Thiên Hạ Phương Nam

Chương 71: Quy tụ nơi bàn trà



Trên đường đi, Hạo Dương liếc nhìn vị tiểu thư kiêu kỳ mà lòng lại rất hả khi thấy bộ dạng nàng ta.

Mới khi nào còn nghênh ngạo, tỏ vẻ, mà giờ lại thui thủi như con chuột sũng nước. Cái đầu cúi cúi, thở như mất nhịp, ánh mắt sợ hãi, toàn thân run rẩy, bước đi không vững mà phải có hai tỳ nữ dìu dắt.

Hạo Dương hiểu rằng nữ nhân này vừa phải trải qua điều gì hãi hùng nào đó, đến mức lại thân rồi mà vẻ mặt vẫn sợ hãi đến tột cùng. Hắn biết lão đầu đó không tầm thường, nhưng “cóc chết vạ miệng” thì không ai cứu được. Thân là thiếu niên hắn cũng chỉ mong nữ tử này bớt bớt lại cái vẻ kiêu kỳ, tỏ thái độ ta đây. Đúng thật là chẳng giống Nguyệt Như một tẹo nào, hắn thầm tư: “Đôi mắt ấy thật sự giống mà tính cách lại như trời và biển…, khó hiểu!”.

Quả nhiên, sau lần cảnh cáo thì Nguyệt Linh yên ắng hơn hẳn chứ không như lúc trước, một tý là buông lời với tỳ nữ. Đoàn người nghe mà khó chịu, nhưng vì hai chữ “nể mặt” cũng đành thôi.

Bước vào nội thành…

… Đến trước Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Hắn quay lại nhìn thoáng qua một lượt, ánh mắt dừng lại giữa không trung. Giọng thản nhiên nói:

“Các vị, lần này ta đưa các vị đến tham quan Văn Miếu và tìm hiểu sơ qua lịch sử nơi này. Có điều, vẫn mong các vị biết phép, biết tắc, mà giữ thái độ, hành vi chuẩn mực. Hơn nữa đừng phát ra tiếng động quá lớn làm ảnh hưởng đến Văn Thánh giảng dạy. Thế nên yên lặng lắng nghe vẫn là cách tốt nhất. Ta chỉ mong các vị hiểu ý đó thôi…”

Văn Nguyên là người biết ta, biết kẻ, ăn nói tự nhiên có chuẩn mực nhất định:

“Trần Dương huynh nói thừa rồi! Chúng ta tuy là nhà quê nhưng đều có học thức đoàng hoàng, làm sao lại không hiểu lý lẽ ấy cơ chứ! Các vị thấy có đúng không?”

Họ nhìn nhau một lượt bằng ánh mắt, xong lại chẳng nói câu nào, như đã âm thầm đồng ý. Tuy vậy, hắn vẫn phải giải thích rõ, nếu không sẽ có người nghĩ rằng hắn tỏ vẻ hơn người, khinh thường người nhà quê. Vừa nói hắn vừa nhìn lại vị Trần tiểu thư kia.

“Các vị, vẫn mong hiểu cho suy nghĩ của ta. Không phải ta coi thường hay khinh thường gì các vị mà nói như vậy, nhưng hàm ý câu lại tỏ ra khinh thường kẻ khác nên ta vẫn phải nói. Đây hoàn toàn là thực tế, Văn Miếu là chỉ có mấy chữ thanh bình cùng yên tĩnh, lại lấy làm ngoại vật cho kẻ học đồ tu tâm. Văn Thánh ngài ấy là người trầm lắng suy tư, bản thân khó ưa tiếng ồn nên ta mới nhắc các vị như thế. Chứ không phải như ý câu nói của Văn Nguyên huynh, là ta đang coi thường kẻ nhà quê. Vốn thực chẳng phải vậy đâu, vì ta cũng từ làng quê mà ra đây cả thôi.”

Văn Nguyên đảo mắt nhìn, hoài nghi gờn gợn trong tâm trí rồi cũng vui vẻ mà nói:

“Trần Dương huynh có lòng rồi, ta cũng đâu dám nói huynh là đang coi thường kẻ nhà quê chứ? Do huynh tự hiểu tự suy ra thôi.”

Hắn thầm gật đầu, rồi dẫn họ đi vào cổng Tam quan.



Phải rất lâu sau, cả đoàn người mới lặng lẽ đứng nơi Bái đường Văn Miếu. Khi ấy Văn Thánh vừa hay giảng dạy xong cho học đồ.

Hạo Dương thì khát khô cả cổ, hắn không biết mình đã nói bao nhiêu nữa, chỉ biết là những lời Thanh Nhạc từng nói thì hắn nói đủ hết, thậm chí còn nhiều hơn nữa. Hắn ra chỗ góc sân với lấy bình hồ lô nước, uống từng ngụm nước ừng ực mà cảm giác toàn thân như sống lại.

Lúc ấy, Văn Thánh mới bước ngoài, vẻ mặt bình thản tiến đến. Ông kéo một bộ bàn ghế đá ra giữa sân Bái đường, giọng nói chào đón nồng nhiệt:

“Các vị, hoan nghênh đến với cao học Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ghế đủ, trà có, cảnh hữu tình, mời các vị ngồi!”

Nói gì thì nói, đám tiểu bối biết điều đều cúi đầu kính lễ. Nói vậy cũng không quá sai, vì trong mắt Văn Thánh và so độ tuổi thì họ trông chẳng khác gì đứa trẻ con còn chưa ngắt sữa mẹ.

Phải đợi Văn Thánh ngồi xuống nơi ghế chính giữa, cộng thêm việc ông ra hiệu thì họ mới dám ngồi xuống. Đó là đa số, còn riêng nàng tiểu thư kiêu kỳ kia thì trái lại. Nữ tử này ngồi xuống đồng thời với Văn Thánh, không quá quan trọng việc có đúng lễ nghĩa hay không. Nàng ta đứng cũng đủ lâu để thấy mỏi, cũng đủ lâu để thấy đau lưng, nghe cũng đủ nhiều để thấy mỏi đầu óc. Dù đã cảnh cáo, cái tôi đã bớt đi phần nào những vẫn rất rõ nét.

Nói đến đây phải nhắc đến Hạo Dương, dù sao hắn cũng là kẻ dẫn người đi thăm thú.

Hạo Dương nhớ lại, suốt cả quá trình đi thăm quan Văn Miếu nếu ai cũng chăm chú lắng nghe, nếu không nghe thì họ cũng rất ngại khi làm phiền người khác. Còn riêng nữ tử này, duy nhất cổng Tam quan là còn lắng nghe đầy đủ thì còn lại hầu như không nghe. Hơn nữa hắn rất nhớ mấy câu nói ấy:

“Sao hôm nay trời nóng quá nhỉ? Quạt mạnh tay lên!!!”

“Mỏi quá, mỏi thật đấy! Haizz…”

“Mỏi, mỏi chết mất! Mỏi quá đi thôi!”



Thật sự là nghe thôi cũng não cả đầu óc, hắn vốn muốn lên tiếng cảnh cáo hay nhẹ nhàng hơn là nhắc nhở. Nhưng thật sự sau khi suy ngẫm kỹ, hắn lại không mở lời vì: “Nói với một người không không biết nghe lời chẳng khác nào như đang nói với một viên đá, vô ích, vô vị.”. Hạo Dương ngay từ khi gặp mặt đã có ác cảm với nữ nhân này, chỉ là vẫn mờ nhạt trong lòng vì hắn hiếm khi chuyện gì không can dự lâu trong lòng. Sau lần này, ác cảm ấy lại càng nảy sinh rõ nét. Mà chẳng phải một mình hắn có ác cảm, trên khuôn mặt những kẻ còn lại trong đoàn người phần nào cũng có đôi chút.

Hạo Dương sực tỉnh lại mà nhận ra.

Một người vốn cao ngạo như Lê Cát Hưng mà hôm nay cũng phải cúi đầu trước Văn Thánh, hắn hiểu ra rằng trước đây bản thân mình vẫn nghĩ đơn giản quá về Văn Thánh. Có lẽ một phần nào đó vì biểu cảm thư thả của ông, tuy danh vang vọng trọng nhưng lại khiến người khác cảm thấy rất dễ gần.

Văn Thánh dẫn khí nâng tách trà lên, từ trong nhà lại mang đến một lọ sứ nhỏ. Ông lấy trực tiếp những búp sen non bên Hồ Văn mà mang ra đây, pha trà giữa hư không. Vẻ mặt vẫn không thay đổi quá nhiều, chỉ là người càng trên cao thì họ lại càng trầm tính, mà ông trầm cũng bởi nhìn đời nhìn người mà thầm lặng đánh giá.

Văn Thánh mở lời:

“Hôm nay, thầy giáo như ta vướng bận dạy học trò nên không thể tự thân tiếp đón các vị. Mong mọi người cảm thông, vì lại để một thiếu niên bình thường tiếp lễ mà đưa mọi người đi thăm thú. Tách trà này ta pha từ sương sớm lấy khi sớm canh hai, lại pha với sen trăm năm dưới Hồ Văn. Coi như đây là tách trà tạ lỗi với các vị.”

