Nam Phụ Từ Chối Thâm Tình

Chương 9



12

 

Ta khẽ véo má hắn, mỉm cười nói: 

 

"Mới vậy mà đã nản lòng rồi sao? Mới chỉ bắt đầu thôi mà."

 

Lúc năm tuổi vấp ngã, khóc rống như trời sắp sập. Nhưng đứng ở mốc mười lăm tuổi nhìn lại, mới thấy mình năm ấy thật ngốc mà cũng thật đáng yêu.

 

Mười lăm tuổi thi rớt, tưởng như cả đời tiêu tan. Nhưng khi đến hai mươi lăm tuổi thì phát hiện: chuyện ấy chẳng đáng nhắc đến.

 

Hai mươi lăm tuổi bị chủ mắng, tưởng như sắp bị đuổi. Nhưng đến ba mươi lăm tuổi quay đầu nhìn lại, ta đã thay mấy chục chỗ làm, đuổi không biết bao nhiêu ông chủ dở người.

 

Con người chỉ cần sống đủ lâu, sẽ phát hiện ra độ "bao dung với sai lầm" của cuộc đời lớn đến kinh ngạc.

 

Cho nên, bị Tạ thị từ chối chẳng phải chuyện gì to tát. 

 

Chỉ cần số lần ta bị từ chối đủ nhiều, thì việc bị Tạ thị từ chối cũng chẳng khác gì mưa bụi nhẹ bay mà thôi.

 

Sau đó, ta tiếp tục đưa Tạ Lan Đình đi bái kiến mấy nơi, không ngoại lệ, đều bị khước từ.

 

Trên đường về, Tạ Vi Hiền chẳng còn vui vẻ gì nữa, nàng cũng cảm nhận được cảm giác bị chối từ.

 

Tạ Lan Đình mặt mày rầu rĩ, buồn bã nhìn ra ngoài cửa sổ.

 

Còn với ta, chuyện này thật ra chẳng là gì.

 

Nhớ năm xưa ta từng "rải" đơn xin việc khắp nơi, bị từ chối không biết bao nhiêu lần. Có ông chủ keo kiệt mời ta, ta biết rõ hắn chẳng ra sao, nhưng vì cần việc gấp nên vẫn ký hợp đồng.

 

Kết quả là lương ba ngàn, việc ba vạn, làm đến kiệt sức.

 

Cuối cùng, ta lấy cả mạng mình ra mà trả giá.

 

Cho nên, càng bị từ chối, ta lại càng bình tĩnh. Biết đâu đó là ông trời đang cứu ta.

 

Ta đã có thể dựng học đường ở nông thôn, thì sao lại không thể dựng nổi một cái ở Hầu phủ?

 

Điều ta cần là Tạ Lan Đình và Tạ Vi Hiền học được tri thức, không nhất thiết phải đi theo người khác.

 

Lúc này chính là thời điểm định hình tam quan, để chúng bên cạnh ta dạy dỗ sẽ tốt hơn.

 

Chờ sau này Tạ Lan Đình thật sự cần danh sư, hắn hoàn toàn có thể dựa vào thực lực mà tranh lấy.

 

Ta chọn một viện trong Hầu phủ, tu sửa thành học đường, mời một tú tài họ Chu đến làm thầy dạy.

 

Chu tú tài mới đầu hiểu lầm, tưởng mình được mời tới dạy cho hậu nhân Tạ thị danh môn, tinh thần phấn chấn.

 

Nhưng khi phát hiện ra đây là Hầu phủ của võ tướng, tinh thần liền sa sút thấy rõ.

 

Thế nhưng, khi phát hiện Tạ Lan Đình có khả năng đọc một lần là nhớ, toàn bộ tâm tình tiêu cực của ông ta lập tức biến mất.

 

Mặt đầy hăng hái, biểu cảm rõ ràng: 

 

"Dù ta thi trượt mười năm, nhưng đồ đệ ta sau này chắc chắn sẽ đỗ Trạng nguyên!"

 

Ta và Tạ Vi Hiền cũng học theo. Ta học nhận mặt chữ phồn thể, luyện cầm bút lông. 

 

Tạ Vi Hiền thì bắt đầu học vỡ lòng. Buổi chiều thì có xen kẽ học võ và quản sự.

