Thiên Hạ Phương Nam

Chương 77: Võ miệng (2)



Khung cảnh ngã rẽ vẫn rất đông vui, náo nhiệt. Bà lão bán hạt tiêu phong thái vẫn rất an yên, chân vắt chữ ngũ mà chờ đợi, cái mặt đánh đâ thì thôi rồi. Nhiều kẻ khuyên bà mau chạy về nhưng bà ta cứng đầu không chịu đi. Nhiều người thấy cũng hạ nhiệt nên bỏ về, hoặc khuyên không được cũng bỏ về. Nhiều người thầm cười, thầm cho rằng bà ba ta là kẻ ngu ngốc, thậm chí hơn nữa… . Nhiều người lòng chửi thề mà không nói thành tiếng.

Ông lão xem bói đẩy sạp hàng đi vào, vẻ mặt cười cười, tay đan lại tiến đến gần. Từ nãy ông cũng đã chứng kiến hết câu chuyện, ngẫm lại mà chán nản, chỉ có thể thở dài. Ông nói giọng cầu xin:

“Bà nó ơi, xin bà đi về có được không? Bà cũng già rồi đừng tạo náo nhiệt nữa có được không?”

Lão Thiên Mệnh ăn nói rất lễ phép, hành động rất chuẩn mực.

Bà lão bán hạt tiêu thì không để tâm đến lời ông lão nhà mình, gân cổ lên chỉ thẳng về hướng bà lão mua hàng kia hét lớn:

“Ta không về!!! Con đĩ ranh nó tưởng mình dễ bắt nạt! Để mụ đó gọi đó gọi cháu bà ta đến để xem ta có đánh gãy răng không?”

Khung cảnh cũng bớt phần náo nhiệt, nhưng câu nói của bà lão thật khiến ông lão cảm thấy xấu mặt. Ông ta làm bộ mặt nhăn nhó, như khóc vậy. Trong lòng lại thầm nói xấu:

“Sao năm xưa đạo gia ta lại si mê mụ này nhỉ? Để bây giờ mắng mình hơn con… . Hừ… ! Sư tử Hà Đông.”

Bà lão liếc qua cũng biết ông lão như thế nào, bà nhảy phắt xuống xách tai ông lão lên mắng nhiếc đến điên dại:

“Ông già, lại nghĩ xấu cho ta đúng không? Nói gì trong đầu hử…?!!!”

Ông lão mặt mày tái mét như cắt không còn giọt máu, hai tay nhẹ nhàng sờ lên cái tay đau nhức, giọng cầu xin:

“Huhu… . Bà nó ơi, ta có dám nói xấu bà điều gì đâu?! Ta thương bà còn không hết nữa mà… !”

Ông lão không biết rằng chọc đến phụ nữ khi họ giận là một điều sai lầm, huống chi đây còn là vợ ông nữa. Việc này trong sách viết lại cũng không khác gì đang “chọc phải ổ kiến lửa”.

Bà lão nhoành miệng ra thở hồng hộc, quát tháo:

“Vậy nếu dám thì ông vẫn nói xấu tôi đúng không?”

“Ta đâu… , ta đâu có!!!”

Bầu trời chuyển sang chiều bóng xế, cái sáng mỗi lúc một tắt dần. Ánh đèn lồng treo trên cửa sảnh của những ngôi nhà dần len lỏi. Câu chuyện vợ thị uy với chồng của ông bà nhà này thật khiến nhiều người cảm thấy hiếu kỳ. Họ không khỏi cười thầm, nhiều suy nghĩ lạ đến vô phương.

Có người nào đó thấy thế còn hô vang mấy câu thơ châm biếm:

“Đời trai chỉ có một lần

Một lần chọn vợ kết duyên cả đời

Chọn vợ thì chọn nết na

Chớ chọn con vợ mồm năm miệng mười

Chọn vợ là chọn cho ta

Vợ mà hiền dịu sống sau sướng đời

Chọn vợ mà là con ương

Sau này vợ đánh chớ mà trách thân”

Sau đó là rất nhiều tiếng cười.

Bà lão bán hạt tiêu không biết ai nói trong đám đông, đánh mắt một lượt mà quát lắm:

“Chọn vợ cái tiên sư mô! Lo thân mình trước đi hẵng nói người đời!”

Lão Thiên Mệnh tủi thân, mặt mũi hoàn toàn mất sạch, cũng chỉ biết tự trách. Không phải ông tự trách hồi xưa lấy vợ, mà là trách bản thân tự nhiên không đâu lại đi ra đây. Giờ thì hay rồi, mặt mũi mất sạch, cả cạ thành Thăng Long này cười trên cái nhục nhã này.

Bà lão nhấn mạnh, véo tai, cấu, xoắn lại. Vừa động tay lại quát tháo ông lão nhà mình, hệt như kiểu người “độc miệng” mà lại còn “giận cá chém thớt”.

Ông lão tủi nhục còn không dám ngước nhìn lên, cũng không biết điều này bao giờ sẽ kết thúc.

