Thiên Hạ Phương Nam

Chương 101: Thi khảo - Mở đầu



Đám khách khứa lần lượt bước vào trong Bái đường Văn Miếu, điều khiến nhiều kẻ cảm thấy ngạc nhiên chính là những bộ tràng kỷ cũ kỹ, thiết kế độc đáo xa xưa được xếp ngay ngắn trên sân. Dưới là tấm nệm lót, trên bàn những khổ giấy thi khảo cùng khiên mực đã xếp sẵn.

Nhìn khung cảnh cũng đủ cho chúng ta thấy được cái vẻ trang nghiêm, long trọng của một kỳ thì được tổ chức. Xung quanh bái đường Văn Miếu còn thêm những mái gỗ che theo lối xưa, là nơi để mọi người ngồi xem, cổ vũ, thưởng trà mà lặng ngắm thí sinh tham dự. Nói thế cũng không sai, vì dưới mỗi mái gỗ che kia đều sẵn một bàn trà. Tất nhiên, thì tổng lại cũng đều từ thuật huyễn hoạ của Văn Thánh mà ra.

Đến một khoảng vài bước, Văn Thánh dừng lại, ông mỉm cười, quay đầu nói:

“Các vị, đã đến đây cũng tức là khách. Mà đã là khách thì chẳng thể nào không có chén trà. Các vị hãy tự chọn chỗ cho mình đi, mấy dãy mái gỗ che đều đủ cho tất cả.”

Đám người cúi đầu hành lễ với Văn Thánh, riêng chỉ có duy nhất vợ chồng lang sư họ Bách kia là không như vậy. Xét về vai vế hay tuổi tác, họ cũng chẳng hơn hay kém điều gì. Nơi sảnh hiên dạy học ở Bái Đường, mấy đại lão ngồi trước đầy vẻ dung dung, tự tại. Lang sư họ Bách ngồi đối diện với Văn Thánh, bên mé là bà vợ ông.

Đám người phía dưới cũng biết, lại càng phải hiểu, nên cũng chẳng dám ho he điều gì, cứ lặng lẽ mà tìm chỗ ngồi thích hợp.

Văn Thánh rót trà cho Bách lão đầu, cười nhẹ nói:

“Ta vốn chỉ tưởng lời đó là nói đùa thôi! Ấy vậy mà… lang sư lại đưa cháu gái đến thật. Không lẽ nữ tử nhà lang sư lại muốn đến Văn Miếu theo học à?!”

Bách lão đầu thản nhiên uống trà nhà mình, uống đã nhiều nên vị trà cảm nhận được cũng chẳng mấy gì là đặc biệt. Cả hai người họ đều là đại lão, giọng cùng tiếng nói ra rất trầm lại chậm. Lão ta đáp lại:

“Hoa tiên sinh nói đùa rồi! Nếu không phải vì bà nhà muốn đưa ngọc nữ của ta đến đây, thì ta cũng chẳng muốn đi rồi. Nhưng nói gì thì nói, ta cũng biết cách hành sự của tiên sinh. Nếu chẳng may ngọc nữ có đậu bài thi này mà lại muốn theo học, vẫn nhờ tiên sinh chiếu cố thêm rồi.”

Văn Thánh nhấp ngụm trà nóng nhẹ, nhưng tính mát, ông đưa đến trước mặt lắc nhẹ chén, nước trà sánh văng đến khắp thành chén. Sâu xa trong tâm tư thầm nghĩ điều gì đó, ánh mắt lộ liễu, rồi mới đáp lại:

“Bách lang sư, hay thần y thì gì đó! Nhưng ta vẫn gọi là tiên sinh, cho hợp lẽ vậy… .Tiên sinh…, sao nghe ngữ điệu ấy lại giống như việc ngọc nữ thân đây đỗ vào Văn Miếu là chuyện hung thế?! Văn Miếu có gì không tốt sao?!”

Bách lão đầu xua tay:

- Không dám,, không dám! Hoa tiên sinh dường như hiểu sai của ta rồi…

- Thôi vậy! Dù sao đã đành.

