Bước ra khỏi tiệm may, Ý Nhu nàng ta ăn vận xinh đẹp, môi tô son, má điểm hồng. Cái hương sắc thanh xuân trần đầy trên khuôn trạng, nếu miêu tả nàng với tiên nữ giáng trần hẳn cũng không sai được. Đi trên phố đã bao nhiểu kẻ phải nhìn nàng đến mòn con mắt, nhìn đến mức chảy nước miếng mà vẫn thôi đi sự ngu ngơ.
Riêng Hạo Dương tuy đi bên cạnh, khiến bao nhiêu kẻ phải ganh tị mà nảy sinh lòng ganh ghét. Ấy vậy mà chính hắn dù đi bên cạnh đại mỹ nữ cũng chẳng mảy may điều gì. Khi vừa nãy, Ý Nhu sau khi thay xong y phục mới, được bà chủ đánh má điểm hồng tô son thì có chạy ra hỏi hắn.
Trong suy nghĩ nàng ta từng rất mong chờ hắn sẽ khen mình, nhưng y chỉ đáp lại đúng hai chữ:
“Đẹp lắm… !”
Hơn nữa giọng nói cũng rất hời hợt, điều này đến chính hắn cũng không biết là sẽ khiến nàng ta buồn râu.
Mà hắn cũng hay, cảm xúc người khác nếu không can dự hay đe dọa đến mình thì chắc chắn sẽ không quan tâm. Lối sống của hắn cũng không khác gì với “vô tâm, vô cảm”.
Hạo Dương ngước nhìn lên trời, xem bóng ngả cũng đoán được giờ ngoài tầm cuối canh 11, mà ngoài canh 11 là tối rồi. Hắn lại liếc nhìn xuống dưới chân, cái nắng vàng cam mờ nhạt dần đổ xuống. Không khí cũng trở nên mỗi lúc một lạnh hơn…
Qua gần đoạn ngã rẽ, một bà lão ngồi trên sạp hàng bán thứ gì đó đang cãi nhau với một bà già khác. Đối với hắn, người già cũng không khác gì trẻ thơ, họ khá khó hiểu, thậm chí chẳng hiểu nổi. Đối với những người già hiểu chuyện, hắn rất kính trọng. Còn đối với thể loại loằng ngoằng, luyên thuyên, động mồm là chửi thì hắn không ưa nổi. Có lẽ cái ác cảm cũng từ già Phốc mà ra cả.
Chính lúc hắn muốn rời đi, thì Ý Nhu nàng ta lại chạy ra đấy hóng chuyện hoặc để làm gì đó thì không ai hiểu cả, hắn không muốn nhưng cũng chỉ đành đi theo.
Đám người quy tụ đông dần, trong mắt Hạo Dương lại rất giống loài ong tìm mật, ở đâu có mật ngọt là ong sẽ đậu lại ngay. Nhưng hắn chợt nhận ra đây đâu phải là đậu, mà là bâu, bu lại để hóng chuyện hệt như loài ruồi.
Bên ngoài tiếng chửi nhau cứ vang vọng…, rất đanh.
“Là già kia, bà thích thế à?”
“Á hả!!! Ứ ừ…, thích thế đấy!!! Làm sao?!”
“Có tuổi rồi cứ phải cãi nhau như mấy thằng trẻ tre, có nhục không?! Hửm… ???”.
“Tưởng bà đây sợ bà à?! Cũng già rồi thích thì đánh nhau!!!”
Bà lão mua hàng bên ngoài nói câu đầu, tay chỉ thẳng mặt bà lão ngồi bán hạt tiêu bên trong. Mà bà lão bán hạt tiêu kia cũng chẳng phải dạng vừa, tuy ngồi ghế gỗ cao đến đầu gối nhưng chân vắt lắt léo. Cái miệng chu lên giống hình tượng “môi cá trê”, cái mặt nhăn nheo mà đanh đá đến mức khó coi được. Tuy hắn không hiểu hai lão bà này, nhưng mang tiếng già đầu lại đi cãi nhau đã là không ra gì rồi. Chưa kể đến việc còn gạ gẫm đánh nhau.
