Bước đến gần cây Đa cổ thụ kia, nhìn từng chút vỏ, chút thân, nhiều cành, nhiều tán, trăm rễ, vạn lá kia cũng phải xếp ngang một chín một mười với cây đa mà Lý lão đầu với Lục lão đầu trông coi.
Cổng làng chính hơn là cải tạo từ một ngôi nhà cũ, vì thông sau cửa ra vào, trên có mái ngói, tường bằng đá ong. Dù trên đó có những vết tích của thời gian, năm tháng bào mòn thì vẫn không che đi được cái oai nghiêm, sừng sững của nó. Kẻ nhìn vào như thấy được năm tháng khi xưa.
Mà từ cổng làng đi vào trong, đường lại rất đẹp, khi được đặt xuống những viên gạch nung vuông vức, đẹp đẽ vả lại rất thẩm mỹ. Hai bên là những rặng cây lớn thành hàng được cắt tỉa vô cùng cẩn thận, giống như hàng dài gạch xanh đắp ngang lối vào.
Trên đường làng, những cụ bà, cụ ông còn phơi thêm rơm, ngô, khoai, sắn, đủ loại. Khung cảnh thực yên tình, nhìn thôi cũng giúp con người ta tĩnh tâm, nhẹ lòng.
Đó là con mắt của những người bình dị, còn những kẻ khác thì không hẳn vậy. Cái ánh mắt sắc lạnh lùng đầy phán xét cũng lan đến, chỉ là hắn không biết nó xuất phát từ hướng nào.
Đối với như vậy, Văn Thánh cùng hai học đồ theo sau vẫn vô cùng bình tĩnh, tâm tĩnh hơn vại. Hạo Dương thấy lạ một điều duy nhất chính là Thư Minh, một người nói nhiều như tên này ấy vậy mà hôm nay lại không nói đến một câu.
Để không khí bớt phần nhạt nhẽo, Văn Thánh nói trước:
“Làng cổ Đường Lầm này… lịch sử từ rất lâu, rất lâu, rất lâu rồi… . Năm xưa ngôi làng này có cái tên là Mía, tức làng Mía của bậc tiền nhân xưa theo cách gọi hiểu. Ngôi làng này ta gọi nó là rất lâu hay xưa cổ cũng không hẳn sai, chỉ biết theo tìm hiểu thì có lẽ ít nhất từ thời Phùng Nguyên. Chính là sau gần nhất cái dấu mốc mà con người thuần Việt chọn làm điểm khởi đầu. Nơi đây, cũng là nơi sinh ra hai bậc vua tài tên danh là Phùng Hưng cùng với bậc minh quân Ngô Quyền. Nếu để kể hết hẳn phải rất nhiều, nhiều không mang nghĩa thời gian quá mà mang hơi hướng không gian… . Có thể nói là rất lâu rồi…”
Một giọng nói chơi thơ vang đến…
“Chẳng đi nhớ cháo dốc Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên”
Văn Thánh vừa hay cũng mỉm cười nói:
“Đấy! Tiểu tử ngươi nghe rồi đấy! Đó cũng là một phần lịch sử. Vừa hay nơi kia có bán quán chè, ta đến đó một chút rồi hẵng đế đình Mông Phụ một chuyến.”
Bà lão hàng nước từ xa đã vẫy gọi:
“Khách quan, ngài mới đến nơi này đúng không? Truyện trên trời dưới đất ở nơi này thì không ai biết rõ như lão nô cả! Ngài muốn hỏi chuyện gì cũng có, chuyện gì cũng biết!”
Văn Thánh đánh mắt ra hiệu cho tất cả đi đến, lúc ấy ông cũng không quên đáp lại:
“Lão bà, chúng ta đến ngay đây thôi! Phiền bà chuẩn bị bốn chén trà.”
“Được! Được! Được! Thiếu tiền thì thiếu chứ mấy cái chén sao mà thiếu được?”. Lão bà bán nước cất tiếng vọng lại.
Bốn người bước đến gần đó.
Văn Thánh ngồi xuống trước, lão bà bán hàng nước rất nhiệt tình bày chén ngay ngắn. Trước mặt mỗi kẻ đều là chén sứ sáng bóng, bà rót trà ra từng chút, từng chút một.
Đi thẳng vào khứu giác hắn là cái mùi hoa lài rất thơm.
Văn Thánh thi lễ với bà rồi đưa lên nhấp môi, đợi qua ông liền nói:
“Trà… rất ngon! Cái mùi hoa lài thực rất thanh mà, cái vị ngọt nhẹ của của ngọt cũng giúp đôi phần cái đắng nhạt đi. Thật sự rất sảng khoái.”
Ba kẻ tiểu bối nghe vậy mới cùng lúc đưa chén trà, họ hành lễ qua ánh mắt rồi mới đưa vào miệng.
