏi gì hết, cứ cúi đầu làm việc. Bà ấy đuổi cũng không đi. Cứ xem như đền ơn Trân Trinh, cô bé đó xứng đáng được sống."
Cô tin, người có thể nuôi dưỡng một đứa trẻ tốt như Trân Trinh, tuyệt đối không phải là người m.á.u lạnh.
Trong nhóm có ba người không muốn tham gia, họ tách ra đi tìm manh mối. Năm người còn lại theo Lê Tri, bắt đầu hành trình lao động nông nghiệp trong bối cảnh u ám kỳ lạ của ngôi làng c.h.ế.t chóc.
Sau khi mượn được liềm từ dân làng, họ theo con đường nhỏ cạnh gốc cây quế, đi thẳng ra cánh đồng. Từ xa đã thấy một bóng dáng gầy gò còng lưng cắt lúa.
Bà của Trân Trinh đội nón lá, bước đi chậm chạp. Cái liềm run rẩy trên tay như sắp rơi bất cứ lúc nào.