Cũng may là không lâu lắm.

Bà lão mua hàng đã dẫn thằng cháu của quý nhà mình hùng hổ đi đến, hai cánh tay phè ra rộng thuềnh thoàng trông cực dữ dội, mãnh liệt. Bà lão bán hạt tiêu thấy thế nhếch mép cười nghỉ, tay còn lại buông tai của ông lão. Chính xác hơn là ném, là vứt ra mới phải.

Lão Mệnh thấy vậy, ông ta chuồn ra ngay ngay ngoài. Vẻ mặt đầy đau tức, tay còn lại ôm tai đi về phía sạp hàng xem bói của mình. Một cái chớp mắt, liền đẩy sạp hàng của mình biến khuất.

Bà lão mua hàng tiến gần về trước, cổ ngẩng cao đầu ngạo mạn.

Vừa đến thoáng qua thôi, tay bà ta đã vỗ mạnh lên đùi “hừ” một tiếng, lại xỉa xói:

“Này bà già, cháu ta đến rồi giỏi thì đánh vỡ mồm nó đi! Đánh vỡ mồm cả ta nữa? Ờ…, đánh đi!!!

Mọi người xung quanh lại tụ tập lại xem kịch hay mỗi lúc một đông.

Bà lão bán hạt tiêu ngồi rất ung dung, chưa hề có ý định đáp lại. Đứa cháu bà ta cũng rất hống hách, gân cổ nói một tràng dài:

“Này bà kia! Bà có bị điếc không?! Không nghe thấy bà của ta nói gì à?!”

Bà bán hạt tiêu tỏ ra như điếc vậy, hoàn toàn không có ý định đáp lại, ánh mắt khinh bỉ nhìn về phía hai người này không chớp mắt.

Bà lão đứng bên cạnh thằng cháu cay cú lắm, phỉ phui một câu:

“Con mụ câm chết tiệt!”

Thằng cháu lại càng được cơ lớn lối:

“Xin thưa với bà luôn, ta đây là Quyền Tu nhị trọng nhất đại cảnh. Từ nhỏ đã tiếp thu tinh hoa võ thuật, nếu bà cúi đầu xin lỗi và bồi thường bà của ta thì ta còn có thể xem xét lại có nên động thủ hay không không? Nếu không lại mang tiếng là thằng trẻ đánh bà già mất. Này bà già, ý bà thế nào?”

Bà bán hạt tiêu lớn tiếng:

“Thằng oắt con, ta đây danh xưng đầy đủ là Võ Thị Hoa chứ không phải bà già! Tên nhãi nói cũng nhiều quá đấy! Bà già kia nói không lại mang ngươi đến để ra tay với ta! Hầy…, thật nhục nhã mà! Nếu là ta thì đã chui xuống lỗ rồi, không ngờ tên oắt con như ngươi lại còn dám đi đến đây. Đúng là “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” mà, còn oắt con như ngươi là “ngu” mới đúng!!!”

Thiếu niên này thấy thế mà sửng cồ lên như con ngựa đang lồng lộn. Hắn gân cổ lên:

“Này bà già kia, ta cảnh cáo bà lần cuối đấy…”

Lời còn chưa dứt, một cái bạt tai vung đến với uy lực cực mạnh nửa phần của cao thủ Tứ trọng. Tiếng bạt tai nghe giòn tay, không phải kiểu nhẹ mà là “chát… !!!”, tên này này như một tảng đá bị ném vút về đằng sau.

Một tiếng ầm lớn.

Ngôi nhà cách đó một đoạn khá xa như hứng chịu một tảng đá đổ ầm xuống, mảnh gỗ vỡ văng tứ tung, khói bụi từ đó mù mịt. Khỏi phải nói thì cú bạt tai đau ấy hắn phải rất đau…

Bà lão mua hàng chưa kịp hiểu chuyện gì thì Thị Hoa hét lớn, khí áp từ phổi lan đến cuốn văng bà ta đến cạnh thằng cháu nhà mình. Dĩ nhiên là nhẹ hơn rất nhiều.

Thị Hoa hét lớn:

“Ta đây chẳng nói đến mấy cái đạo đức vớ vẩn nhé, nếu đấu khẩu không lại thì cứ việc đánh nhá! Ta không đánh thì nhiều kẻ cũng không gọi ta là “Lão Hoa võ mồm thủ trọng tứ cảnh”.”

Nhiều kê kinh hãi khi nhận ra bà ta là kẻ tu luyện, biết võ công, thậm chí là võ công cái thế. Họ dần bỏ chạy, nhiều người vì sợ mà chạy đi hoặc là không dám động đến người phụ nữ này. Thật đúng tả “gừng càng già càng cay”.

Già Thị Hoa tay chống eo tiến đến gần căn nhà vỡ nát mà mình tạo ra, vẻ mặt rất thoả mãn.

Bà hét một tiếng thôi cũng khiến trời đất như rung chuyển, khói bụi bâu quanh cũng theo luồng hơi mà bay biến.

