Biến Giả Thành Thật

Chương 7



Ông là một người trung niên da dẻ ngăm đen, vừa nhìn thấy ta đã cau mày, mở miệng nói một câu đầu tiên:

 

“Công chúa, người… đã đánh mất cốt khí mà Hoàng hậu nương nương từng có rồi.”

 

Ta lau tay, âm thầm hít một hơi sâu để lấy lại tinh thần, làm theo đúng lời đã diễn tập cùng Tiêu Hạc, bước tới trước mặt ông ta, trang trọng cất giọng:

 

“Trương đại nhân, ngài sai rồi. Mẫu hậu ta… từ lâu đã hiểu rõ Đại Yến đã phạm sai lầm gì. Bà ấy tuẫn quốc… chỉ là để chuộc tội, chứ không phải muốn cùng Đại Yến một lòng sống c.h.ế.t .”

 

Lời ta vừa dứt, Trương Minh Công lập tức nổi giận:

 

“Tiên Hoàng hậu là người đại nghĩa! Bà ấy có tội gì mà phải chuộc? Người nay đã ở triều mới mà còn sống nhục sống hèn, đã làm mất mặt liệt tổ liệt tông, vậy mà còn dám vọng ngôn phê phán bà ấy?!”

 

Tiêu Hạc từng nói với ta — Trương Minh Công là một kẻ vô cùng mâu thuẫn.

 

Triều trước vốn chẳng cho ông ấy sự công bằng.

 

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

Cái đê sập năm đó không phải là do ông đảm nhiệm toàn bộ, bởi nếu là ông làm, những kẻ khác sẽ không dễ dàng vơ vét được bạc.

 

Ông chỉ sửa một đoạn rất nhỏ, mà chính đoạn ấy… số người c.h.ế.t là ít nhất.

 

Trong lòng ông ta biết rõ Đại Yến đã sai, nhưng lại luôn tin rằng: quân vương có sai thì cũng chỉ nên dùng lời lẽ phải trái mà khuyên nhủ, không thể phản nghịch.

 

Tạo phản — là trọng tội, là đại bất trung bất nghĩa.

 

Ông ta không công nhận Tiêu Hạc là chính thống, chính thống trong lòng ông, chỉ có Đại Yến.

 

Mà trong Đại Yến ấy, người ông ngưỡng mộ nhất chính là huynh trưởng của Vĩnh Ninh, người ông kính phục nhất — là tiên Hoàng hậu.

 

Muốn lay động được tâm tư cố chấp của ông ta, chỉ có thể bắt đầu từ hai người này.

 

Mà ta hiện tại, là công chúa Vĩnh Ninh trong mắt thiên hạ, là người duy nhất có đủ thân phận để thay mặt tiên Hoàng hậu lên tiếng.

 

Đã vậy, thì ta hoàn toàn có thể “ức h.i.ế.p người chết”, mặc sức tô vẽ cho cái c.h.ế.t của bà ấy, nói ra đôi ba câu mà bà ấy căn bản chưa từng nói qua.

 

Ta rút từ trong tay áo ra một mảnh lụa mềm, giơ cao lên trước mặt mọi người:

 

“Trương đại nhân, ngày đó ta cũng nghĩ như ngài — rằng mẫu hậu ta tuẫn quốc là vì giữ khí tiết. Nhưng ta may mắn sống sót, rồi lại phát hiện trên người mẫu hậu có vật này.”

 

Ta giơ cao mảnh lụa:

 

“Đây là chiếu thư tự trách tội, là bà đã thừa nhận Đại Yến có tội, là tội của hoàng thất ta vì đã sống trong u mê!”

 

“Nhìn thấy thứ này, ta liền không muốn c.h.ế.t nữa. Ta nghĩ khác mẫu hậu — đã sai rồi, thì c.h.ế.t có ích gì? Chúng ta phải sống, để sửa sai.”

 

“Đặc biệt là khi bệ hạ chấp thuận lời thỉnh cầu của ta, cho phép ta xuất cung cứu tế dân nghèo. Thấy những con người áo không đủ che, cơm không đủ ăn, ta mới thật sự hiểu vì sao mẫu hậu để lại bức thư này.”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -

 

“Đại Yến chúng ta đã sai đến mức ấy…Phụ hoàng của ta — đúng là đã không xứng làm vua thiên hạ!”