Hắn nhìn lão bà mua hàng bên ngoài vừa nói, vừa chửi, vừa hùng hổ vén tay áo để lộ hai cái tay nhắt bé tý như con cá khô mà cảm thấy buồn cười vô cùng. Kỳ lạ là thấy thế mà chẳng ai dám can ngăn, hoặc là họ không muốn can dự, hoặc là cảm thấy chẳng đáng để xông vào, hoặc là vì điều gì đó mà mấy kẻ cứ đứng đó cười. Mà đến hắn cũng như thế.
Hai lão bà này vẫn giở võ mồm ra đấu…
“Hừ… hừ… ! Có đúng một đồng hào cũng không bớt được! Cái loại già đầu đi buôn bán mà chắc như chó cắn trộm, không nhả ra lấy được thứ gì!”
“À…, thế à?! Bà già này thích đấy! Sao? Sao nào?! Một lạng cũng không bớt chứ đừng nói mấy hào, bán là phải có lãi!”
“Cái mặt bà thất đức, vô phúc…”
“Cái mặt bà cũng…”
Hạo Dương đứng bên ngoài mà cũng chỉ có thể lắng nghe mà không dám miêu tả lại, tóm chung là đấu khẩu rất ác liệt. Nếu có thêm tu lộ Võ Mồm thì chính hắn cũng không biết hai lão đầu này thực đã bao nhiêu cảnh nữa. So với lão già Phốc cũng phải một chín một mười, thậm chí xét về độ thâm thúy thì chỉ có phần hơn.
Đúng như chu trình của nó, người chứng kiến nhiều kẻ cũng đã lên tiếng..
“Bà già bán hạt tiêu kia, bà sai rồi đấy! Có mỗi mấy đồng hào cũng không cho người ta được, lại bắt người mua đưa tiền cho. Đúng là thất đức! Mái mặt bà mõ không chịu được!”
“Cái gì chứ?! Một đồng cũng là một đồng, bán là phải bán đúng nói cái gì nữa?! Hả?!!! Một đồng cũng là bà ấy nhặt nhạnh chứ ai bố thí cho à? Mà nói hay!”
…
Luồng tiếng nói phân luồng rõ rệt, hai khái niệm, hai quan điểm tranh luận…, mà cũng rất ác liệt. Chỉ hơn nãy mà cũng không kém…
Hạo Dương cảm nhận được cái mùi gì đó không đúng, quay ra nhìn, tìm Ý Nhu. May là nữ nhân này chưa bước chân vào bên trong không thì chính hắn cũng mệt. Hắn tiến đến kéo mạnh tay nàng ta ra ngoài, gằn giọng lạnh lùng:
“Ý Nhu, đây không phải chuyện của muội! Đi về được rồi!”
Rồi hắn nhất quyết kéo nữ tử này ra ngoài, rất quả quyết dù đằng sau nàng vẫn đang nói điều gì đó. Ý Nhu thấy vậy cũng đành thôi.
Nhưng hắn đã quên mất, thứ hắn siết chặt chính là tay nữ nhân - cực kỳ dễ tổn thương. Ý Nhu chịu đựng cái kéo tay mạnh của hắn một đoạn mà mặt nhăn nhó hết cỡ, dường như rất đau. Còn hắn không quay lại nhìn nữ tử này lấy một lần, thật sự rất vô cảm.
Nàng không thể chịu đựng được nữa hét lên:
“Hạo Dương, đau tay muội! Huynh buông muội ra!”
Hắn lúc nào cũng đăm đăm suy nghĩ, không hề bận tâm đến ngoại vật, càng không để lời nói của Ý Nhu lọt vào tâm trí.
Nàng thấy vậy, suýt xoa một hồi lâu rồi vung tay ném mạnh tay hắn ra.
Hạo Dương bị đánh động như vậy tất nhiên sẽ chú ý đến, hắn khó chịu quay đầu lại, ánh mắt đầy vô cảm và sự lạnh lùng như đang lườm nữ nhân này. Đối với hắn khi ấy, đơn giản chỉ hiểu là nữ nhân này không nghe lời, cũng đôi phần khó chịu.
