Hai vợ chồng từ tay trắng dựng nghiệp, từ một tiệm rượu nhỏ ven đường phát triển thành tửu lâu lớn nhất Quả Châu.
Chỉ tiếc rằng, vị phu quân của bà lại là người bạc mệnh.
Khi việc làm ăn vừa khấm khá, ông ta bỗng lâm bệnh nặng rồi qua đời.
Kể từ đó, Chu nương tử một thân một mình chống đỡ cả một tửu lâu lớn.
Bà ngồi vị trí chưởng quầy suốt tám năm trời, trở thành nhân vật danh tiếng lẫy lừng ở Quả Châu.
Cho đến ba năm trước, bà đột ngột đóng cửa tửu lâu, rồi thuê một tiểu viện trong con hẻm Đồng Tâm.
Từ ấy, bà chỉ nấu rượu, làm món ăn, không màng tới chuyện kinh doanh.
Ta vốn tưởng rằng một nữ nhân từng trải, tài trí như bà, hẳn sẽ là người trầm tĩnh, dứt khoát.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược.
Chu nương tử đã ngoài bốn mươi, thế nhưng nụ cười vẫn tươi tắn như hoa nở.
Trên người bà, váy áo may từ lụa Nguyệt Hoa, phấn thoa màu phù dung.
Ngay cả đôi giày thêu dưới chân, cũng là thêu chỉ vàng, tinh xảo lấp lánh.
Thoạt nhìn, không ai nghĩ bà đã từng bôn ba chốn thương trường nhiều năm.
Lần đầu gặp gỡ, ta thấy bà đang tựa người vào ghế thái sư, chậm rãi cậy móng tay.
Ngón tay khẽ động, giọng nói hững hờ vang lên:
“Các người đến đây bái sư, rốt cuộc là vì điều gì?”
Kẻ đến học nghề rất đông.
Có cả tiểu nhị từ các quán rượu nhỏ, cũng có những chưởng quầy lão luyện.
Ai nấy đều khéo miệng, dẻo mồm.
Người thì nói ngưỡng mộ tài năng của Chu nương tử, mong được chỉ dạy.
Kẻ lại bảo kính trọng đức hạnh của bà, muốn đến kết giao.
Duy chỉ có ta, đứng đó, hai tay vò vạt váy, hồi lâu mới ấp úng thốt ra một câu:
“Ta… ta muốn mở tửu lâu kiếm tiền.”
Đó là lời thật lòng.
Số bạc ta mang theo từ Thẩm phủ Tịch đã gần như cạn sạch.
Nếu không nghĩ cách kiếm sống, sợ rằng đến tiền về kinh thành cũng chẳng còn.
Nghe ta nói xong, đám đông xung quanh đều tròn mắt ngạc nhiên.
Chu nương tử cũng sững lại, rồi chợt bật cười.
Mái tóc bà khẽ rung, cây trâm cài tóc bằng bạch ngọc cũng phát ra tiếng kêu trong trẻo.
“Con bé này, thú vị thật.”
Chỉ bằng một câu “Có ý tứ”, ta đã thành công bái sư.
Người cùng ta bái sư còn có một thiếu niên.
Điều kỳ lạ là, Chu nương tử không hề hỏi han hắn điều gì, chỉ nhận một tờ bái thiếp, rồi lập tức thu nhận vào môn hạ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/thoi-vi/7.html.]
Thiếu niên ấy họ Lâm, tên Phong Miên.
“Thời du Kính Đình thượng, nhàn thính tùng phong miên.”
Một cái tên tao nhã, đầy thi vị.
Chỉ tiếc, tính tình hắn lại chẳng hề tương xứng với cái tên ấy.
Trong ba tháng đầu sau khi bái sư, hắn thường xuyên tìm cách làm khó ta.
Chu nương tử khen ta cắt rau đều như sợi tơ, hắn liền chê ta rửa củ cải không sạch.
Chu nương tử khen ta ghi sổ sách rõ ràng tỉ mỉ, hắn liền chê chữ ta viết nhỏ, thiếu khí phách.
Lời hắn nói cũng không hoàn toàn sai.
Chữ ta là lối chữ tiểu khải thanh thoát, thích hợp đề thơ, viết luận, nhưng để ghi chép sổ sách thì quả thực hơi nhỏ.
Nhưng so với nét chữ xiêu vẹo như gà bới của hắn, chẳng phải ta vẫn hơn một bậc sao?
Ta mãi không hiểu vì sao Lâm Phong Miên lại sinh sự với ta như vậy.
Mãi cho đến khi Phúc Nương – con gái của Chu nương tử – vô tình nói cho ta hay.
Thì ra, Chu nương tử định chọn một trong những người bái sư để truyền lại toàn bộ bí quyết làm ăn.
Từ cách thức chế biến món ăn, đến nghệ thuật buôn bán, đều sẽ được truyền thụ không giấu giếm.
Chỉ khi ấy ta mới vỡ lẽ.
Hóa ra hắn không ghét bỏ gì ta.
Chẳng qua, hắn coi ta là đối thủ cạnh tranh.
Một kẻ dựa vào quan hệ mà vào đây học nghề, giờ lại muốn được chính danh làm đệ tử truyền y bát.
08
Những ngày ở Đồng Tâm hạng trôi qua rất nhanh.
Chớp mắt đã sang tháng chín.
Theo lệ thường hằng năm, Chu nương tử sẽ mở ba bàn tiệc trong thực trù.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Dùng những món ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi mới nhất của mùa hạ, để mời những bậc hào quý trong thành.
Vừa là để tỏ lòng cảm tạ sự chiếu cố dành cho thực trù trong suốt một năm qua.
Vừa là để tạo thanh thế, khiến những kẻ chưa từng ghé qua cũng phải hiếu kỳ mà tới.
Cứ như vậy, từ năm này sang năm khác, danh tiếng của thực trù ngày một vang xa.
Chu nương tử đem mọi sự giảng giải cặn kẽ cho chúng ta nghe, nhưng ta vẫn chưa hiểu:
“Nếu là ba bàn tiệc, cớ sao thủy tạ chỉ bày một bàn?”
Chu nương tử mỉm cười đầy ẩn ý:
“Bởi vì năm nay, người được mời không phải là các tài tử danh gia trong thành, mà là… công chúa.”
Ta sững lại.
Hoàng thượng đương triều vốn ít con, chỉ sinh được ba vị hoàng tử, chưa từng có công chúa.
Mà người duy nhất được tôn xưng là công chúa, chỉ có thể là công chúa Nùng Hoa – ái nữ út của tiên hoàng.