Cái khoảnh khắc ngụm trà đầu tiên vào miệng, lan tỏa trên đầu lưỡi thì cái giác quan của hắn như bùng nổ. Ánh mắt sáng, lại trờn trợn lên. Vẻ mặt quay qua, quay lại, ánh mắt nhắm như để cảm nhận vị ngon của chén trà.
Họ đồng loạt đặt chén trà xuống bàn.
Lúc ấy lão bà bán nước lại mang ra một đồ vặt, hắn thấy qua hình như là mấy miếng kẹo Chè Lam. Bà bán hàng nhiệt tình mời chào:
“Đã đến đây tức là khách quý của làng Đường Lâm này. Vốn dĩ mấy miếng kẹo này cũng với trà hoa Lài kia là tính tiền cả. Nhưng ta thấy tiên sinh cùng với mấy học trò mang phong thái rất điềm đạm, sáng lạn. Cho nên… đĩa kẹo Chè Lam này ta mời. Tiên sinh cứ tự nhiên.”
Văn Thánh thi lễ đáp lại:
“Vậy cũng coi như ta nhận luôn. Bà chủ thực khách sáo quá rồi!”
Bà lão xua tay: “Không có gì! Không có gì! Có gì đâu mà khách sáo!”
Văn Thánh đưa miếng kẹo lên ăn…, sau ấy mới đến lượt…
Du ngoạn thưởng trà, ăn quà đã xong. Văn Thánh quay ra nói với học trò:
“Các ngươi có chuyện gì thì mau hỏi đi! Ta đưa các ngươi đến đây cũng không hẳn chỉ là đi chơi đâu!”
Tầm biển treo trên cột gỗ:
Lúc ấy Hạo Dương mới hiểu ra.
Từ phía xa xa, hắn nhìn thấy một biển hiệu đề “Thầy lang Bách” rất quen thuộc, cứ như đã từng nhìn thấy ở đâu đó. Hắn thầm nghĩ: “Nhìn biển hiệu kia sao quen thuộc thế nhỉ? Chắc là sẽ không tình cờ hay có duyên đến như vậy đâu nhỉ?”.
Mà khi ấy quay ra vẫn thấy hai kẻ học học đồ của Văn Thánh đang hỏi han về lịch sử của nơi này, hắn thấy hay cũng quay lại mà lắng nghe chi tiết. Cũng xem như là “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
…
Đang kể chuyện hăng say thì lão bà hàng quán nhìn thấy ai đó thì dừng lại ngay mà gọi với lên:
“Tiểu Nhi a, đi hái thuốc về rồi đấy hả cháu?”
Giọng một thiếu nữ vang lại rất nhu mì, hắn nghe qua cũng nhận ra đó là ai.
“Vâng ạ! Nhưng cháu còn có việc! Lát nữa rảnh sẽ đến nhổ tóc trắng cho bà!” . Thiếu nữ nói.
Hắn nhận ra đây là thiếu nữ khi trước từng gặp ở làng Tiên Sơn, hắn lại nhìn về phía biển hiệu “Thầy lang Bách” mà cũng tự hiểu ra. Xem ra người quen mà Văn Thánh nhắc đến cũng chính là đây…
Bà lão đáp lại thiếu nữ kia:
“Được a, Tiểu Nhi! Lúc nào rảnh đến cũng được! Không cần vội quá đâu nghe!”
Thiếu nữ vẫn giống như lần đầu hắn gặp, dung mạo cũng không có gì đổi thay quá nhiều nhưng trên vai mang thêm cái sọt mây. Không cần nhìn trực tiếp nhưng hắn cũng đoán được bên trong là cây thuốc.
Mà khi bà lão nói xong thì thiếu nữ đáp lại ngay:
“Vâng ạ!”
Đợi đến khi thiếu nữ đi về phía xa quán hiệu kia thì bà lão mới tự than, giọng nói dường như rất quý người thiếu nữ:
“Đúng là một đứa trẻ ngoan a.”
Mấy người nhìn bà thoáng qua một cách kỳ lạ rồi ánh mắt thu lại về đĩa kẹo Chè Lam. Mà khi ấy bà lão cũng tiếp tục kể chuyện còn lại.
Nửa nén hương sau.
Văn Thánh hỏi:
“Sư đồ, ngươi còn chuyện nào nữa muốn hỏi không?”
Hai kẻ kia thấy lão sư mình hỏi như vậy, tự biết ý mà thôi. Đồng loạt đáp lại:
“Dạ… không ạ!”
Rồi họ lại thi lễ cảm tạ với bà lão bán hàng. Văn Thánh thấy vậy cười khoan khoái, ông móc từ trong vạt áo ra mấy đồng kim quan đưa tất cho bà lão kia. Cười nói:
“Lão bà, tiền thừa không cần phải trả lại!”