Nhưng khi khi ánh mắt hắn nhìn thẳng vào khuôn mặt ấy, một cảm giác tê tái lan toả trong hắn đến mức sững sờ. Ý Nhu sau khi nhìn ánh mắt ấy, nàng ta đang sợ hãi. Đôi tay nõn nà thường ngày nay chỗ cổ lại có những vết bầm tím, mà nàng ta lại liên tục xoa qua, xoa lại. Ánh mắt người thiếu nữ nhìn đến hắn có vẻ sợ hãi…
Hạo Dương trở nên ngỡ ngác, bất giác đưa đôi bàn tay lên trước mắt run rẩy. Hắn hiểu rằng vết thương đó là do mình làm ra, cảm giác nào đó nảy sinh trong cơ thể.
Hơi thở dài, hắn điềm tĩnh lại. Đưa bàn tay đến gần Ý Nhu, nàng ta thấy thế bất giác rụt bàn tay tím bầm lại. Hắn nhẹ nhàng nói:
“Ý Nhu, xin lỗi muội. Tại ta không chú ý, chỉ là muốn đưa muội ra khỏi đó thật nhanh bởi ta lo lắng cái tính nhiều chuyện của muội sẽ gây thêm phiền phức. Đưa tay cho ta được chứ?”
Thấy vẻ mặt hắn khi này đã trùng xuống, trở nên hiền dịu hơn rất nhiều thì nàng mới nhẹ nhàng đưa tay ra. Trong suy nghĩ đã vui hơn rất nhiều khi nghe lời nói kia, dẫu sao thì chỉ cần hắn vẫn hiểu, vẫn nhớ người muội muội thuở nhỏ thì đối vậy cũng đủ rồi.
Còn về phía Hạo Dương, hắn lấy từ túi trữ vật ra một lọ thuốc bôi mua từ đợt đến làng Tiên Sơn của thầy lang Bách. Hắn nhỏ một chút ít ra tay, thoa đều lên cổ tay đang tím bầm của nữ tử này. Tay còn lại dẫn khí đẩy máu lưu thông, giúp nơi tổn thương mau chóng lành lại.
Hắn đưa luôn lọ thuốc bôi cho nàng ta rồi nhẹ nhàng nói:
“Đây là lọ thuốc bôi ta có được, muội cứ giữ lấy.”
Hắn dúi mạnh rồi đứng dậy.
“Ta về được rồi chứ, Ý Nhu?”
Nàng ta gật đầu.
Nơi ngã rẽ vẫn chưa thôi ầm ĩ, tiếng người qua nói lại nghe thật chói tai, đau đầu. Số người tham gia chia làm hai phe, mà thật buồn cười vì đứng đầu lại là hai lão bà bà.
Bà lão bán hạt tiêu mới đến nơi này chưa lâu, nhưng ngang ngạnh hơn người, lại hay có lời ra tiếng vào nên nhiều kẻ không ưa mà đặc ghét. Cũng bởi tính bà ta quá đanh đá, chỉ có nhận vào chứ không muốn mất đi cái gì.
Hơn cả, cái dáng ngồi ung dung vắt chân lên ghế cũng khiến nhiều người cảm thấy ngứa mắt, không ưa nổi, liếc nhìn thôi cũng nảy sinh ác cảm.
Mà câu chuyện nãy giờ có cái gì to tát đâu, chỉ là mấy lạng tiêu nhỏ mua về còn thừa vài đồng hào. Mà tiền hào cũng không còn sử dụng, nếu bà này trả bà kia thì lại nợ mà ngược lại. Với cái tính ương ngạnh đúng nghĩa thì làm gì có chuyện mất đi mấy xu. Thôi…, thế là cãi nhau!
Bà lão mua hàng vẫn sỉ vả liên tục vào mặt bà lão bán hạt tiêu, nó không chửi tục thì cũng thực sự cay nghiệt:
“Á à… ! Cái bà già vô phúc! Bán hàng thì thoáng thoáng ra! Tích đức cho con cháu đời sau với nữa! Chắc quá nghiệp quật chết mấy đời đấy!”
“Bà đây thích thế đấy! Muốn làm sao?!”
“Á à…”
“Á à…”
…
Lời chửi mắng sau đấy thật sự rất thô thiển, cay nghiệt, thâm thúy với mức độ ngày càng đi lên. Nhiều kẻ rảnh rỗi đến mức cũng tham gia góp ý qua lời chửi, chửi đến đỉnh điểm, chửi đến cực độ đi lên trên cả câu chửi. Nếu ai không hiểu còn tưởng họ đang giao lưu văn thơ lai láng, dẫu sao lời mắng miếc ngọt lịm đến vậy cơ mà, lại còn rất vần nữa.