 

Vừa nói, ta vừa chậm rãi trải mở mảnh lụa.

 

Trên đó là một bức huyết thư viết bằng m.á.u — qua bao ngày, m.á.u đã phai sắc, nhưng chính vì thế mà càng thêm chấn động lòng người.

 

Ta chỉ vào một câu trong đó, cao giọng đọc:

 

“Trương đại nhân, ngài thấy câu này không? Mẫu hậu ta viết: ‘Làm vua, làm quan, phải lấy dân làm gốc. Đại Yến diệt vong là do bản thân, không phải do người sau. Nếu tân quân nhân hậu, biết lấy dân làm đầu, thì chư thần không cần vướng bận, Đại Yến… không cần ai phải giữ khí tiết cho nữa. Quân thần nên cùng nhau tận lực, chung tay giúp thiên hạ thái bình.’”

 

Những lời này văn nhã mà trầm trọng.

 

Ta đã học thuộc rất lâu mới nhớ, dù phần lớn bách tính xung quanh chẳng hiểu, nhưng những người đọc sách và cả Trương Minh Công… thì hiểu rất rõ.

 

Ông ta mặt đầy xúc động, sống lưng vốn thẳng tắp giờ cũng khom xuống, giọng run rẩy hỏi ta:

 

“Lời này… thật sự là do mẫu hậu của người viết sao?”

 

Ta nhét mảnh vải vào tay ông:

 

“Ngài từng thấy bút tích của mẫu hậu ta, thật hay giả — ngài có thể tự phân biệt. Vốn dĩ… ta không định lấy nó ra. Dù Đại Yến có bao nhiêu sai lầm, thì đó cũng là quốc gia của ta. Ta chỉ muốn lưu lại cho nó một chút thể diện cuối cùng.”

 

“Nhưng sau khi xuất cung phát cháo, ta mới biết — đến giờ vẫn còn có trung thần như ngài, vẫn đang giữ khí tiết vì Đại Yến.”

 

“Bệ hạ nói, ngài là bậc hiền tài. Có ngài, dọc sông Hoàng Hà sẽ ít đi hàng vạn sinh mạng phải bỏ lại.”

 

“Thế nên hôm nay, ta không thể giấu riêng nữa.”

 

“Nếu ngài thật lòng kính trọng mẫu hậu ta, vậy thì xin hãy nghe theo bà, làm một vị quan… chỉ vì dân mà thôi.”

 

Những người xếp hàng nhận cháo quanh đó đều là dân gặp nạn vì lũ lụt, nghe nói nếu Trương đại nhân chịu ra mặt thì sẽ có bớt người chết, liền “phịch phịch” quỳ rạp xuống đất, dập đầu không ngớt, khẩn cầu bằng tất cả tấm lòng.

 

“Đại nhân, đại nhân ơi, ta xin thay cả làng ta mà van ngài đó!”

 

“Đứa con tội nghiệp của ta… nó mới năm tuổi. Nếu nó có thể chờ đến lúc ngài ra tay, nó đã không phải c.h.ế.t nữa!”

 

“Đại nhân, ta không ở lại kinh thành đâu. Chỉ cần ngài chịu tu sửa Hoàng Hà, ta đi theo ngài, đi làm lao dịch cũng được. Có mệt c.h.ế.t trên bờ sông, ta cũng cam lòng! Miễn là người nhà ta… có thể sống tiếp!”

 



 

Trong từng lời van xin nghẹn ngào ấy, ta cuối cùng cũng thấy… trong đôi mắt cố chấp kia của vị đại nhân ấy, lần đầu xuất hiện một tia d.a.o động.

 

Mười ngày sau, Trương Minh Công mang theo khoản tiền sửa đê mà Tiêu Hạc vắt óc gom góp được, khởi hành đến Hoàng Hà.

 

Ông không nghi ngờ bức huyết thư kia, bởi đó vốn là thứ Tiêu Hạc… đích thân giả mạo, bắt chước theo nét bút của tiên Hoàng hậu mà viết ra.