Ngày rằm tháng năm âm lịch, trời hạ nồm mà nơi bóng râm vẫn rất se se lạnh. Gió mùa Đông Nam hoạt động mạnh thổi từ vùng ngoài biển vào, mang theo cái hơi ẩm nhưng không quá bí bách.
Thậm chí với nhiều người lại cảm thấy rất dễ chịu, nhưng chẳng phải là đứng dưới nắng mãi cũng sẽ không nóng. Nhìn gió tán cây mà lòng cũng se se, se buồn man mác.
“Tránh đường! Mau tránh đường! Công chúa hoàng triều hành kiệu tiến!!!”. Một cỗ kiệu rước vàng, đính bạc tiến vào, theo sau đó là ánh mắt đầy vẻ ngưỡng mộ của dân chúng trong thành. Nhiều kẻ máu mặt thì không cảm thấy như vậy, chúng chỉ coi đây giống như là “thùng rỗng kêu to”: “Hoàng gia vớ vẩn, cố lấy cái dạng vô nghĩa. Thật nực cười!!!”.
“Hôm nay thật náo nhiệt, nhiều kẻ lạ mặt đến Thăng Long thành quá! Ha ha ha… ực ực ực…!”. Giọng nói của một lão đầu nào đó đầy cảm khái, sau lại nốc rượu chẳng cần đến hơi thở, chính ra uống không cần thở.
“Mẹ, vị huynh trường kia thật anh tuấn quá!”. Tiếng của một cô bé nói với người thân. Không chỉ cô bé ấy, mà còn rất nhiều cô bé, cậu bé nói như vậy. Mà cũng không sai, khi lần đầu tiên canh ba buổi sáng mà Thăng Long trong lẫn ngoại thành lại náo náo nhiệt như vậy.
Khung cảnh phồn hoa, nay lại càng phồn hoa. Cũng đúng ra là cảnh còn sót lại sau lễ tết Sâu bọ ngày năm tháng năm. Ngày mà mọi người dân đều làm mâm cơm thắp hương, cúng cho mùa màng bội thu, sâu bọ ít phá lại.
[Văn Miếu Quốc Tử Giám]
Văn Miếu hôm nay vốn từ chốn thanh cảnh, yên tĩnh, nhưng hôm nay cũng náo nhiệt đến mấy phần. Chẳng phải là náo nhiệt bởi âm thanh, hay những tiếng ồn ào. Mà là trong bóng, trong dáng người xuất hiện ở nơi đây, khi thường ngày ở Văn Miếu lại rất vắng người trừ những dịp đặc biệt.
Thanh Nhạc từ sáng sớm đã ngồi sẵn ở cổng Tam quan, đối diện là Thư Minh. Rất rõ ràng khi họ là người đón khách khứa, trước mắt là cái bàn gỗ nhỏ tinh xảo, kẻ nào không biết chứ thực chất đó là thuật huyễn hoạ.
Trên mặt bàn còn bày nghiên mực, mực trên nghiên đã mài sẵn, trên đó lại đặt bút lông chuột. Bên cạnh là nhiều tờ giấy nhỏ làm từ tre, trúc lấy gần đây.
Họ ngồi đó chỉnh chu, toát lên cái khí chất rõ nét thư sinh, đêm ngày học lễ. Cho dù là vậy, thì Thanh Nhạc cũng chưa bao giờ là bớt lo cái tính vô nề nếp của Thư Minh. Từ trước đã nhắc nhở nhẹ nhàng, mà cái sự cảnh cáo sâu trong đó nặng như núi đá vậy..
“Thư Minh, đệ đừng quên hôm nay là ngày gì. Nếu còn vô phép, vô tắc, thân là sư huynh ta sẽ không tha cho đệ đâu!”
Thật ra thì ánh mắt Thanh Nhạc rất nhẹ, vẻ mặt vẫn rất an yên, nhưng chỉ có kẻ từng trải như Thư Minh mới biết là người này nổi giận sẽ như thế nào. Nên y rất phối hợp, không để một tiếng phải nói lại.
Bước vào đầu tiên là ba người: Cảnh Tuấn, Âu Giang và Văn Nguyên…
“Thanh Nhạc huynh! Thư Minh đệ!”. Văn Nguyên nói.
“Thanh Nhạc huynh! Thư Minh đệ!”. Cảnh Tuấn nói.
Còn Âu Giang, nàng chỉ cúi đầu thi lễ một cách nhẹ nhàng, coi việc trên trước cũng là một phần gặp mặt.
Thư Minh hành lễ với từng người, Thanh Nhạc lại nói:
“Hoan nghênh, hoan nghênh! Ba người là kẻ thí sinh trong kỳ thi kiểm khách lần này, đợi tại hạ viết thứ này cho ba vị đã.”
