Chờ đến đợt sau, con trai lớn của tôi đã cất tiếng khóc chào đời.
Mẹ chồng vốn luôn khỏe mạnh, bỗng nhiên phát bệnh đau đầu, không được động vào nước lạnh, không chịu được tiếng ồn.
Tôi đành phải tự chăm con, lại một lần nữa nhường cơ hội cho người khác.
Tiếp theo, tôi sinh đứa con trai thứ hai, hai đứa trẻ nghịch ngợm khiến tôi kiệt sức, chẳng còn chút chí hướng nào nữa.
Đợi đến khi con lớn hơn một chút, gửi vào nhà trẻ, thì mẹ chồng lại đột nhiên bị tai biến.
Thời đó không thể thuê bảo mẫu, sẽ bị người ta nói ra nói vào đến chết, bảo rằng là phú bà địa chủ, là thành phần phản động.
Chỉ có tôi chăm mẹ chồng.
Những năm đó, tôi phải đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, bốc thuốc, lau người cho mẹ chồng, đón hai đứa con tan học, giám sát chúng làm bài tập, dọn dẹp căn nhà luôn bị quậy tanh bành, lo cho chúng rửa mặt đánh răng rồi đưa lên giường, đến khi xong tất cả cũng đã là nửa đêm.
Ngày này qua ngày khác lặp đi lặp lại như cái máy, đến khi tôi bừng tỉnh thì trong gương đã hiện lên một gương mặt xa lạ.
Tóc đã bạc nửa đầu, khóe mắt hằn sâu những nếp nhăn, trên gương mặt chẳng còn chút sinh khí, ánh mắt trống rỗng chỉ toàn mỏi mệt và tê liệt.
Tôi bỗng nhận ra mình đã già rồi.
Sao thời gian trôi nhanh đến thế?
Tôi như đã làm rất nhiều việc, nhưng cũng như chẳng làm được gì cả.
Một đời nhạt nhòa và trống rỗng này, tôi sống thành con dâu của người khác, vợ của người khác, mẹ của người khác — duy chỉ không phải là chính tôi.
Địa vị của Tống Liêm càng cao, tôi càng không có tên riêng.
Ai ai cũng gọi tôi là “phu nhân của Tống tiên sinh”.
Vậy Quan Nguyệt thì sao?
9
“Quan Nguyệt, Quan Nguyệt!”
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Cây vồ nện mạnh xuống, đập vào bộ quần áo bằng vải đất bẩn đến mức không nhận ra màu sắc ban đầu.
Nước b.ắ.n tung tóe lên cả mũi giày tôi.
Chị Xuân Phương nháy mắt với tôi.
“Ngẩn ra làm gì thế, lại đây giặt đồ cùng bọn tôi. Tôi thấy mẹ của Tống Liêm vừa bê cho cô một chậu to đấy, mau lên, không tranh thủ thì không giặt hết đâu.”
Chị Quế Hoa bên cạnh bĩu môi.
“Bà ta cũng dày mặt thật, còn chưa gả vào cửa mà đã sai người ta thế rồi. Quan Nguyệt, không phải chị có ý gì đâu, nhưng tính em hiền quá, sau này gả đi rồi thể nào cũng khổ.”
“Mình phải ra dáng một chút, giữ lấy thể diện chứ.”
Một bà cô bên cạnh bật cười.
“Gần ba mươi tuổi đầu rồi còn ra cái nỗi gì, có người chịu lấy là tốt lắm rồi. Đừng nói giặt đồ, bảo giặt cả quần lót chắc nó cũng giành mà làm cho bằng được ấy chứ!”
Tôi nhìn bà ta kỹ một chút, mới nhớ ra bà ta là mẹ của Trịnh Thiết Trụ.
Vài năm trước từng nhờ mai mối đến hỏi cưới tôi, nhưng tôi không đồng ý.
Từ đó bà ta ghét tôi, cứ gặp là tranh thủ nói móc nói mỉa.
Tôi mỉm cười với bà ta.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
“Ai thích giặt thì giặt, tôi thì không có rảnh.”