- Tiên sinh cũng biết đấy! Họ Bách chúng ta mười đời hành y, kể cả không cùng huyết thống vẫn là nghề y. Mà Văn Miếu lại là chốn đạo Nho học noi theo Khổng Tử, tất nhiên theo về lý sau này cũng sẽ thấy sai!

Văn Thánh cười ha ha một cách đầy nhẹ nhàng, hệt như tiếng phì cười:

- Ra là Bách tiên sinh đang lo điều ấy! Cũng chẳng trách được, dẫu sao nó có sai đâu mà. Nhưng tiên sinh yên tâm, ai bảo là ở Văn Miếu thì cứ phải theo Nho học. Nơi đây cũng dạy chữ kia mà! Riêng về vốn chữ, ta cũng có thể nói rằng: “Thiên hạ Đại Ngu, Văn Miếu nhất tôn truyền tự!”. Tiên sinh thấy có đúng không?!”

Bách lão đầu do dự trong ánh mắt, đầu gật gật, tâm trí cũng thầm cho là đúng. Ông kính trà:

- Văn Thánh đã nói vậy thì lão già đầu ta đây yên tâm rồi! Quả thực thì mấy tuần lễ qua, ngọc nữ nhà ta ngày đêm học tập, khui rèn trí óc, kiên trì luyện chữ. Là bậc ông cha, nên ta rất lo lắng điều này. Cũng không khỏi nảy sinh hiềm nghi. Mong Hoa tiên sinh đừng chấp nhặt.

Văn Thánh gật đầu nhẹ nhẹ nói:

- Ta hiểu, ta hiểu!

Rồi ông đưa hai ngón tay ra, điều khiển mọi tách trà, lại rót ra từng chén đưa đến trước mặt của từng người.

Văn Thánh nâng chén trà đứng dậy, thi lễ với tất cả, lại hô lớn:

- Các vị! Miếng trầu là đầu câu chuyện. Nhưng nay không có trầu thì chúng ta uống trà tạm vậy! Sửa thành chén trà là đầu câu chuyện.

- Vì thế, hẵng khi trà còn nóng, lại đứng lúc ngọt trà. Chúng ta thưởng chén đầu tiên trước!



Đám người biết lễ, đồng loạt đưa chén trà lên hiếu kính trong âm thầm, im lặng. Có lẽ vì một phần họ cũng không biết phải nói gì, mà im lặng cũng nằm một phần trong đấy.

“Mời mọi người!”. Văn Thánh nói rồi đưa chén trà lên uống đầu tiên.

Đám người còn lại bên dưới, đưa vạt áo che đi khuôn miệng, thi lễ nói:

- Mời Văn Thánh uống trà!

Văn Thánh uống vơi nửa rồi đặt xuống, hào hứng hô lớn:

- Trà ngon! Sảng khoái!



- Đã là ngày thi, cũng là ngày vui! Huống chi thời gian còn chưa bắt đầu! Các vị cứ tự nhiên hàn huyên, xã giao. Nếu cứ yên lặng thế này thì nhiều người lại bảo ta không cho nói mất, mang tiếng lắm! Đúng không?!

Đám người nghe vậy không nói gì.

Đúng là những lúc khi này, vẫn cần người làm chủ. Văn Thánh nói xoáy:

- Ta vừa rồi nghe nói là công tử Lạc gia cũng đến! Có thể lên diện mặt hay không?! Từ lâu đã nghe danh của Lạc gia là “Thiên hạ đệ nhất gia thương”, nay cũng muốn gặp thử.

Lạc Khí Hồng nghe thấy Văn Thánh gọi đích danh mình bèn hành lễ đứng dậy nghiêm chỉnh, hơn hết là hắn vẫn tạ lỗi:

- Văn Thánh, thứ lỗi cho cha ta không đến. Vì ông ấy còn bận đến cả trăm công nghìn việc. Cái danh “Thiên hạ đệ nhất gia thương” kia thì tại hạ không biết ngài nghe ở đâu. Nhưng quả thực Lạc gia không dám nhận như thế, suy cho cùng cũng chỉ là tài năng buôn bán hơn kẻ đời đôi chút, chứ thực cũng chẳng hơn gì ai.”