Cách nói “các vị” của ông thể hiện rất đúng phong thái, nhân văn cốt cách con người. Không vì ở trên cao mà coi thường kẻ dưới, ai cũng đều dành cho họ một sự tôn trọng nhất định. Nhưng nữ tử này thực sự đã khiến vị tiền bối thanh cao tại thượng này phải đánh giá, mà suy ngẫm một phen.

Văn Thánh đưa từng chén trà nóng hổi đến trước mặt họ, ông mỉm cười nói:

“Miếng trầu đi đầu câu chuyện, ta không có trầu thì uống trà tạm vậy. Nào, mọi người uống đi…”

Nói rồi Văn Thánh một tay nhấc chén trà lên nhấp môi.

Đoàn người vì để bày tỏ sự thành kính mà rón rén nhè nhẹ nâng chén trà lên, lấy vạt áo che đi nửa phần mặt mà thưởng thức. Họ không quên mời tất cả bằng một tiếng: “Mời!”, tuy bé nhưng cũng đủ.

Hạo Dương hắn thì chưa vội ngồi xuống, vẫn đứng đó lặng lẽ quan sát.

Văn Thánh để ý thấy hắn như vậy cũng không nói câu gì, ông lặng lẽ nhấp môi hết chén trà, lại chờ đợi từng người uống chút một.

Họ uống trà vẫn đều giống nhau cả.

Riêng Nguyệt Linh, với cái tính kiêu kỳ tiểu thư thì việc uống trà cũng phải kiêu kỳ đúng mực. Đôi chân khép nép ngồi vuông góc với mặt bàn, dùng đôi tay trắng nõn nà nhẹ nhàng nâng lên. Lại dùng đôi môi ngọc thổi nhè nhẹ, lăn tăn mặt chén cho trà nguội bớt. Rồi mới chầm chậm uống từng chút, từng chút một, lâu la đến mức khó coi. Thật là không biết phải để cho bao nhiêu người đánh giá nữa.

Nguyệt Linh cũng giống Nguyệt Như, nàng ta cũng đã quen với cái ánh mắt phán xét của thiên hạ nên dường như chẳng buồn mảy may. Những từ như: “Kiêu kỳ, tiểu thư, tỏ vẻ,...”, nàng ta cũng thầm đoán được. Chỉ có điều về thái độ đối mặt, nếu Nguyệt Như nàng ta cực kỳ ghét cái danh “tiểu thư”, thì Nguyệt Linh lại coi đó là “bản thân” sống, víu vào đó để cho thiên hạ thấy. Chẳng bận tâm hay mặc kệ thị phi tuy khác nhau về nghĩa nhưng cùng cách thức, suy cho cùng đối với nàng vẫn là buông bỏ, nếu được thì vứt bỏ.

Nguyệt Như tự cho mình là đúng, bởi khác với Nguyệt Như. Nàng tuy là tỷ tỷ nhưng là “tỷ tỷ cùng cha khác mẹ”, từ nhỏ cách sống đã khác nhau rất nhiều nên bản tính khác nhau cũng không có gì là lạ.

Cách hành sự của nàng ta cũng là nhờ học được từ các tiểu thư khác trong làng. Một là yểu điệu, thướt tha để trang nam tử hảo hán thầm yêu mà si mê cả đời, hoặc là trái ngược phận nữ nhân, một thân xông pha thiên hạ, thậm chí hơn thế. Đối người sinh ra đã có kẻ khác sắp xếp số phận cho mình, thì tìm lối thoát có đâu còn là ý nghĩa sống. Nàng tự hiểu rằng chỉ khi chấp nhận mới là điều hạnh phúc cho dù cả đời nụ cười tắt ngấm.



Nguyệt Linh đặt chén trà xuống, nàng nói với Văn Thánh:

“Văn Thánh, trà của ngài thực sự rất ngon. Tiểu nữ tử từng thử nhiều loại trà, mà đây là lần đầu được uống loại trà ngon đến như vậy. Thầm tự thân cảm thán.”

Vốn ban nãy nữ nhân này còn suy nghĩ so đo với ông, nhưng sau khi uống trà cũng nguôi ngoa phần nào.

Văn Thánh cười:

“Trần tiểu thư thích là được!”

Rồi rồi ông lại rót cho nữ nhân này một chén trà khác, mặc cho nhiều người nhìn vào đánh giá.


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com