Tôi vốn nghĩ bà – người bị Alzheimer – chắc sẽ chẳng nói được gì mạch lạc.
Vậy mà hôm ấy cụ lại tỉnh táo lạ thường.
Vừa thấy tôi, cụ đã chỉ thẳng mặt:
“Cô chính là con bé hôm nọ nửa đêm đập cửa nhà tôi ầm ầm đấy phải không?”
Mẹ ơi!
Mặt tôi đỏ bừng như bị ai vả, nhận cũng không xong, chối cũng chẳng được.
Lắp ba lắp bắp không ra câu.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Nhưng ánh mắt của bà rất hiền hậu, dịu dàng, ra hiệu bảo tôi ngồi xuống cái ghế sofa cạnh mình.
Khương Đường chăm bà tốt đến mức, đến gần còn ngửi thấy mùi thơm nhẹ của xà phòng từ áo quần bà cụ.
Bà nói cảm ơn tôi.
Bà bảo gặp được tôi, chứng tỏ Khương Đường là đứa có phúc.
Từ lời kể của bà, tôi cuối cùng cũng biết được chuyện về Khương Đường.
Người phụ nữ từng gây chuyện ly hôn ầm ĩ kia – thật ra không phải mẹ ruột của Khương Đường.
Mẹ ruột của con bé đã mất từ nhiều năm trước.
Không lâu sau đó, cha nó cưới vợ mới.
Người vợ mới gia cảnh khá hơn đôi chút, tính tình lại chua ngoa, chẳng những không quan tâm gì đến con gái riêng của chồng, mà còn hay đánh mắng Khương Đường.
Có mẹ kế rồi, cha ruột cũng chẳng còn là cha ruột nữa.
Người đàn ông từng là cha nó, dần dần không còn đoái hoài gì đến con gái.
Thậm chí có lần, mẹ kế cầm chày cán bột đánh Khương Đường ngay trước mặt ông ta, mà ông ta cũng chẳng nói một câu.
Mọi chuyện càng tệ hơn sau khi mẹ kế có thai.
Lần đầu mang thai, bà ta bị sảy.
Bà ta vừa khóc vừa kể với chồng là do Khương Đường cố tình giơ chân ngáng khiến bà ta té, mới dẫn đến mất con.
Đó lại là đứa con trai mà ông ta luôn mong ước.
Nghe vậy, ông ta không nói hai lời, liền nhấc chậu hoa lên ném thẳng vào người con gái mình.
Chửi nó là đồ vô ơn, là của nợ, đã không có giá trị gì còn hại c.h.ế.t đứa em trai ruột.
Ngực tôi đau như thắt lại, cay đắng dâng lên đến tận cổ họng.
Bà cụ dừng một lúc, lâu đến mức tôi tưởng bà đã ngủ.
Một hơi thở dài sau đó, bà lại cất lời:
“Đứa bé đã mất kia đúng là đáng thương, nhưng Khương Đường còn đáng thương hơn.”
“Năm đó nó mới bốn tuổi, đầu bị chậu hoa đập chảy m.á.u mà cũng không dám khóc, chỉ trừng mắt nhìn cha mình không chớp.”
“Mẹ kế nó chẳng phải thứ tốt đẹp gì. Thật ra là vì bác sĩ nói thai đó có khả năng cao bị Down, nên bà ta mới muốn bỏ.”
“Nhà bà ta làm ăn buôn bán, tâm địa ranh ma. Mấy lần suýt chút nữa thì lấy mạng Khương Đường.”
Từ lúc đó trở đi, Khương Đường trong nhà chẳng khác nào người hầu.
Cuộc sống chỉ bắt đầu khá hơn khi mẹ kế lại mang thai lần nữa và bà được đưa từ quê lên thành phố để chăm.
Bà bảo tôi đi đến chiếc tủ cao nhất phía sau tivi, lấy ra một cuốn album phủ bụi đã lâu.
