"Ta bán nó, là vì sợ có ngày thằng cha nó hối hận, quay lại đòi người. Không phải ta ham bạc nhà ngươi, chỉ một lạng bạc thôi, một lạng bạc, ngươi cứ mang nó đi."
"Mẫu thân, đừng bỏ con. Con sẽ ăn ít thôi, làm việc thật ngoan. Hôm đó con không ra giúp mẫu thân, là vì sợ chậm rửa nồi, không dám chạy ra hóng chuyện."
Nó khóc đến thương tâm.
Tạ nhị thẩm vẻ mặt phức tạp, mắt đỏ hoe, răng cắn chặt môi run rẩy.
"Mẫu thân làm vậy là vì con."
"Ở với mẫu thân, con cũng chẳng có ngày lành tháng tốt gì."
"Mẫu thân hôm nay nhớ tới cái tốt của con, mới dám làm thế."
"Lỡ có ngày nào đó mẫu thân quên mất…"
Ả nói tới đó, lặng người, không nói thêm được gì.
Mà đúng thật là như vậy. Lòng người phức tạp.
Tạ nhị thẩm vừa mới chịu biến cố lớn, đang hận Tạ Nhị, lại nhớ tới đứa con gái hiền lành, mới bằng lòng vì Nhị Nha mà liều một phen.
Nhưng Tạ Nhị kiểu gì cũng sẽ dỗ được ả.
Đến lúc đó, ả lại quên mất cái tốt của Nhị Nha.
Rồi mọi chuyện sẽ lại quay về như cũ.
Tạ Lan Đình len lén kéo tay áo ta, trong mắt là khẩn cầu tha thiết.
Trong nguyên tác, ngoài nữ chính ra, người từng đem lại ấm áp cho Tạ Lan Đình, chỉ còn mỗi Nhị Nha.
Chính hắn là người bế Nhị Nha nuôi lớn.
Là hắn thay tã, bón cháo, chăm sóc đứa bé không ai quan tâm ấy.
Khi Nhị Nha lớn hơn một chút, lại lén chia cơm cho Tạ Lan Đình.
Nhưng sau này, khi hắn trưởng thành, giành lại quyền lực, Nhị Nha đã sớm qua đời.
Nghe nói là đột nhiên phát bệnh, vợ chồng Tạ Nhị chẳng đoái hoài.
Con bé sợ làm phiền cha mẹ, cắn răng chịu đựng, chẳng rên một tiếng, sáng hôm sau đã cứng đờ.
Sau này, Tạ Lan Đình xử lý xong nhà họ Tạ, trở về thôn, để mấy bát cơm đầy thịt trước mộ Nhị Nha.
Một đời con bé chưa từng được ăn nhiều thịt đến thế.
Sau này, hắn gặp nữ chính.
Nữ chính hơi giống Nhị Nha.
Ban đầu, hắn coi nàng là tiểu muội muội.
Sau đó, nàng trở thành thứ ánh sáng duy nhất trong đời hắn.
Ta đưa cho Tạ nhị thẩm một lạng bạc, lập một tờ khế ước bán thân, là tử khế.
Ta không tin vợ chồng Tạ Nhị.
Ta sợ ta nuôi Nhị Nha như con gái, họ lại đến nhận m.á.u mủ, dùng đạo lý ép buộc nàng.
Ta cũng sợ, đợi nàng lớn lên đầu óc hồ đồ, bị vài lời ngon ngọt lừa gạt, quay đầu nhận cha mẹ ruột.
Lúc đó, ta chẳng khác nào trò cười.
Ta không cho phép ai sỉ nhục ta như vậy.
Vậy nên, ta sẽ làm người xấu, một đao chặt đứt từ gốc.
10
Mọi chuyện nơi đây đã xong, ta liền dẫn Tạ Lan Đình và Nhị Nha đến nhà trưởng thôn, nói đến chuyện báo đáp làng xóm.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Chuyện ta làm với Tạ Nhị, dù là để thay Tạ Lan Đình báo thù, nhưng lòng người dễ đổi.
