Mang theo tâm trạng phẫn nộ đến sôi sục, mợ Hai tìm đến Trương Vượng: “Thầy Trương ơi, thầy Trương…”
Trương Vượng ở khoản nuôi bò nuôi dê giờ đã khá rành rẽ (học được nhiều rồi), cậu Hai mợ Hai thấy gọi thân thiết thì ngại, nên dứt khoát gọi một tiếng “thầy Trương”.
Giờ được gọi qua, Trương Vượng hăng hái vô cùng: “Muốn hỏi gì thế?”
Muốn hỏi thì nhiều lắm, nhưng chưa phải lúc! Mợ Hai cân nhắc từ ngữ một hồi: “Ờm… ờm… thầy Trương này, gần đây thầy có liên lạc gì với mấy đứa nhỏ không vậy…”
Sắc mặt Trương Vượng lập tức căng lên: “Tôi không có con!”
“Phải phải phải, tôi biết mà!” Mợ Hai cũng nghẹn lời, lúc này cắn răng nói thẳng: “Là vậy, người bà con ở thị trấn tôi nói, mấy đứa con của thầy nghe nói thầy sắp không xong rồi, đang trên đường kéo nhau về đây, ồ, còn nói là do con trai cả của thầy để lộ ra.”
Mặt Trương Vượng lập tức tái mét, cả người lảo đảo một cái! May mà mợ Hai kịp đỡ lấy, rồi vội gọi người:
“Ngô Lôi! Ngô Lôi! Qua đây đỡ cái! Cha con đâu rồi? Gọi cha con lái xe ba bánh tới, mình lên nhà Đàm Đàm, còn con đừng đi đâu, trông bò trông dê cẩn thận!”
Ngô Lôi ngẩn ra đứng đó, cứ cảm thấy có chuyện to tát gì đang xảy ra, nhưng lại không tài nào chen chân vào được...
Lúc này, cậu Hai cũng nghe động, liền vội vã lái xe đến, Trương Vượng thở phì phò, không cần ai đỡ đã tự mình ngồi vào xe ba bánh, một tay bám vào thành xe, một tay tức tối chửi:
“Đồ con rùa thối!”
Nghiến răng nghiến lợi, lời nào cũng rớm m.á.u, khiến mợ Hai nghe mà mắt đỏ hoe, cũng vội vàng leo lên xe theo.
…
Bên này, Ngô Lan đi qua đi lại trong sân, gió lạnh thổi cả buổi cũng không làm nguôi lửa giận. Tống Tam Thành hiếm khi hút thuốc, đang ngồi xổm ở hành lang rít một hơi rồi hỏi: “Giờ sao? Hay gọi bí thư Tiểu Chúc qua một chuyến?”
Chỉ có Tống Đàm là vẫn thản nhiên: “Yên tâm đi ạ, con thấy chú Trương rất tỉnh táo. Trước đó còn nhờ con đưa lên thành phố làm công chứng nữa mà!”
“Công chứng gì cơ?” Ngô Lan lắc đầu: “Khi đó là khi đó, nhưng làm cha mẹ, lòng lúc nào chẳng hướng về con! Lát nữa mấy đứa con cháu kéo cả bầy tới, ôm chân ông ấy mà khóc lóc thảm thiết, con bảo có mềm lòng không?”
Bà liếc Tống Tam Thành một cái: “Đàn ông ấy mà, trong xương cốt vẫn cứ muốn có con trai. Hồi xưa sinh ra Kiều Kiều, ông ta còn hí hửng bảo: tôi cũng có con trai rồi!”
Hứ!
Ngô Lan cả đời mạnh mẽ, chuyện này không to, nhưng đủ để bà nhớ cả đời.
Tống Tam Thành ngượng ngùng: “Tôi thì… tôi cũng vui khi sinh ra Đàm Đàm mà! Hai chuyện này khác nhau chứ!”
“Với lại, tên của Đàm Đàm là tôi bỏ tiền nhờ thầy đạo sĩ đặt đó, năm ký táo, hai gói kẹo và 50 đồng! Hồi đó là không ít tiền đâu!”
Đến lượt Kiều Kiều thì, thì cứ đại khái vậy đặt thôi!
Một cái là gỗ đàn hương, một cái là gỗ kiều mộc, sau này phát hiện Kiều Kiều có vấn đề, Tống Tam Thành hối hận suốt, sao lúc đó không đặt cho con cái tên may mắn hơn?
Nhưng đến lúc muốn đổi, thầy tính đi tính lại đều bảo tên gốc là tốt nhất…
Lúc chuyện nhà Trương Vượng còn chưa giải quyết xong, cha mẹ cô lại tự đào chuyện nhà mình lên, Kiều Kiều đứng bên cạnh còn đổ thêm dầu vào lửa:
“Sao tên chị thì mất tiền mà con thì không? Có phải cha mẹ không mặc cả không?”
Tống Tam Thành luống c.uống hết bên này đến bên kia, vừa đáp: “Chị con hồi nhỏ yếu, hay ốm…”
Vừa phải giải thích: “Con xem kìa, chỉ một câu thôi mà con đã bóp méo rồi, cha không phải người trọng nam khinh nữ đâu…”
Tống Đàm thở dài.
Thật ra cô cũng lần đầu nghe chuyện này, nhưng chủ đề này nói mãi cũng chẳng ra ngô ra khoai, cô dứt khoát bỏ qua:
“Con thấy chú Trương chắc chắn sẽ không mềm lòng đâu, bây giờ chú ấy chẳng còn gì vướng bận, cần con cái làm gì nữa?”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Tống Tam Thành ngẫm nghĩ một chút, nhớ lại tin tức đọc mấy hôm trước, cũng lấy ví dụ: “Tư tưởng con người không dễ đoán đâu, cứ như chuyện mấy cô bốn năm chục tuổi chịu lấy mấy ông cụ bảy tám chục ấy… ông cụ không biết người ta ham tiền chứ không phải tình à?”
Nhưng người ta vẫn cưới đó thôi. Dù sao c.h.ế.t rồi thì nhà cũng đâu đem theo được, chi bằng lúc còn sống tìm người chăm sóc cho sướng thân.
Đàn ông trong chuyện này, lý trí và lạnh lùng khác hẳn phụ nữ.
Trương Vượng dù không còn vướng bận gì, nhưng ông ấy có tiền, rồi lại thêm vài câu ngon ngọt, biết đâu để con cháu ở bên chăm sóc cho mình? Dù sao cũng là con ruột, đợi c.h.ế.t rồi chia tiền chia nhà cũng được…
Nghĩ kỹ cũng… hợp lý.
Làm thế thì cũng coi như có đầu óc đấy, nhưng đối với mấy người như họ mà nói...
“Thấy tức nghẹn trong lòng lắm!”
Nghe cũng có lý, nhưng Tống Đàm vẫn không lo, lúc này liền bật cười: “Vậy mọi người chờ xem là biết liền.”
…
Chiếc xe ba bánh quả nhiên đến rất nhanh.
Đúng lúc đó, bí thư Tiểu Chúc cũng tới, tiện thể nói với Tống Đàm: “Tôi đến tìm Điền Điềm bàn chuyện, tiện qua xem mấy nhà kính luôn, chăm sóc tốt thật đấy!”
Hai vợ chồng kia không làm được việc nặng, nhưng chăm dâu tây thì cực kỳ tỉ mỉ, đến mức từng cây một như được nuôi riêng vậy.
“Cái công thức tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân, chiếu sáng mấy tiếng do giáo sư Tống đưa cho ấy, người ta ghi hẹn giờ đầy đủ trong điện thoại, làm y chang từng ly từng tí.”
Chăm kiểu này, vì mục đích nhân giống làm giống, nên trái dâu trong nhà kính đúng là ít hơn, nhưng rễ bò lan rất nhanh, đã bắt đầu phủ kín mặt đất rồi.
“Tất nhiên.” Tống Đàm cũng đắc ý: “Ba người mà tổng lương 6500 đó. Điền Điềm chờ làm xong livestream là vào làm, sau này mà cô muốn mượn thêm người, phải chi tiền cho tôi đấy, gọi là điều động nhân sự.”
Bí thư Tiểu Chúc liếc cô một cái, thầm nghĩ người ta vốn bán quần áo ở thành phố, c.uối năm hoa hồng cộng lương cộng thưởng một tháng kiếm hơn chục ngàn! Về đây làm cho cô có 3500, chẳng phải là vì cha mẹ cô ấy đang hưởng lương ở đây hay sao?
“Sao lại nói thế!”
Tống Đàm làm ra vẻ vô tội: “Còn có cái bánh vẽ tôi hứa nữa mà!” Đương nhiên là cái bánh đó ăn được, chỉ là chọn giữa hiện tại và tương lai, thì xem Điền Điềm có bản lĩnh hay không thôi.
Nói thật, làm sales thì không bao giờ thiếu việc, kiếm tiền cũng dễ. Nếu là người khác, cô đưa cái “bánh vẽ” đó ra, người ta chắc chắn không nhận.
Chỉ tiếc là…
Điền Điềm là người có dã tâm, dám nghĩ dám làm, bây giờ kéo một tay, sau này người ta thật sự có thể gây dựng sự nghiệp.
Thao Dang
Nhưng hôm nay trọng điểm rõ ràng không phải là Điền Điềm, mà là chuyện của nhà Trương Vượng.
Bí thư Tiểu Chúc tiện thể hỏi thêm: “Cô đã bàn với người nhà chưa?”
Trước đó Tống Đàm có tìm cô ta nói chuyện, ý là muốn nói nhỏ với mấy cụ già neo đơn trong làng: sau này lỡ có đi, cô sẽ đứng ra lo chuyện hậu sự, mời cô ta – cán bộ làng – làm chứng, đảm bảo tổ chức lễ tang, cúng bái, làm cho tươm tất...
Ý tưởng này của Tống Đàm là nhờ phản ứng của Trương Vượng mà nảy ra.
Với mấy cụ già trong làng, cả đời cũng chỉ trông mong vào đó. Ai có tang lễ làm đàng hoàng, thì thật sự là chuyện hệ trọng!
Chính quyền hiện nay không để mặc người c.h.ế.t không ai lo, nhưng tiền của Nhà nước có hạn, cần phải làm việc thiết thực, không thể chi vào mấy chuyện hình thức đó.
Còn Tống Đàm thì có chút tư lợi trong này: tổ chức một đám tang, kể cả tiệc tùng và lễ bái, nhiều lắm cũng ba đến năm vạn tệ.
Ba đến năm vạn với cô bây giờ chẳng đáng là bao, nhưng nếu có lời hứa này, về sau có việc thật, mấy cụ ấy sẽ dám đứng ra, lại còn chịu xắn tay vào làm…
Tống Đàm hạ giọng: “Tôi đã bàn với cô giáo Đường rồi.”
Bà cụ đó tinh ranh lắm, dù không sống ở nông thôn lâu nhưng nghe kể thì biết nhiều vô kể!