Ngón tay nhăn nheo của bà dừng lại ở tấm ảnh một người phụ nữ đang cười rạng rỡ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
“Đây mới là mẹ ruột của Khương Đường.”
“Căn nhà này vốn là do nhà mẹ nó để lại sau khi bị giải tỏa. Sau này khi tôi mất, nhà này sẽ để lại cho nó – coi như một chút ký ức còn sót lại.”
Tôi vuốt nhẹ tấm ảnh, cảm nhận được nét nổi từ mặt sau.
Lật lại thì thấy một hàng chữ nhỏ:
“Hôm nay là lần đầu tiên mẹ biết con tồn tại.”
Từng tấm ảnh phía sau đều có ghi chú bằng bút máy.
Gương mặt người mẹ ngày càng tròn trịa, chữ phía sau cũng ngày một ngập tràn niềm vui.
Thì ra, con “chuột nhỏ” luôn co ro nơi góc phòng đó, cũng từng là một đứa bé được chờ đợi chào đời.
Lồng n.g.ự.c tôi nghẹn lại, như bị một luồng khí đục nén chặt không thể thoát ra.
Tôi định cất ảnh lại như cũ, vừa chuẩn bị đóng album lại thì một bàn tay già nua đột nhiên đè lên tay tôi.
“Cô là ai?”
“Sao lại ở trong nhà tôi?!”
Câu nói ấy, cùng ánh mắt đục ngầu hoang mang của bà cụ, khiến cơn nghẹn trong tôi trào lên tận não, rồi lại dội ngược về tim.
Đau như ai xé nát từ bên trong.
Đây là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến một bệnh nhân mắc Alzheimer.
Một giây trước, bà vẫn dịu dàng kể chuyện cho tôi nghe.
Giây sau đã chộp lấy bất kỳ thứ gì bên cạnh để ném loạn xạ, gào lên đuổi tất cả mọi người ra khỏi nhà.
Khương Đường đứng ngoài cửa, vẻ mặt vừa căng thẳng vừa áy náy, cúi đầu xin lỗi từng tình nguyện viên.
Mái tóc mái được cắt lại bởi chính tay tôi đung đưa theo mỗi cái cúi đầu – giờ đã không còn cái kiểu lởm chởm như chó gặm nữa.
“Chuột nhỏ” đã lột xác thành một cô bé xinh xắn.
Bác sĩ Tiểu Trương từ phòng khám khu phố nhoẻn miệng cười, mắt cong cong như trăng non.
Anh ta vẫy tay:
“Đừng lo, tụi tôi đã quen gặp nhiều bệnh nhân lớn tuổi như vậy rồi.”
“Sau này nếu có chuyện gì cần, cứ tìm chúng tôi bất cứ lúc nào.”
Khương Đường ngoan ngoãn gật đầu cảm ơn.
Nhưng chẳng ai ngờ, cái “bất cứ lúc nào” ấy… lại đến nhanh đến vậy.
Nửa đêm, vào nửa tháng sau.
Tôi vừa xong đợt hóa trị, người đau ê ẩm như bị xe cán, đang nằm vật ra giường, thì đột nhiên nghe thấy tiếng hét hoảng loạn của Khương Đường vang lên từ nhà bên cạnh.
Ngay sau đó là tiếng đập cửa dồn dập.
Nó đứng ngoài cửa nhà tôi, vừa đập cửa vừa gọi tôi bằng giọng đứt quãng:
“Chị ơi! Chị ơi! Làm ơn…”
Não tôi tỉnh ngay, nhưng thân thể lại như bị trói chặt – không gượng nổi, không nhúc nhích nổi.
Toàn thân đau đến mức chẳng thể ngồi dậy.
Tôi hoảng loạn đến tột cùng, chợt nhớ đến bác sĩ Tiểu Trương hiền lành kia.
May sao, anh ấy bắt máy ngay lập tức.
Nghe tôi nói nhà Khương Đường có chuyện, anh ấy chỉ đáp gọn: