Thiên Hạ Phương Nam

Chương 74: Dạo phố



Văn Thánh nói tiếp:

“Ngươi…, không cần phải quá lo lắng làm chi! Tương lai đúng là thứ không thể xen vào, trời cũng thế mà đất cũng vậy, không thể can thiệp. Ta không thể thấu tương lai nhưng vẫn có thể vẽ ra con đường nhỏ hơn trong quá trình kia mà…”

Lê Cát Hưng trên mặt vẫn rất đắn đo điều gì đó, miệng lẩm bẩm như muốn nói gì đó nhưng lại thôi, ông ra rơi vào trầm ngâm. Văn Thánh thản nhiên rót trà vào chén cho tiểu bối trước mặt, ông đánh hướng sang câu chuyện khác:

“Lão già họ Lý đó cùng với lão già họ Lục còn trăm năm nữa là đến hẹn rồi nhỉ? Làm thánh giả trả nhân quả cũng vậy thôi… . Chỉ là, đánh cược lần này có hơi quá lỗ mãng rồi. Ngươi thấy ta nói có đúng không?”

Lê gia chủ đáp lại:

“Sự này tiểu bối cũng biết đôi phần, đôi nét, nhưng thứ cho lại không thể bày tỏ cảm xúc suy nghĩ cá nhân. Mong tiền bối bỏ qua…”

Lê Cát Hưng ông ta nói như vậy nhiều kẻ sẽ nghĩ rằng đó chẳng là vì gì cả, nhưng thực ra tính cách của Văn Thánh thì ông cũng là người biết rõ nét. Văn Thánh đặc kỵ kẻ không đáp lại câu hỏi của ông, dù suy nghĩ rất thoáng nhưng lại để tâm nhiều.

Văn Thánh cười:

“Đó cũng là người đáp lại ra rồi! Không sao, không sao cả! Cho ngươi vấn đề này quả thực vẫn quá sức mà nan giải quá… .”

Lê gia chủ không nói gì, chỉ lẳng lặng nghe.

Văn Thánh nói từ nãy, cổ họng cũng đã khô. Ông bèn nhấp một ngụm trà sâu, hệt như cái cách kẻ nam nhân uống rượu. Bấy giờ, ta mới thấy được cái ung dung, tự tại, tự do, mà nghĩa Hán Việt có từ nhắc đến gọi là “tiêu dao”, chuyên đi cùng tự tại.

Văn Thánh lấy cây bút lông trong người, một tay lại với lấy bản giấy trắng treo trên hiên cửa. Ông đánh mực, chuẩn chỉnh phải gọi là “mài mực” - hành động quá đỗi thường tình của kẻ Nho Sĩ.

Văn Thánh vừa viết vừa nói:

“Mà danh xưng của ngươi là gì ấy nhỉ… ? À…, đúng rồi! Là Đại Thế Duy Ngã Phù Thần. Ngươi thân là tiểu bối, mà dù là gì cũng vậy cả thôi, nói đến làm gì! Đến Văn Miếu ta chắc chắn làm khách, mà đã là khách thì Văn Thánh ta chưa bao giờ là không có quà cho kẻ làm khách cả. Nét chữ bút thư cũng có đôi phần nổi danh thiên hạ, cũng lấy đó làm điều trân quý. Ta lấy nó tặng ngươi vậy, kết hợp cùng danh xưng ắt hẳn là đồ tốt.”

Văn Thánh nói hết cũng là lúc bản giấy trắng kia viết trọn nét chữ, từng nét chữ mềm mại khắc in trên giấy như là cả ngàn năm tinh hoa thư pháp. Chữ Nôm sinh ra từ chữ Hán để dân ta học, may mắn đến nay mọi sự đã viết bằng chữ Nôm. Kẻ đời không ai là không biết chữ cả, đối với một thầy giáo như Văn Thánh thì đây cũng là một loại niềm vui khó tả.

Vương triều Đại Lý là cái nơi sản sinh ra chữ Hán, là nơi khởi nguồn cho Khổng Tử. Vậy nên khi nhìn thấy chữ Nôm, nhiều kẻ phản bác rằng chữ Nôm sinh ra từ chữ Hán, cho nên gọi chữ Nôm là biến thể của chữ Hán. Nếu sự nhìn vào ai cũng phải thầm đồng ý với ý kiến trên, nhưng Văn Thánh là người duy nhất không hẳn vậy. Ông gọi việc mượn chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm đó là cách thức du nhập, cũng giống như việc du nhập văn hoá. Từ cái đã có chúng ta sáng tạo ra cái trân quý của dân tộc, không quá phụ thuộc vào ngoại nhập. Thế nên giờ thiên hạ Đại Ngu mới sử dụng cả hai loại chữ “Hán và Nôm”, tất nhiên là chữ Nôm ngày càng được ưa chuộng.

Còn một loại chữ nữa mà Văn Thánh cũng các nhà hiền triết nghiên cứu đó chính là chữ “Khoa Đẩu”, dù không được coi là chữ viết chính thức của dân tộc nhưng giá trị lịch sử nó mang lại là điều không thể bàn cãi. Một loại chữ viết tồn tại từ Hồng Bàng thiên kỷ, mỗi nét chính là tinh hoa kết tinh lại. Cho đến bây giờ vẫn chưa hoàn toàn có thể giải đáp.

Thế nên, tất nhiên chữ mà Văn Thánh viết tặng cho Cát Hưng cũng chính là chữ Nôm. Mép dưới là dòng chữ Hán nhỏ, cùng cạnh chung là dòng chữ Khoa Đẩu như để một phần trang trí. Vì đơn giản rằng, nhiều kẻ chưa ra đến Bể Hải hoàn toàn không thể biết được.

Văn Thánh vẫy nhẹ tay, tay còn lại dẫn khí đưa bức tranh lên không trung. Luồng gió khô cằn hướng Tây thổi đến bản giấy, mực ướt trên nó liền khô đi nhanh chóng. Ông rụt bản giấy về lại, cuộn tròn nó rồi đưa đến trước mặt Cát Hưng.

Văn Thánh mỉm cười nói:

“Ngươi bây giờ là Phù Tu tứ trọng ngũ đại cảnh rồi nhỉ? Sắp mộng đạo được rồi… . Chỉ là nếu không có cơ duyên thì cả đời cũng khó bước chân vào Bể Hải, nhưng mà không sao… , thanh danh ngươi vang vọng một đời rồi chắc cũng chẳng phải là chuyện gì quá khó. Sống đến một ngàn năm cũng dư sức nhỉ?”

Lê gia chủ mặt mày tái mét, hơn tất cả thì chính Văn Thánh đã nói một câu chí mạng vào tâm của ông ta. Lê gia chủ cúi đầu hỏi lễ:

“Tiền bối, ngài biết cơ duyên của ta ư?”

Văn Thánh cười khẩy:

“Nó thực đơn giản thôi. Chỉ là ngươi có chấp nhận hy sinh hay không thôi! Hoặc là một đời lấy tay với trời, hoặc là lưu truyền hậu nhân để cho hậu nhân chân chạm trời… . Thế thôi! Rất đơn giản…”

Lê gia chủ nghe lời này sững lại, ánh mắt nhìn đăm đăm Văn Thánh mà vẫn tràn đầy vẻ mơ hồ đến kỳ lạ.

Một vị lão nhân hay chơi cờ cùng Văn Thánh bước ra, ông giống hệt Văn Thánh chỉ là phần thân dưới không đủ đầy. Hệt như một phần hồn còn sót lại…

Hạo Dương bấy giờ đã dẫn Ý Nhu ra đến ngoại thành, không phải trong nội thành không có nơi để thăm thú. Chỉ là trong đó khá phức tạp mà đến chính hắn cũng không muốn dây dưa, càng đúng hơn là ngoại thành nhiều chỗ để chơi hơn, cũng gần phố Mã Mây hơn.

Ý Nhu thấy cả hai suốt nãy giờ chẳng nói một câu gì cũng buồn chán, nàng ta vẻ mặt tràn đầy sắc xuân kéo tay áo của hắn nói:

“Hạo Dương ca, hồi nhỏ ta rất thích ăn kẹo kéo. Huynh mua cho ta được không?”

Hắn ngoái đầu nhìn về khuôn mặt tươi cười của nàng ta, trong tâm trí cũng suy nghĩ qua qua cuối cùng lại nói:

“Vậy…, được thôi!”

Vẻ mặt lạnh lùng, thản nhiên, chẳng có chút gì là sức sống của hắn làm nàng ta rất buồn. Không khỏi nhớ lại những ngày tháng xưa ở làng Trong Cao Thượng trên Tân Yên phủ.

Nàng so sánh bây giờ hẳn cũng không đúng, nhưng khuôn mặt tràn đầy nhựa sống khi ấy của thiếu niên Hạo Dương khiến nàng nhớ mãi. Mà bây giờ đem so sánh với hắn thì khác hoàn toàn, nói tóm gọn lại thì quá khứ là một người, mà tương lai lại là một người hoàn toàn khác biệt. Một thiếu niên gần tuổi tròn luôn tươi cười, ân cần với nàng cũng chỉ tồn tại trong ký ức và nỗi nhớ.

Dù đi ngay gần, nhưng chỉ cần nhìn vào ánh mắt, biểu cảm của hắn cũng đủ để nàng cảm nhận được một sự xa cách. Thân ở cạnh nhưng hướng bóng ngả thì cách đến tận xa vời. Chính hắn cũng đang cảnh giác với nàng, hơn tất cả là một sự đề phòng vô hình, vô thời nhưng luôn tồn tại.

Họ bước đến quá kẹo kéo của một ông lão, Hạo Dương hắn cũng chẳng quan tâm đến cảm xúc trạng thái của Ý Nhu. Hắn hỏi ông lão bán quà rong:

“Cụ ạ, cụ bán bao nhiêu tiền một que kẹo kéo thế?”

Ông lão nhìn đôi nam nữ cứ bám dính vào nhau một hồi, mắt cũng đã lèm nhèm nên chẳng nhìn rõ biểu cảm của họ nên hiểu nhầm. Ông vuốt râu cười nhẹ nhàng nói:

“Cô nam quả nữ, cũng được! Cậu muốn mua kẹo đôi cùng với nữ tử này sao? Có ba loại: tiểu, trung, đại. Cô cậu muốn mua loại nào?”

Hạo Dương có đôi chút ngỡ ngàng vì ông hiểu nhầm hắn với Ý Nhu là cặp đôi, nhưng khi kỹ lại hắn thấy mắt ông đã kém, hơn nữa họ lại tay trong tay thế này cũng khó trách việc ông lão hiểu nhầm. Hắn đành cho qua, mà quay lại hỏi Ý Nhu mà cũng chẳng chú ý đến cảm xúc của nàng ta cho lắm. Giọng rất lạnh lùng:

“Ý Nhu, muội muốn ăn kẹo kéo loại nào?”

Ý Nhu nàng ta lúc ấy không để tâm lắm, cũng tại nơi tâm trí khi ấy đang trầm ngâm suy tư. Nàng ta nhẹ nhàng đáp lại trong vô thức:

“Huynh muốn mua loại nào cũng được…”

Hắn đã mang máng cảm nhận được Ý Nhu có điều gì đó kỳ lạ, nhưng cũng không mấy để tâm. Hắn quay lại nói:

“Cụ, lấy cho cháu một cây kẹo kéo cỡ trung.”

Ông lão bán hàng rong ngạc nhiên lắm, ánh mắt hơi kích động hỏi:

“Này cậu trai trẻ, đây không phải người yêu của cậu à? Sao lại chỉ mua một que thế?”

Hạo Dương nhìn ông lão, tâm trạng khá hơn chút cười nói:

“Đây là muội muội quen của cháu, không phải người yêu.”

Ông lão nói gật đầu nhè nhẹ: “À…”.

Nói rồi ông thoăn thoắt làm cho họ một que kẹo kéo cỡ trung, cây kẹo vàng óng nâu màu cánh gián rất đẹp mắt. Hơn nữa lại là hình con gà trống, khỏi phải nói thì chúng ta cũng biết ông khéo tay nhường nào.

Ông lão đưa cây kẹo kéo đến trước mặt thiếu niên nói:

Cậu trai trẻ, kẹo của cậu này! Giá cả là hai kim tệ nhé!”

Hắn rút lấy hai đồng kim tệ trong túi đưa cho ông lão, rồi cầm lấy cây kẹo kéo vừa làm xong.

Hắn nhìn hoa văn con gà trống trên tay mà nhớ đến con tò he nặn bằng đất sét, nó cũng coi như là một phần tuổi thơ mãnh liệt khi xưa của.

Hạo Dương nhìn sang Ý Nhu, lại thấy nàng ta cứ cúi đầu xuống mà nhìn về một nơi vô định. Hắn đánh động nhẹ vào vai trái của nàng ta nói:

“Ý Nhu… ! Ý Nhu… !!! Ý Nhu… !!!...”