Vài năm sau, có lẽ người trong thôn sẽ quên mất nguyên nhân ban đầu, chỉ nhớ rằng ta từng đánh Tạ Nhị, rằng Tạ Lan Đình bất kính với thúc phụ, thẩm mẫu.
Xã hội này lễ giáo nghiêm ngặt, hoàng đế dùng chữ “hiếu” để trị thiên hạ.
Tạ Lan Đình sau này sẽ đi rất xa, ta không thể để chuyện trong làng trở thành hòn đá cản đường hắn.
Ta đề xuất với trưởng thôn xây một học đường trong làng, chi phí học hành của bọn trẻ đều do Hầu phủ lo liệu.
Nhưng có một điều kiện, tỷ lệ nam nữ vào học phải bằng nhau.
Có một nam hài nhập học, thì cũng phải có một nữ hài nhập học.
Trưởng thôn lộ vẻ khó xử, không hiểu tại sao lại như vậy.
Ông ta cho rằng chỉ có nam nhi đọc sách mới có tương lai, mới có thể làm quan, làm thầy ký, làm hương thân.
Dù học không thành tài, cũng có thể lên thành kiếm được một công việc tử tế, làm chưởng quỹ, làm quản sự, sổ sách, tóm lại, nam nhi biết chữ thì lợi đủ đường.
Còn nữ nhi, ngoài việc gả chồng, chẳng có con đường nào khác, đọc sách chẳng để làm gì.
Ta không có ý thay đổi suy nghĩ của ông.
Hồng Trần Vô Định
Ta còn chẳng thay đổi nổi ý niệm mình phải hòa nhập vào cái xã hội này, thì sao dám nói đến chuyện cải cách?
Ta chỉ vẽ cho ông một chiếc bánh lớn.
"Phu quân ta hiện giờ là Hầu gia, chưa chắc sau này đã dừng lại ở đó."
"Phủ ta sẽ cần những nha hoàn hiểu lễ nghĩa, biết chữ nghĩa."
"Vả lại, nếu có cơ hội khác… vẫn là người nhà thì tốt hơn, bởi vì hiểu gốc tích, biết rõ nông sâu."
Ta chỉ lên trời.
Mắt trưởng thôn lập tức trợn tròn, cả người đều hưng phấn.
Ta mới nói được đôi câu, mà ông ta đã tưởng tượng ra cảnh làng mình sau này có người vào cung làm nương nương, vinh quy bái tổ, vung tay miễn cho dân làng ba năm thuế khóa.
"Phu nhân nghĩ chu toàn quá, việc này cứ để ta lo."
"Chỉ sợ có người không chịu nghe."
"Ngài cứ yên tâm, việc này giao cho ta là được, ai dám phản đối, ta có cách trị hắn."
Ta yên lòng.
Trưởng thôn trong thời này có quyền thế rất lớn.
Trên thì lo đối ngoại với hương thân, thu thuế, phái lao dịch, đào mương đắp đường, việc gì cũng không thể thiếu ông ta.
Dưới thì lo liệu hết chuyện trong thôn, từ sinh tử, tranh chấp đến cưới gả, ma chay đều phải do ông ta đứng ra xử lý.
Chỉ cần ông ta làm được việc, để bọn trẻ được đi học, thì số bạc ấy ta bỏ ra cũng cam tâm tình nguyện.
Mọi chuyện xong xuôi, ta đưa Tạ Lan Đình và Nhị Nha ngồi xe ngựa thong thả quay về.
Lúc rời đi, rất nhiều người ra tiễn.
Họ khen ta là vị Bồ Tát sống, khen Vương đại phu là Hoa Đà tái thế, khen Tạ Lan Đình mệnh phú quý trời ban, khen Nhị Nha vận số tốt lành.
Miệng thế gian đa dạng muôn màu.
Lời nào có lợi cho ta thì là lời tốt, lời nào bất lợi thì là dèm pha.
Cho nên, nghe thì cứ nghe, nhưng không cần để bụng.
Ta mỉm cười từ biệt mọi người, ánh mắt đảo qua đám đông, nhìn thấy ánh mắt hối hận của Tạ Nhị và Tạ nhị thẩm.
Chắc họ đã nghe chuyện ta tài trợ cho làng xây học đường.