Nói rồi, tôi xách cuốc lên, ngẩng đầu ưỡn n.g.ự.c bước vòng qua giếng nước, đi thẳng về phía ruộng tập thể ở phía bắc.
Mẹ của Thiết Trụ ngẩn ra một lát, rồi hậm hực nhổ một bãi nước bọt.
“Phì! Làm bộ làm tịch, lát nữa mẹ Tống Liêm nổi nóng, xem cô khóc thế nào!”
Mẹ Tống Liêm đang vác cuốc, làm việc hăng say ngoài ruộng.
Thấy tôi đến sớm như vậy, bà ngạc nhiên dừng tay, dùng khăn trùm đầu lau mồ hôi trên trán.
“Giặt đồ nhanh thế à?”
“Có phải cô giặt qua loa không đấy? Có dùng chày đập không? Mấy vết bùn trên đó phải vò thật kĩ mới sạch được cơ mà!”
“Không phải mẹ— khụ khụ, không phải tôi nói cô chứ, Quan Nguyệt, làm việc thì phải cẩn thận một chút, sao lúc nào cũng cẩu thả thế hả?”
Những người khác đang làm đồng, nhưng ai nấy đều vểnh tai nghe ngóng, ánh mắt tò mò nhìn về phía này.
Giữa ánh nhìn của bao người, tôi xách cuốc đi thẳng về mấy mẫu ruộng mà mình phụ trách.
“Mẹ Tống Liêm này, tự làm thì mới có ăn.”
“Sau này việc nhà các người, tự làm lấy. Sức tôi để dành xây dựng thôn Nam Nê, chứ không phải làm người ở cho nhà họ Tống.”
10
Thời đó, lời lẽ trong sách lý luận chẳng ai dám phản bác.
Nghe tôi nói vậy, mặt mẹ Tống Liêm đỏ bừng lên, tức đến mức lắp bắp mấy câu ‘cô cô cô’, cuối cùng vỗ đùi cái đét, quát lớn:
“Cô không muốn lấy Tống Liêm nhà tôi nữa phải không?”
“Con trai tôi đang bệnh, cô là vợ sắp cưới của nó, san sẻ chút việc có sao đâu.”
“Cô đừng có động tí là gắn mũ lên đầu người khác, nhà họ Tống chúng tôi không bao giờ lấy một đứa con dâu lười biếng đâu!”
Mẹ Tống Liêm quát ầm lên, người trong làng thấy vậy liền kéo đến khuyên tôi.
Họ bảo bà ấy vốn nóng tính thế, sau này tôi còn phải sống yên ổn với Tống Liêm, không nên cãi lại mẹ chồng.
Tôi khẽ cười khẩy.
“Mẹ chồng á? Tôi và Tống Liêm trong sáng minh bạch, bà ấy thì là mẹ chồng cái nỗi gì?”
“Hôm nay đúng lúc mọi người đều có mặt, tôi nói rõ luôn, tôi và Tống Liêm chỉ là tình đồng chí cách mạng, tôi tuyệt đối sẽ không lấy anh ta.”
Câu nói vừa dứt, tất cả mọi người đều sững sờ.
Những năm sáu bảy mươi, dù việc cưới xin vẫn chủ yếu dựa vào mai mối, nhưng tình yêu tự do cũng bắt đầu phổ biến, nhất là ở những nơi tập trung nhiều thanh niên như vùng xây dựng này.
Tôi và Tống Liêm qua lại với nhau, ai trong làng cũng biết.
Mẹ Tống Liêm còn tìm sẵn người làm chứng hôn, nói rằng sau Tết, lúc nông nhàn thì sẽ tổ chức cưới cho tôi và Tống Liêm.
Giờ nghe tôi chối bỏ hoàn toàn, mọi người đều thấy có gì đó không đúng.
Có người khuyên tôi, nói rằng mấy cặp đôi yêu nhau, có cãi nhau thì cũng dễ hiểu, nhưng đừng nói linh tinh trước mặt bao người thế này.
Tống Liêm vừa đẹp trai vừa có học, rất được yêu quý trong làng, nếu thật sự khiến anh ta giận mà bỏ đi, thì lúc hối hận cũng không kịp.