Văn Thánh mỉm cười nhẹ, ánh mắt sáng, đầu gật nhẹ, khuôn trạng đầy vẻ cảm khái. Ông đung đưa ngón tay, chỉ xuống đất, giọng nói đầy công nhận:

- Không tệ! Còn trẻ nhưng rất biết khiêm tốn, rất trưởng thành. Thân là tiền bối, ta rất tán thưởng nam tử như ngươi!

“Tạ ân Văn Thánh đã khen!”. Hắn đáp lại.

“Khen hay tán thưởng suông thì làm được gì?!”. Văn Thánh nói.

Nói rồi ông lấy từ trong áo một lá bùa nhỏ, trên là nhiều những nét hoa mỹ:

- Đây là bùa may mắn của ta viết! Trên đã ghi dòng chữ nhỏ: “Vạn sự cát tường”, ý chỉ cho ngươi sau này luôn gặp vận may mắn trong đường đời, cuộc sống…

- Nhưng… đức tính tốt phải biết giữ, vì nó rất trân quý! Các ngươi cũng nhìn thấy cả, đừng quên nguyên tắc của ta…

Khí Hồng nhận lấy lá bùa, cúi đầu cảm tạ nói đôi lời cho đến khi Văn Thánh gật đầu. Tuy chỉ là lá bùa nhỏ thôi, nhưng cũng khiến nhiều kẻ phải nhìn hắn bằng con mắt ghen tỵ, ham muốn. Nhưng lại hoàn toàn không dám động đến, dẫu sao thì Văn Thánh vẫn rất ghét kẻ động đến đồ mà mình đã cho đi.

Bách lão đầu nhăn nhó, vẻ mặt hơi khó hiểu thầm nghĩ: “Tiểu tử này… rõ ràng trong huyết nhục có máu của Long tộc, sao khí chất lại mờ nhạt thế nhỉ?! Không những khí chất, mà thể chất cũng tương đối kém nữa. Điều này thật kỳ lạ mà… . Hay lẽ nào chính hắn cũng không biết là trong mình có huyết mạch Long tộc?!”



Văn Thánh nói tiếp, khi ấy hướng về phía Kiếm Đạo Đường. Nhìn về Chu lão đầu mà nói:

- Khởi sắc! Khởi sắc! Kiếm Đạo Đường xuất hiện thiên tài kiếm đạo tuyệt thế mang trong mình Si Kiếm Ý Cảnh. Đúng là hậu nhân hơn kẻ tiền nhân!

Tôn phó đường chủ kéo nhẹ y phục của Kiều Vân như đánh động, nàng vội đứng lên chắp tay hành lễ:

- Văn Thánh quá khen ạ! Tiểu nữ tử cũng chỉ là may mắn hơn người. Chứ nếu so với kẻ ngoài thiên hạ thì vẫn còn kém rất nhiều!

Văn Thánh gật đầu như đã rõ, ông nói:

- Lần trước tiểu nữ tử ngươi đến đây thi, cũng chưa đạt gì! Lần ấy ta quên mất, lại không tặng quà cho tiểu nữ tử ngươi. Nay tặng bù vậy!

Nói rồi Văn Thánh lại lấy ra từ ngực áo một bức tranh nhỏ, cuộn tròn lại, bên ngoài thắt một cái dây nỏ hình nơ. Ông nói:

- Đây là Huyễn Cảnh Đồ ta tiện tay vẽ ra! Nó có thể giúp ngươi luyện kiếm đạo khi ngủ, khi nhập định, lợi hơn là trong nơi huyễn cảnh ấy không gian yên tĩnh, lại thêm nhiều hoa Hương Thảo tăng sự tập trung. Chắc chắn sẽ giúp ngươi tham ngộ kiếm pháp nhanh hơn!

Kiều Vân nàng ta thấy vật này thì sáng mắt ngay, cái nhìn trợn lên đầy vẻ kinh ngạc. Nàng đón lấy, nâng niu một cách vô cùng cẩn thận, rồi xem qua. Nhưng cũng không quên phải phép:

“Tạ ân Văn Thánh đã ban cho tiểu nữ tử vật trân quý thế này. Ta chắc chắn sẽ giữ gìn cẩn thận.”

