Tôi không mang theo ô, đứng giữa trời mưa xám xịt, lạc lõng như thể thuộc về một thế giới khác.
Nước mưa chảy ròng trên mặt, chẳng rõ là mưa hay là nước mắt.
Mưa của mùa hè, từng làn hơi nước bốc lên mờ mịt từ mặt đất.
Tôi bỗng nhớ lại tám năm trước – cũng là một ngày mưa lớn như thế này, tôi nhận được cú sét ngang trời đầu tiên trong đời.
Ung thư xương.
Khi nghe tin, cha mẹ tôi không buồn bã, chỉ giận dữ và đổ lỗi:
“Đều tại mày cứ khăng khăng đòi tập cái môn điền kinh c.h.ế.t tiệt ấy, còn nói tham gia đội tuyển tỉnh gì đó để kiếm tiền học cho em mày!”
“Giờ hay rồi đấy! Xương nát hết cả rồi!
“Cút về nhà ngay, còn sống thì mau xem có gả được chỗ nào không!”
Năm đó tôi mười tám tuổi.
Lửa giận trong lòng bốc cháy, tôi một thân một mình ôm bệnh án chạy vạy khắp các bệnh viện.
Khi tôi cuối cùng cũng nhận được một tia hy vọng – bệnh có thể chữa, nhưng phải cắt bỏ một chân – tôi đem tin đó về nhà.
Thế mà người em trai mà tôi vẫn thật lòng yêu thương lại đến khuyên tôi:
“Chị à… Hay là… đừng trị nữa?”
“Chữa chưa chắc đã khỏi, mà lại tốn biết bao nhiêu tiền.”
“Đến lúc ấy mất một chân rồi, nghe nói ngay cả gả làm ma cũng phải hạ giá một nửa.”
Lúc đó tôi đang nhìn chằm chằm đôi giày thể thao trên chân nó – một đôi giày mà tôi còn chẳng gọi nổi tên hãng.
Một logo hình người nhỏ xíu, đang nhảy lên úp rổ.
Buồn cười thật.
Số tiền thưởng tôi liều mạng giành được từ các cuộc thi, cuối cùng lại bị cha mẹ dễ dàng đổi thành giày hiệu cho em trai.
Họ nằm đè lên tôi để hút cạn dưỡng chất, rồi giống như hình người trên đôi giày kia – dốc hết mọi thứ để nâng em tôi lên cao nhất.
Còn tôi thì sao?
Tôi không xứng được sống à?!
Tôi chẳng phải cũng là con họ sao?!
“Tao… cũng muốn sống.”
Âm thanh ấy từ từ rỉ ra từ ngực, rồi dâng trào khắp toàn thân.
“Chị nói gì?”
Tôi vùng đứng dậy, giẫm mạnh lên đôi giày của nó, nghiến đến nỗi suýt làm biến dạng cả đế.
Nước mắt dâng lên dữ dội, tôi gào thét vào mặt nó:
“TAO! CŨNG! MUỐN! SỐNG!”
Trần Vụ của năm mười tám tuổi, đã quỳ lạy khắp đội điền kinh, hết HLV đến đồng đội, xin từng đồng một để tự cứu lấy mình.
Trần Vụ của năm hai mươi ba tuổi, dùng học bổng và từng giọt mồ hôi từ những công việc cực nhọc để trả hết mọi khoản nợ.
Trần Vụ của năm hai mươi sáu tuổi, cuối cùng đã để dành được mười lăm vạn đầu tiên trong đời, mua một căn hộ nhỏ ở tầng cao nhất của khu chung cư tái định cư không thang máy.
Cô ấy – cuối cùng cũng có một nơi gọi là nhà.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Tôi ngẩng đầu lên, để mặc mưa tạt ào ạt lên mặt.
Che khuất ánh mặt trời – cũng là màn sương sớm.
Không thấy được hy vọng – cũng là màn sương sớm.
Lê cái thân mệt lã về đến nhà, đã thấy Khương Đường đứng đợi sốt ruột trước cửa.
Vừa trông thấy tôi người ướt sũng, khuôn mặt nhỏ nhắn đang cố gắng tỏ ra bình tĩnh của con bé lập tức sụp đổ.
Nó lao đến đỡ tôi, giọng hốt hoảng:
“Chị ơi, chị sao thế?!”
Dưới ánh đèn vàng dịu dàng, hương sủi cảo chua cay nóng hổi lan toả khắp phòng, khiến người ta lập tức thấy đói cồn cào.
Tấm thảm Minnie trước cửa nở nụ cười rạng rỡ với tôi, dần dần hòa vào gương mặt con “chuột nhỏ” đang tràn đầy lo lắng trước mắt.
Nỗi u uất và nặng nề trong lòng bỗng dưng được xua tan bởi hương vị đồ ăn.
Màn sương mù trong đầu cũng theo đó tan đi.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Tái phát thì sao chứ!
Tôi đã vượt qua được lần đầu, thì lần hai cũng không hề gì!
Tim đập thình thịch, cơ mặt căng cứng cuối cùng cũng kéo ra được một nụ cười.
“Còn sao nữa, trời tự nhiên mưa to, bị ướt chứ sao.”
“Mau đưa chị cái khăn tắm.”
“Sủi cảo chín rồi chưa? Bị nát là chị không ăn đâu, em ăn hết đi.”
“Thảm ướt hết rồi, nhớ lau cho khô.”
“À, cái thùng hàng ngoài cửa, chị đặt thêm mấy bịch tã giấy, lát em mang về nhé.”
Một tràng lệnh liên tục khiến Khương Đường chạy tới chạy lui xoay như chong chóng.
Tôi thay đồ xong, ngồi vào bàn chuẩn bị ăn uống ngon lành một bữa.
Nhưng vừa cầm đũa lên, thấy Khương Đường rõ ràng có chuyện muốn nói, tôi lại đặt xuống, ra hiệu bảo con bé nói trước.
“Lần… lần trước chị nói vụ hỗ trợ của bên khu phố ấy… em đồng ý rồi…”
Đôi mắt to tròn của Khương Đường nhìn tôi, ánh lên chút khẩn cầu và mong đợi.
“Chị có thể… đi cùng em không?”
“Em… em một mình…”
“Có hơi sợ.”
Con nhóc cụp mắt xuống, hai ngón tay cứ cào cào vào lòng bàn tay nhau, lúng túng vô cùng.
Tôi nhìn nó lắp bắp mãi, cuối cùng thở dài một tiếng.
“Ngày nào?”
Hôm ấy là một buổi hỗ trợ do khu phố tổ chức.
Tôi mặc chiếc áo gile đỏ của đội tình nguyện, lần đầu tiên bước vào nhà của “chuột nhỏ” – Khương Đường.
Đừng tưởng Khương Đường lúc nào cũng rách rưới bẩn thỉu, chứ cô bé chăm bà rất chu đáo.
Trong đoàn còn có một bác sĩ từ phòng khám khu phố đi cùng.
Anh ấy kiểm tra sức khỏe của bà cụ xong thì vô cùng bất ngờ – dù nằm liệt giường nhưng cụ hoàn toàn không bị lở loét.
Nhà của Khương Đường sạch sẽ, ngăn nắp đến khó tin.
Chẳng hề giống với tưởng tượng ban đầu của tôi – nào là vỏ hộp, chai nhựa vứt đầy nhà, nào là gián chuột bò loạn cả lên.
Các tình nguyện viên thì lo lau cửa kính, sửa đồ điện.
Tôi chỉ được xem là nửa tình nguyện viên, được giao cho một nhiệm vụ đơn giản nhất: ngồi trò chuyện với bà cụ.