Hắn phải đánh động mấy lần thì nàng ta mới sực tỉnh lại, dường như suy nghĩ điều gì đó rất sâu xa. Hắn đưa cây kẹo kéo cho nàng, khuôn trạng không biểu lộ bất kỳ điều gì. Bình thường nói:

“Đi thôi!”

Nàng ta thấy ánh mắt của hắn như vậy, không khỏi buồn tủi. Nếu là trước kia, Hạo Dương sẽ hỏi han nàng vô cùng ân cần, nhưng bây giờ vẻ mặt hắn lại vô cùng lạnh lùng. Cũng chẳng may may quan tâm đến cảm xúc của người khác, lòng không hề vướng bận điều gì. Ánh mắt u tối đó vẫn như thế…

Ý Nhu nàng gượng cười hỏi hắn:

“Hạo Dương, huynh biết ở đây có nơi nào may quần áo, y phục không?”

Hắn nghi hoặc nhìn lại, gật đầu.

Hạo Dương dẫn Ý Nhu đến phố Hàng Đào.

Vừa thấy khung cảnh này, nàng ta đã chú ý đến quán may treo tân trang đỏ gần đó, thực ra là y phục màu tím thêu hoạ tiết điệp sa, gương mặt đầy xuân sắc, vui vẻ nói lớn:

“Woa…, đẹp quá! Hạo Dương ca, chúng ta đến quán kia nhé! Muội muốn may một bộ giống như vậy!”

Hắn nhìn gương mặt hớn hở của nữ nhân này, trong lòng chợt dâng lên một loại cảm xúc kỳ lạ nâng nâng. Nhưng cũng chỉ là “chợt”, vì sau đó nó biến mất ngay. Hắn thở dài gật đầu đồng ý, dù không muốn cũng phải muốn.

Cả hai đi đến.

Ý Nhu nàng ta chạy bay vào bên trong, sờ từng bộ y phục treo trên sảnh cửa, mắt long lanh nhìn từng chút từng chút một. Bà chủ tiệm may thấy có khách đến liền ra tiếp đón. Giọng hồ hởi:

“Cô nương, cô muốn mua hay may y phục mới? Tiệm may của ta không đứng thứ hai phố Hàng Đào này, thì cũng là gia đình có truyền thống lâu năm. Loại vải nào cũng có, chất liệu nào cũng đủ. Thừa sức để chiều lòng cô nương.”

Ý Nhu ngẫm nghĩ, nàng ta từ lúc vào đây đã để mắt đến bộ giao lĩnh màu tím hoạ tiết điệp sa hợp với mệnh của chính mình. Nàng quay lại hỏi, vừa hay lúc đó hắn cũng mới bước vào:

“Hạo Dương ca, bộ giao lĩnh này huynh thấy đẹp chứ?”

Hắn liếc nhìn qua, thấy cũng bình thường chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng vẫn gật đầu nói:

“Đẹp lắm… !”

Bà chủ vừa nhìn thấy hắn thì càng tươi cười hơn, bà ta nói lớn:

“Ồ công tử này, chúng ta lại gặp nhau rồi! Hôm nay cậu dẫn vị cô nương đến may y phục mới sao?”

Hạo Dương nghe vậy mà hắn cũng ngạc nhiên, cố tìm lại chuỗi thời gian trong dòng ký ức. Hắn nhớ ra, trước đó bản thân mình từng đến đây để may hay mua đó thì tùy, bộ y phục mà hắn đang mặc trên người. Hắn nhớ lại bèn đáp:

“Ta hôm nay có nhã hứng, nên quay lại thôi…”

Bà chủ quán thấy hắn lạnh lùng như vậy, cũng không dám hỏi thêm. Dù sao cũng chỉ cần chào hỏi là đã qua phép tắc lễ nghĩa rồi.

Ý Nhu bảo bà chủ:

“Lấy cho ta bộ y phục này!”

“Được!!!”. Bà chủ tiệm may đáp lại.

Từ trước đó cũng có hai người đi đến.

Họ từ trong ngâm một bài thơ:

“Từng sợi tơ tằm may thành vật

Đan đan kết kết tự hình hài

Tinh hoa truyền thống bàn tay khéo

Một bộ phục y nghĩa khó tường.”

(tự sáng tác)


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com