Văn Thánh cười:

“Có gì đâu mà trân quý?! Cũng chỉ là bức tranh ta tiện tay vẽ ra thôi!”



Tuy nói nhẹ nhàng như vậy, nhưng suy cho cùng thì cũng chỉ nhẹ nhàng với Văn Thánh. Còn đối với đám tiểu bối non trẻ, thì đây lại là bí bảo khó cầu, đặc biệt trân quý. Không kém ngang gì so với một nhánh rễ đa của Lý với Lục lão đầu. Việc này đã đẩy lòng đố kỵ trong nhiều kẻ dâng đến đỉnh điểm, đặc biệt là Quang Liêm - ánh mắt thèm thuồng của hắn như kẻ điên hiện rõ sau khung cửa.

Mộc Đăng ở bên trong cùng với mấy kẻ thí sinh, hắn nghe được, cũng biết chuyện bên ngoài. Nhưng dã tâm trong hắn cũng chẳng còn mấy phần, vì trong lòng còn phải chất chứa nỗi băn khoăn lớn hơn cả.

“Nếu ngươi có thể đậu kỳ thi rồi vào Văn Miếu theo học, đó cũng là một cách cứu Mạc gia của ngươi.”. Lời Văn Thánh nói khi lần trước, dĩ nhiên thì mục tiêu của hắn không chỉ là vậy.



Văn Thánh nhìn sang Lê Cát Hưng lại quay đi, ông nói:

- Các vị, hôm nay đến đây! Ta cũng đặc biệt chuẩn bị cho các vị một màn ca nghệ đặc biệt nữa!

Câu nói ấy làm tất cả phải tò mò, ngay cả Bách lão đầu cũng cảm thấy vô cùng kỳ lạ…

Văn Thánh búng tay một cái, khoảng sân trước những cái bàn biến mất ngay, từ đó đi ra nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ. Ông nói:

- Thực ra cũng chẳng có gì! Chỉ là ta mời thêm các vị tiền bối khác đến ghóp vui, màn đầu tiên là “chèo”, rồi đến “quan họ”. Mong các vị có thể thấy hay…”



Không khí trong Bái đường Văn Miếu bỗng trở nên sống động hẳn lên. Những nghệ nhân mặc những bộ y phục truyền thống, từng bước di chuyển nhẹ nhàng như thể đang múa. Tiếng đàn bầu réo rắt, tiếng trống chèo nhẹ nhàng điểm nhịp, tạo nên một không gian âm nhạc truyền thống đầy ma lực.

Đám khán giả ngồi quanh đó đều im lặng, ánh mắt say đắm theo từng động tác của các nghệ sĩ. Văn Thánh ngồi yên, ánh mắt long lanh như thể đang thưởng thức một điều gì đó vô cùng tinh tế. Bách lão đầu vẫn ngồi trầm ngâm, nhưng góc miệng lại có một nét cười nhẹ.

Đúng lúc này, một giọng hát quan họ trong trẻo vụt lên, giọng nữ cao vút như tiếng suối reo, rồi liền sau đó là giọng nam trầm ấm đáp lại. Giai điệu quê hương chảy nhẹ nhàng như dòng sông, mang theo bao nỗi niềm, bao câu chuyện không lời.

Lạc Khí Hồng nhìn sang, ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên. Kiều Vân thì chăm chú theo dõi, bàn tay vô thức vuốt nhẹ vào bức Huyễn Cảnh Đồ mà Văn Thánh vừa tặng. Quang Liêm vẫn ngồi im, nhưng ánh mắt đã chuyển từ thèm thuồng sang một cái gì đó gần giống sự ngưỡng mộ. Đây là điều kỳ, cực kỳ hiếm thấy ở hắn, có lẽ trước những giá trị truyền thống tốt đẹp. Mọi sự như dừng lại cả.

Văn Thánh khẽ gật đầu, dường như hài lòng với không khí đang diễn ra.


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com