 

Ngày đầu tiên đến lớp, Tạ Vi Hiền khóc òa.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

"Tại sao tên con nhiều nét thế, còn tên ca ca lại ít nét, hu hu hu…"

 

Nàng vừa sụt sịt vừa lau nước mắt, sau đó lại cầm bút tiếp tục viết từng nét ngoằn ngoèo.

 

Ta và Tạ Lan Đình đều bật cười thành tiếng.

 

Tạ Lan Đình chủ động nhận nhiệm vụ dạy Vi Hiền viết chữ. Hắn nhẹ nhàng xoa đầu nàng.

 

"Từng chút từng chút một, không cần sợ. Chỉ cần cầm bút lên là đã tiến bộ rồi."

 

Hắn nói đúng lắm, chỉ cần bắt đầu, thì không bao giờ là quá muộn.

 

Thời gian vội vã trôi qua.

 

Mỗi ngày, trong lúc dùng bữa, ta sẽ hỏi hai đứa hôm nay thế nào, bảo chúng mỗi đứa kể một chuyện vui và một chuyện không vui.

 

Lúc đầu, hai đứa còn ngại ngùng, lúng túng.

 

Nhưng rất nhanh, chúng bắt đầu chủ động hỏi ta hôm nay có chuyện gì vui không, có chuyện gì không vui không.

 

Chúng ta cùng nhau chia sẻ, góp ý, lắng nghe nhau, giải quyết vấn đề, lại mở rộng hiểu biết.

 

Chuyện ấy dần trở thành một phần trong sinh hoạt hằng ngày.

 

Mỗi đầu tháng, ta sẽ phát cho mỗi đứa một xâu tiền, bảo chúng dành một nửa để tiết kiệm, nửa còn lại dùng để mua đồ.

 

Nếu không muốn mua, cũng có thể để dành, đợi khi cần sẽ mua món lớn hơn.

 

Ta chuẩn bị sổ tiết kiệm tự chế, ghi lại số tiền chúng gửi cho ta giữ.

 

Còn chuẩn bị thêm cho mỗi đứa một cuốn sổ chi tiêu, ghi lại xem tiền tiêu vào đâu, để tự nhìn ra thói quen tiêu xài.

 

Ta cho bọn chúng ghi chép giá cả các mặt hàng trong chợ, sau đó lại dẫn đi các xưởng cung ứng, so sánh từng nơi nhập hàng khác nhau có chênh lệch giá ra sao.

 

Hai đứa mắt tròn mắt dẹt, như mở ra thế giới mới.

 

Chúng phát hiện, cùng một món đồ, tùy vào nơi lấy hàng khác nhau mà giá chênh lệch không nhỏ. 

 

Thế là vừa học xong, đã ôm đầu hối hận, cảm thấy lần trước bản thân quá bốc đồng, ở sạp hàng ngoài chợ lỡ tiêu nhiều tiền.

 

Quản gia thì không hiểu.

 

Ông cho rằng những chuyện ấy là việc của hạ nhân, người cao quý nên học thi từ ca phú, cầm kỳ thư họa, quy củ lễ nghi.

 

13

 

Quản gia họ Lưu, là một người tốt.

 

Để Hầu phủ trông cho thật cao quý, khí phái, có thể sánh với các danh môn vọng tộc, thời gian qua ông ấy thường xuyên lui tới các phủ lớn kết giao, học hỏi cách họ quản lý việc trong phủ, nề nếp lễ nghi của nhà quyền quý, thật sự là một người rất cầu tiến.

 

Ta biết ông làm vậy là vì lòng tốt.

 

Ông sợ Tạ Lan Đình và Tạ Vi Hiền học theo thói dân dã, sau này bị người đời xem thường.

 

Nhưng điều ta kỳ vọng ở chúng không phải là thiếu gia lụa là, hay tiểu thư danh môn.

Hồng Trần Vô Định

 

Ta hy vọng chúng sẽ thực tế, chăm chỉ, biết phấn đấu.

 

Không phải là những nhân vật trong truyện chỉ sống vì tình yêu, mà là những con người thật, sống đời chân thật, biết khói bếp lửa củi, biết gió mưa rét buốt.

 

Ta nhớ có lần từng đọc một cuốn sách kể về một hoàng tử, khi rời khỏi hoàng cung mới biết bánh còn có thể ăn nóng, vì cả đời trong cung chỉ được ăn bánh nguội.


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com