Bà lão gật đầu xem như đồng ý.
Văn Thánh đứng dậy nói: “Chúng ta đi thôi!”.
Ông cũng không quên thi lễ với bà bán nước, mà trước khi đi thì ba kẻ chức dưới cũng hành lễ như vậy.
Đi vào quãng đường nhỏ, Thư Minh lúc này cất tiếng hỏi:
“Lão sư, chúng ta đây là đang đi đâu?”
“Không phải ta đã nói rồi sao? Đến đình làng Mông Phụ, gặp người quen. Học đồ như ngươi dễ quên thật đó!”. Văn Thánh đáp lại.
Thư Minh khom người lùi về đằng sau.
Văn Thánh lấy từ trong vạt áo một quyển sổ nhỏ, lại lấy cây viết, viết điều gì đó. Khi nhìn lại, lại thấy mấy con mắt đang nhìn mình một cách kỳ lạ. Ông mỉm cười nói:
“Đã đến đây cũng phải có chút điều ghi lại. Ta gọi đây là “Bút ký du lãm đình Mông Phụ” vậy!”
Đoàn người bước vào bên trong. Trên sân đình bày rất nhiều lương thảo của bà con đang hong nắng. Cũng có một vài người chị người mẹ là đứng đó đảo ngô, lật mặt lát sắn cho nhanh khô.
Văn Thánh nói thêm: “Thực ra ta cũng đến nơi này rồi! Hôm nay xem như là giới thiệu lại cho các ngươi vậy!”.
“Nghi môn với tứ trụ vuông bằng gạch đỏ - hai đại, hai tiểu ở kia. Đỉnh trụ lớn đội sư tử oai phong, trụ nhỏ đội bình hoa tao nhã. Ba mặt trụ khắc đối liễn chữ Hán nổi.
Qua nghi môn là tiền viên rộng lát gạch Bát Tràng. Hai bên có tả mạc, hữu mạc - mỗi bên năm gian nhỏ thờ tiên tổ các họ và bậc hữu công với làng. Nơi đây còn đặt khánh đồng, khánh đá - bảo vật không thấy ở đình miếu nào khác trên cõi người xưa.
Mái đình kia cong như dáng võng, lợp ngói mũi hài, hai rồng chầu nóc. Điểm kỳ lạ nhất là không gian hoàn toàn khai phóng - không có tường vách ngăn che mà chỉ có lan can chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tận tường Hậu cung.
Gian giữa treo cửa võng “lưỡng long chầu nguyệt” sơn son thếp vàng. Long án trang nghiêm thờ Tản Viên Sơn Thánh - một trong Tứ bất tử, làm Thành hoàng làng. Án tiền bài trí tượng rồng, hổ phù ngậm chữ “Thọ” ”
Vòng ngoài đã hết. Đoàn người bước vào bên trong, cuốn sổ nhỏ kia Văn Thánh không hề ghi trực tiếp mà để nó tự ghi trên. Cây bút tự chuyển động mà ông đi trước nói.
Đi vào phía sau, hắn cũng chưa thấy mấy bóng người cả. Ngoại trừ ngoài sân.
Giọng nói cằn cỗi, lại âm trầm vang đến. Tiếng theo gió mà dường như rất chậm, chậm vô ngần chậm. Dù vậy sâu trong lời nói vẫn mang đến cái uy áp vô hình khó tả. Mà hắn nghe xong cũng lại thấy quen, dường như đã gặp ở đâu đó
“Quả không hổ danh là Văn Thánh đời thứ chín. Hoa Lập Xuân, ngài lại đến chơi đấy a.”
Một lão đầu bước ra, cái dáng vẻ hệt như lần đó. Hạo Dương hắn chợt ngộ ra dáng vẻ người trước mặt mình, đây rõ ràng là khi ở làng Yên Sơn họ gọi là Võ tiên sinh - cũng là người mà chỉ một câu cũng khiến Tôn Chí phải nghe theo.
Văn Thánh mỉm cười đáp lại:
“Võ tiên sinh đấy a. Lần này, đi du ngoạn về sớm cũng thực, ta đến cũng không mấy lần sai ha!”
Võ tiên sinh miệng cười hà hà hơi diễu cợt:
“Vậy tức không phải Văn Thánh viết ta sẽ về khi nào đó sao?”
Văn Thánh không đáp lại đến một câu.
Mà vị Võ tiên sinh cũng không quá khó khăn, ông nói nhẹ:
“Đã đến đây tức làm khách, mà đã là khách thì phải có chén trà cho đúng lễ hợp nghĩa. Mời…”
Đoàn người bước vào. Võ tiên sinh liếc thoáng qua hắn cũng nhận ra, chỉ là chính lão không biết là Văn Thánh lần này đến đây nhằm điều gì.