Trong đống đổ nát, các mảnh gỗ vỡ vụn vương vãi khắp nơi. Giữa chính cảnh tầm nhìn, hai bà cháu nọ nằm thong dong, tự thưởng, nhìn lên bầu trời mà ngắm cảnh mây xanh.

Thằng cháu trai bị vả đến vênh mồm, máu mũi, máu miệng chảy ướt cằm, ướt cổ, thấm tận xuống áo. Tròng mắt đỏ ngầu, long sòng sọc, trờn trợn. Trên người cũng có rất nhiều vết thương, áo quần bị rách toạc, nhiều đốm máu. Thở hổn hển, hơi thở nặng nề, không thành nhịp.

Còn bà lão bên cạnh trông lại càng thảm hơn, già rồi mà phải chịu cú oánh như này thật khó lòng chịu nổi. Cũng may là cả hai bà cháu cũng chưa đến mức ngất xỉu, chỉ là đau quá không gượng dậy nổi. Đủ để nghe già Thị Hoa tâm sự:

“Này bà kia, già này cũng chẳng cần biết bà với thằng cháu bà là ai cả, mà cũng chẳng cần. Già này tuy độc mồm, độc miệng nhưng cũng không muốn ra tay nhá. Nói cho bà biết luôn, bớt bớt lại cái tính đi chợ mặc cả đi. Hôm nay bà gặp ta coi như cũng là nghiệp đến! Mà cả thằng oắt con kia nữa, cái ngữ Quyền Tu nhị trọng cảnh mà đã vênh váo hơn vẻ ta đây. Hôm nay già này vả ngươi một cái xem như cảnh cáo, bớt bớt lại.”

Rồi bà ta quay người rời đi, trong lòng cũng hả giận phần nhiều…

[Văn Miếu Quốc Tử Giám]

Văn Thánh vừa tiễn khách ban nãy, giờ đã tối nhưng vẫn ngồi đánh cờ với Trưởng Tế. Thanh Nhạc là học đồ thân với ông nhất, vậy nên đồ ăn cũng là do hắn phụ trách. Thật ra thì Văn Thánh cũng chẳng cần ăn đâu, nhưng ông lại rất yêu thích món canh gà hầm thuốc bắc.

Thanh Nhạc biết vậy, cứ vào ngày lẻ trong tuần thì hắn sẽ nấu một bát canh gà cho ông. Nếu không có gà thì chim bồ câu cũng được.

Uống bát canh gà nóng hổi trên bàn. Ông đi nước cờ thủ hiểm chí thẳng xe vào nhằm chiếu tướng mà hòng bắt quân pháo. Vị Trưởng Tế cũng chẳng phải tay mơ, ông đưa tay lùi sĩ lại vào thế thủ hiểm, ngược lại chiếu pháo thẳng mã. Trên bàn cờ hình thành trận thế tiến thoái lưỡng nan.

Họ đi như vậy cũng chẳng có gì lạ, dẫu sao đánh cờ đã mấy ngàn năm thì dăm ba nước đi thủ hiểm có là bao.

Vị Trưởng Tế hỏi Văn Thánh:

“Lão Văn, ngài không già mà giữ mãi thanh xuân. Cũng đã chứng kiến nhiều sự đời, hoàn cảnh gì cũng từng cảm nhận. Nhân sinh đỗi quá hiểu thấu. Sao ngài lại gọi hai kẻ đó đến, mà vừa đến đã gây chuyện. Rốt cuộc là ngài muốn làm gì, thực sự lần này ta không thể nhìn thấu ngụ.”

Văn Thánh uống bát canh gà, hít hà qua:

“Hắc y khởi hiện, trên đỉnh vạn người, thâm sâu khó tả. Một kiếm trảm vạn kẻ, khí chất ngút ngàn tuyệt thế ngàn năm. Thì sao ta không thể để hai kẻ đứng trên đỉnh cao?”

Vị Trưởng Tế bất giác nhận ra điều gì đó, khuôn trạng biến sắc chuyển sang kinh hãi:

“Ngài…, ngài… ! Lại muốn truyền nhân của mình kết giao với một kẻ vỡ nát Bản Phận Mệnh, rồi hình thành nhân quả. Như thế có phải quá nguy hiểm, hơn nữa chưa kể hiểm cảnh nảy sinh…”

Văn Thánh rất điềm nhiên, không đáp lại.

Vị Trưởng Tế nói tiếp:

“Ngài thực sự đã muốn chọn ra truyền nhân kể thừa Văn Miếu đời tiếp theo rồi sao? Hơn nữa lại là hai kẻ…”

“Một hay hai cũng không quan trọng, quan trọng là lộ hành của chúng có thành hay không? Còn cái khác ta cũng không mấy quan trọng lắm…, ông vẫn nên chờ đợi. À không, phải là xem, ngắm nhìn mới đúng!”

Vị Trưởng Tế rơi vào trầm tư.


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com