Đến một đêm, đúng ca trực của bác sĩ cấp cứu, ông lập tức yêu cầu mổ lấy thai gấp, bảo để thêm một ngày là nguy hiểm, nếu không chịu ký cam kết tự chịu trách nhiệm. Lúc đó thai mới hơn bảy tháng. Sau một đêm suy nghĩ, sản phụ quyết định mổ. Con vừa ra đời là phải vào NICU ngay.
Lại có một sản phụ mang thai đôi, cũng gặp vấn đề, chưa đến ngày sinh đã phải mổ lấy sớm.
Một bé rất nhẹ cân, hình như chỉ nặng 1,15 kg, việc sống sót đã là hy vọng mong manh. Ở đây, mỗi người đều có một câu chuyện của riêng mình.
Nhiệt độ của vợ tôi vẫn không hạ được. Bác sĩ thử đủ cách để tìm nguyên nhân, mời không biết bao nhiêu khoa đến hội chẩn.
Ngày nào chúng tôi cũng phải đi khắp bệnh viện làm các loại xét nghiệm khác nhau. Nhưng bệnh tình vẫn như vậy – không tiến triển, cũng không xấu đi.
Nhưng tâm lý của cô thì đã ở bờ vực sụp đổ.
Cô không ngừng cầu xin bác sĩ, hỏi có thể truyền dịch ở nhà, đến bệnh viện gần để làm vật lý trị liệu được không. Tôi cảm nhận được cô ấy như bị trăm móng vuốt cào trong lòng, bứt rứt đến cực điểm.
Thậm chí, tôi còn nghi ngờ: một ngày nào đó, cô ấy sẽ bất chấp tất cả mà “vượt ngục” chạy khỏi nơi đây.
Bác sĩ cũng nhận ra vấn đề. Sau khi trao đổi với tôi, đã mời đến bác sĩ tâm lý để giúp cô ấy ổn định tinh thần.
Nhưng theo lời cô ấy, “nói chuyện với bác sĩ tâm lý còn không bằng nói chuyện với anh, ít nhất còn thấy dễ chịu hơn.”
Từ đó, tôi trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý riêng của cô ấy. Mỗi ngày, tôi dành rất nhiều thời gian để trò chuyện, vỗ về, trấn an.
Thật ra, trong lòng tôi cũng đang lo đến phát điên, nhưng trước mặt cô ấy, tôi vẫn phải tỏ ra vững vàng, lạc quan, tràn đầy hy vọng.
Ngày thứ hai mươi tám: Bác sĩ đổi sang một loại kháng sinh mạnh hơn nữa, lần này cuối cùng cũng có hiệu quả. Nhiệt độ cơ thể của cô ấy cuối cùng cũng trở lại bình thường.
Ngày thứ ba mươi mốt: Sau vài ngày theo dõi, bác sĩ cuối cùng đồng ý cho vợ tôi xuất viện.
Chúng tôi vui vẻ chào tạm biệt tất cả các bác sĩ, y tá đã chăm sóc trong suốt thời gian qua. Một tháng trời, mọi người đã trở nên rất thân thiết. Họ cũng mong chúng tôi sớm được về nhà, trở lại cuộc sống bình thường.
Hồng Trần Vô Định
Vậy là, vợ tôi đã ôm túi đá mà “ở cữ” trọn vẹn một tháng trong bệnh viện.
Chúng tôi về nhà bố mẹ tôi. Cô ấy cuối cùng cũng có thể ôm con vào lòng, đặt một nụ hôn lên khuôn mặt bé nhỏ của con lần đầu tiên sau sinh.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Lúc đó, cô ấy vẫn còn rất yếu, vết thương vẫn chưa hoàn toàn lành, vẫn cần tiếp tục uống thuốc và điều trị. May mắn là đã có người chăm trẻ giúp chăm sóc bé, nên cả nhà có thể tập trung hết sức lo cho cô ấy.
Do thể chất suy kiệt, cô không có sữa, nên con tôi chưa từng được b.ú mẹ một giọt nào. Điều này sau này nhắc lại, lòng tôi vẫn chùng xuống.
Ngày thứ ba mươi hai: Đó là đêm Giáng sinh năm 2014. Ba người chúng tôi đứng trước cây thông Noel được trang trí cẩn thận trong nhà, chụp một bức ảnh gia đình đầu tiên, đăng lên WeChat để thông báo với mọi người rằng: “Chúng tôi bình an.”
Tháng thứ hai: Tôi đến bệnh viện để làm thủ tục thanh toán bảo hiểm và các khoản bảo hiểm y tế khác.
Phần phải tự chi trả thực sự chỉ khoảng 20.000 tệ, thấp hơn rất nhiều so với dự đoán của tôi.
Tôi thật sự biết ơn chính sách bảo hiểm y tế quốc gia. Trong chuyện này, tôi là người được hưởng lợi từ hệ thống.
Bảng kê chi tiết tiền thuốc được in ra dày cộp. Trong đó có hai loại thuốc, mỗi ống chỉ có 1 mg, nhưng giá mỗi ống là 5.000 tệ, và phải tự chi trả.
Có lẽ đây chính là loại thuốc mà bác sĩ từng hỏi tôi có dùng không, cũng có thể, chính nó là bước ngoặt của đêm hôm đó.
Trong bảng chi tiết viện phí, mục truyền m.á.u ghi rõ: 35 túi máu, mỗi túi 200ml. Chưa tính các chế phẩm m.á.u khác, chỉ riêng m.á.u toàn phần, lượng truyền vào cơ thể đã là 7000ml.
Cơ thể người trưởng thành chỉ có khoảng 4.000 ml máu, tức là m.á.u của vợ tôi đã được “thay toàn bộ” gần hai lần.
Các bác sĩ đã suy đoán cuối cùng rằng tình trạng lúc đó là thuyên tắc ối, nhưng không thể chẩn đoán chính thức. Có lẽ vì lúc đó quá gấp gáp để cấp cứu nên không kịp kiểm tra các thành phần nước ối trong máu.
Dù là tra cứu tài liệu hay hỏi ý kiến các chuyên gia, kết luận đều giống nhau: Có thể sống sót trong tình trạng nguy kịch như vậy, không chỉ giữ được mạng sống mà cả tử cung cũng được bảo toàn, không để lại di chứng nghiêm trọng, tất cả đều nhờ vào y thuật xuất sắc của các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa và nguồn m.á.u dồi dào, kịp thời từ bệnh viện.
Tôi và vợ không biết phải bày tỏ lòng biết ơn của mình với các bác sĩ đã cứu mạng ra sao. Suy nghĩ mãi, cuối cùng chúng tôi quyết định làm một tấm bảng tri ân gửi tặng khoa sản và ICU.
Dòng chữ trên tấm bảng do chính tôi nghĩ ra:
“Sinh tử trước mắt càng thấy bình tĩnh vững vàng. Y thuật cao siêu giữ trọn mẹ con bình an.”
Lúc mang bảng đến, những bác sĩ từng trực tiếp cứu vợ tôi đang bận trong phòng mổ, không thể đích thân cảm ơn, đó là điều khiến chúng tôi tiếc nuối nhất.