Bà lão bán hạt tiêu chốt hạ bằng một câu vô cùng thâm thúy khiến bà lão mua hàng phải im bặt…
“Á… . Chó sủa ba năm không thành người! Người nói ba câu đã thành Chó! Đấy đấy!!! Con chó á nó đây này, ngay trước mặt mà sao lại xa thế nhỉ…?”
Câu chửi thơ văn này khiến bà lão mua hàng như bùng nổ, bà ta cay cú lắm, điên lắm, nóng lắm, đến mức mất kiểm soát. Tay kia ném phăng cái làn mây về phía xa, đồ trong làn cũng văng đi tứ phía. Bà ta xông đến…
Ngã rẽ đông người, hai bà lão đang đối đầu nhau, mặt đỏ gay vì tức giận. Mọi chuyện bắt đầu từ một lời xích mích về mấy thứ vớ vẩn, nhanh chóng biến thành cuộc cãi vã kịch liệt.
Bà lão mua hàng chỉ tay thẳng mặt bà lão bán hạt tiêu: “Mày dám xúc phạm tao!!! Bà cho mày chết!!!”
Bà lão bán hạt tiêu cũng chẳng phải dạng vừa: “Cãi nhau chưa đã mà đã sồn sồn như chó cắn người thế? Lại đây giao lưu tý!”
Không kìm được nữa, bà lão mua hàng lao tới, túm lấy mái tóc bạc của bà bán hạt tiêu. Bà ta hét lên, rồi cũng vươn tay nắm chặt tóc đối phương. Hai người xoay vòng, tóc bị giật đau điếng nhưng không ai chịu buông.
"Buông ra, đồ già mà không nên nết!" Bà ta vừa hét vừa cố đẩy bà kia ra.
Bà bán hạt không kém phần hung hăng, một tay túm tóc, tay kia tát vào vai bà ta. Hai người lảo đảo, giẫm đạp lên mớ rau cải rơi vãi. Quanh họ, đám đông vừa hò hét vừa cố can ngăn. Vài người phụ nữ trẻ lao vào kéo họ ra, nhưng cả hai vẫn túm chặt tóc nhau không buông.
"Ối trời ơi, hai bà già rồi còn đánh nhau, cãi đủ rồi chứ như này thì lấy đâu mặt mũi! Nhục đủ chưa thế!" Một người đàn ông lớn tuổi lên tiếng.
Sau vài phút giằng co, hai bà cuối cùng cũng bị tách ra, tóc rối bù, quần áo xộc xệch, thở hồng hộc, vẫn không ngừng buông lời sỉ vả nhau.
Bà lão mua hàng ném mạnh khiến bà bán hạt tiêu lùi về phía sau, lùi về sau lảo đảo. Bà ta thở hồng hộc, lồng lộn như con ngựa bệnh, cay cú lắm nhưng không thắng được. Bà ta siết tay lại chỉ thẳng mặt bà bán hạt tiêu:
“Ê bà già! Có ngon thì đứng đó! Để tao gọi cháu tao ra! Đánh cho bà vỡ mồm!”
Bà kia cũng chẳng vừa, gân cổ lên mà hắng giọng:
“Nhục! Đánh không lại đòi gọi người ra! Nhục nhã! Đấy thích thì bà đây chiều… . Cứ việc gọi cháu bà ra xem bà đây có đánh vỡ mồm bà ra không?”
Bà lão mua hàng đắc chí lắm:
“À…, được!!! Bà đợi đấy! Lão đây ra ngay!”
Nói rồi bà ta lặng lẽ nhặt mấy thứ đồ vương vãi, thoăn thoắt đi về.
Bóng chiều mỗi lúc ngả xuống, có lẽ đánh nhau đến tối mất.
Đúng thực là một trò hề.
(Trong chương này thực sự là mình muốn đưa nhiều, thực hơn nữa những câu chửi của các cụ ngày xưa. Nhưng lại sợ bị ban, nên mong các bạn thông cảm nhé! Nếu tốt bụng thì cho mình xin thêm lượt tym nhé!”