“Mời!” Hai kẻ còn lại mở lời.
Thanh Nhạc vén ông tay áo, tỉ mỉ nâng cây bút lông lên, tay còn lại với lấy khổ giấy rồi giữ chặt trên mặt bàn, chấm chấm trên khiên mực rồi viết từng nét. Điều ghi trên cho mỗi người là “số báo danh” đi cùng các con số, lần lượt từ Văn Nguyên là: 01, 02, 03,...
Y viết xong, miệng mỉm cười, đưa ba khổ giấy nhỏ cho mỗi người, lại không quên dặn dò:
“Ba vị, đây là trên khổ giấy là số báo danh của mọi người, vì thế nên hãy giữ gìn cẩn thận. Nếu ai thiếu nó, chắc chắn sẽ bị hủy đi tư cách thi khảo. Với lại, mọi người chờ đến giữa canh tư và canh năm rồi hẵng bước vào Bái đường Văn Miếu. Lão sư ta rất coi trọng thì giờ.”
Họ đồng thanh:
“Đa tạ Thanh Nhạc huynh đã nhắc nhở, bọn ta ghi nhớ rõ rồi.”
Thanh Nhạc mỉm cười, lại gật đầu, hẳn đã đồng ý với điều đó. Mà họ thì bước vào bên trong…
Khung cảnh cũng chẳng có gì khác biệt cả, tiếp theo là cô nàng tiểu thư họ Trần, cái nét kiêu kỳ chẳng thể nhạt đi, cái dáng vẻ chỉ nhìn thôi đã thấy ghét. Nhưng Thanh Nhạc hay Thư Minh dù lòng có khó chịu, họ vẫn ăn nói, xử sự đúng với lẽ thường tình. Nhắm mắt cho qua, đặc biệt là Thư Minh - lại càng không dám nói.
…
“Thiên Tường, Thiên Hàn huynh, mời vào!”
“Đa tạ!”.
Hai công tử dòng họ Nguyễn Văn đi vào, vì chẳng phải là kẻ thi nên họ cũng chỉ được viết là khách quan.
…
“Uyên Linh, Uyên Thư cô nương, mời vào!”
“Thanh Nhạc huynh phải phiền hà rồi.”. Uyên Thư nói.
“Đâu có, đâu có.”. Thanh Nhạc đáp lại.
Buồn cười thay là cái khung cảnh này, Thư Minh trong lòng như một con cún thấy ai đó mà dựng cả lên, chỉ tiếc là không dám biểu lộ ra đến bên ngoài. Lòng đấu tranh dữ.
…
Tiếp đến là hai công tử họ Trần thị tiến vào.
“Thanh Nhạc huynh, Thư Minh đệ, chúng ta lại làm phiền rồi!”
Thanh Nhạc đáp lại:
“Đâu có! Đâu có! Mời mời vào!”
…
“Dương đường chủ, mời ngài vào!”
“Mỹ Huyền cô nương, Khắc Ngọc huynh, lại gặp nhau rồi!”
Họ thi lễ đối lại.
…
“Chu đường chủ, mời ngài vào trong!”
“Tôn phó đường chủ, mời ngài vào trong!”
“Kiều Vân muội, mời vào!”
…
“Cát Hưng tiền bối, mời ngài vào!”
“Ý Nhu cô nương, mời!”
…
“Bách lang sự, mời ngài vào!”. Thanh Nhạc hỏi.
“Ngọc Quỳnh cô nương, mời!”
…
“Thiên Tường đạo trưởng, mời ngài vào!”.
“Võ tiền bối, mời vào!”.
“Hai tiểu huynh muội nay đến đây thi đúng không nhỉ ta?! So với trước đó thì hai đứa là người nhỏ tuổi nhất đấy!”
“Tất nhiên, chúng ta hôm nay chắc chắn sẽ làm sự đệ, sự muội của Thanh Nhạc huynh”.
Nhìn hai tiểu huynh muội này tự tin đến vậy, y cũng góp vui thêm:
“Vậy chúc may mắn nha!”
Thanh Nhạc từ nãy giờ vẫn nói, đến mức khô cả cổ rồi vẫn chưa thôi. Đợi họ đi vào rồi mới dám uống cốc nước cho khô họng. Việc chào khách là của Thanh Nhạc, nghiễm nhiên thì ghi danh vẫn là của Thư Minh.
Thanh Nhạc đang uống nửa vời ngụm nước, đành phải vội đặt cốc nước xuống ngay, thi lễ:
“Duy Ninh công chúa giá đáo, đây là số báo danh của công chúa!”
Vừa khi ấy Thư Minh đưa khổ giấy nhỏ ghi danh đến, Duy Ninh nàng ta hành lễ cảm tạ.
Y quay ra nói với Quang Liêm:
“Quang Liêm hoàng tử, đây là giấy báo danh của ngài.”
Quang Liêm nhận lấy giấy báo danh, hành lễ cảm tạ. Vẻ mặt chẳng mấy thiện cảm, cứ thế bước vào, dẫu sao trong lòng hắn cũng cảm thấy rất khó chịu. Nữ lại được coi trọng hơn nam, đối với một kẻ bảo thủ như hắn thì đúng là một sự sỉ nhục.
Duy Ninh nàng ta thấy vậy, mặc kệ, không can dự, đợi chờ thêm câu…
“Duy Ninh công chúa, mời vào trong!”
Thân kẻ hoàng tộc, uy nghi bước vào.
…
Người đến đây, cũng đã có thể coi là tốp cuối cùng rồi, Thanh Nhạc thả lỏng, toàn thân mềm nhũn. Thở phào…
Khi ấy, khách lại bước vào.
“Tại hạ họ Lạc, tên Hồng, đệm Khí, là con nhà buôn bán rộng. Nay nghe nói Văn Miếu Quốc Tử Giám có kỳ thi kiểm khách, mạn phép xin vào xem kỳ thi. Liệu có được?!”
Thanh Nhạc trở lại dáng vẻ, mặt hồ hởi, đầy cởi mở nói:
“Khí Hồng huynh không cần, không cần quá đa lễ! Khách đến là vận tốt, cũng càng là vận may. Huynh đợi chúng ta viết giấy báo là được…”
“Đa tạ!”. Khí Hồng khách sáo nói.
“Còn vị cô nương đây là…”. Y hỏi.
“Là thị nữ hầu hạ, đi theo bên cạnh ta. Tên là Hồng Thêu.”. Tên này đáp lại.
Thanh Nhạc liếc nhìn qua rồi nói, có phần hơi lắp bắp:
“À… à… . Ta hiểu rồi! Mời, mời hai người vào trong!”
…
Đến giữa canh tư và canh năm, Thanh Nhạc dọn bàn bước vào bên trong qua lối ẩn phía sau.
…
Đám người đứng bên ngoài Bái đường Văn Miếu yên ắng đến một cách kỳ lạ, chẳng phải là yên vì không quen biết, chỉ là yên vì chẳng kẻ nào muốn động đến kẻ nào. Hơn hết chính là việc họ sợ làm phật lòng Văn Thánh…
Từng kẻ chung đường, xếp mỗi nơi một góc. Người thì ngồi yên, kẻ đứng dựa tường, kẻ thì dựa cột, kẻ lại nằm ngửa trên bờ tường kè đá. Kẻ lại tỏ ra vô cùng cao quý lại tại thượng, cho dù là gì thì cũng không gọi là quá mất hình tượng.
Nhưng im lặng đi cùng với cái nhìn sắc lạnh tia khắp chốn, nếu đặt một kẻ bình phàm vào trong có thể thể nói rằng tên này sẽ chết vì yếu tim. Dù không gây sát thương trực tiếp, nhưng đủ để làm tinh thần phải suy sụp trầm trọng, cái bứt dứt mỗi lúc một nhiều, mãi không buông.
Phải đến lúc Văn Thánh bước vào, cái bầu không khí ấy mới chấm dứt. Ông mang theo nụ cười ấm hệt như chữ “xuân” trong tên nói lớn:
“Hoan nghênh các vị đã đến với kỳ thi kiểm khách của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ta là thầy dạy ở nơi này, mà kẻ đời gọi là Văn Thánh đời thứ chín!!!”
Tất cả đám người cung kính hành lễ trong yên lặng.
Văn Thánh nói thêm:
“Những ai lần này thi kiểm khách, mời bước vào trong trước, những người còn lại ở đây đợi ta một lát! Trần Dương, đến việc của ngươi!”
Hạo Dương nghe vậy bước ra, cúi đầu qua một lượt chào tất cả nói nhẹ:
“Các vị đi thi, mời theo ta đi vào trong trước một lát!”
Những người tham dự bài thi lần lượt tiến về trước, đi theo sau Hạo Dương mà rời đi.
Văn Thánh quay người nói nhẹ:
“Các vị, chúng ta có thể vào được rồi! Ta đã chuẩn bị chỗ ngồi cho các vị rất chu đáo!”
Đám người đồng thanh nói:
“Vâng!”
Rồi họ đi theo Văn Thánh vào bên trong, theo một cách trật tự, đồng hàng đến một cách kỳ lạ. Chỉ có Văn Thánh là vẫn như vậy, ung dung trong phong thái, miệng nở nụ cười bình thản mà bước đi. Ông vẫn rất phóng khoáng, chẳng cần phải đề phòng điều.