Hắn không biết, mỗi lần ở bên hắn, ta nghiêm mặt dẫn dắt hắn làm cái nọ cái kia, nhưng lòng bàn tay ta ướt đẫm mồ hôi.
Ta há chẳng xót hắn, một đứa trẻ mà bài vở chồng chất không ngơi nghỉ. Nhưng ta hiểu rõ, Thái Vân và Tận Trung sợ rằng không phải đơn giản là “xuất cung gả chồng”. Ta không phải không muốn thả diều cùng hắn, mà bởi Lưu Tuyên giờ đã là quân vương một nước, không còn thích hợp để thả diều, ném hồ nữa rồi.
Ta rất sợ.
Ngày ngày đêm đêm đều sợ hãi.
Ta sợ một ngày nào đó, Lưu Tuyên chợt tỉnh ngộ, nếu hắn không thích ta, hắn hoàn toàn có thể g.i.ế.c ta.
Người ta nói “phụng quân như phụng hổ”, trước kia nghe chỉ thấy sáo rỗng, đến khi tự mình trải qua mới biết khủng khiếp đến mức nào.
Thái hậu quản việc học của thiếu đế cực kỳ nghiêm ngặt.
Sáng đọc Luận Ngữ, Mạnh Tử, trưa đọc Tư Trị Thông Giám, tối thì chép sách. Nghiêm Thái phó giảng từng chữ từng câu, vừa phải thuộc lòng nguyên văn, vừa phải hiểu đại nghĩa.
Nghiêm đại nhân tuổi đã xưa nay hiếm, nhưng tinh thần vẫn quắc thước, giọng sang sảng.
Mỗi khi Lưu Tuyên trả lời sai, thước gỗ “bốp” một tiếng giòn tan, vang lên chát chúa như sấm đầu xuân.
Tất nhiên, thước gỗ ấy không đánh vào người Lưu Tuyên.
Mà đánh vào hai bạn đọc của hắn.
Da thịt không rách, nhưng những vết sưng đỏ chồng chất lên nhau, in hằn thành từng vệt, mang theo m.á.u tụ phồng rộp, ngoằn ngoèo như giun trên mu bàn tay tái nhợt, cùng với tiếng rên nghẹn bị đè xuống cổ họng—tựa như hình phạt “bào lạc*” trong luật thư.
(*Bào lạc là hình phạt hành hình bằng cách đốt nóng trụ đồng, bắt tội nhân đi chân trần trên đó cho đến khi bỏng nát, ngã xuống và c.h.ế.t trong đau đớn tột cùng.)
“Đọc lại.” Nghiêm Thái phó nói, giọng không chút gợn sóng.
Lưu Tuyên mím chặt môi, đầu ngón tay siết đến trắng bệch, nhưng không dám quay đầu.
Hắn sợ thấy máu.
Sợ một khi nhìn, sẽ vĩnh viễn không quên được.
Có nỗi đau không đến từ da thịt, nhưng còn nhức nhối hơn cả thước gỗ—như thể rõ ràng là lỗi của mình, lại phải trơ mắt nhìn kẻ khác chịu phạt thay.
Thái hậu lại rất hài lòng với sự nghiêm khắc của Thái phó:
“Nghiêm đại nhân dạy dỗ tốt. Bạn đọc là bạn đọc, vốn dĩ phải cùng quân vinh nhục. Chút khổ nhọc ấy còn không chịu nổi, tương lai sao gánh nổi giang sơn?”
Bà nhìn Lưu Tuyên, ánh mắt xen lẫn khảo nghiệm:
“Tuyên nhi, nhớ kỹ, đế vương hành sự, vĩnh viễn không được mềm lòng. Hôm nay là bạn đọc chịu phạt thay con, tương lai dẫu con có sai, cũng tự có bá quan chịu trách. Bởi con là thiên tử, mà thiên tử, không sai.”
Lưu Tuyên cúi đầu, giọng khẽ khàng:
“Nhi thần đã hiểu.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Ta đứng bên, bưng trà, lần đầu thất thần.
Có lẽ Thái hậu không hề biết, từng có một đêm, Lưu Tuyên nghe tiếng canh gác ngoài cửa, bỗng bật dậy khỏi giường.
Qua màn trướng, hắn như chú nai con kinh hãi, run run hỏi ta:
“A Phù tỷ tỷ… tiếng mõ ngoài kia, có giống tiếng thước của Thái phó đánh lên người không?”
Thái hậu cũng chưa từng thấy, hắn từng lấy nước lạnh rửa mặt giữa đêm, cắn răng chịu đựng cơn buồn ngủ để học thuộc sách, chỉ vì muốn những bạn đọc ấy không còn bị đòn roi nữa.
Đường đường là thiên tử, mà bị giam hãm trên long ỷ tựa kẻ tù tội.
Thật đáng thương.
03
Tháng bảy, nắng như thiêu đốt, mặt đất lát gạch xanh hầm hập hơi nóng tựa muốn bốc khói.
Giờ ngọ, ngay cả tiểu tư quét dọn cũng biết len vào bóng râm dưới tán cây mà tránh nắng, vậy mà Lưu Tuyên, vận thường phục thêu rồng dày nặng, lại bị phạt quỳ ngoài điện để suy nghĩ lỗi lầm.
Nguyên do phạt quỳ cũng chẳng có gì to tát.
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Hôm ấy Thái phó giảng đến “Huyền Vũ Môn chi biến”, nói chuyện Lý Thế Dân g.i.ế.c huynh, ép cha, đoạt thiên hạ. Lưu Tuyên nghe mà sắc mặt tái nhợt, buột miệng hỏi:
“Vì sao hắn phải làm vậy? Đó là huynh trưởng ruột thịt của hắn mà!”
Thái phó khi ấy đáp:
“Lý Kiến Thành đường đường là thái tử, kết đảng mưu tư, âm thầm lập kế muốn trừ Tần vương; Lý Nguyên Cát xu phụ phản nghịch, đã bố trí độc kế lấy mạng Tần vương. Biến cố Huyền Vũ Môn, nếu Lý Thế Dân không ra tay, tất bản thân mất mạng, quốc gia đại loạn! Đế vương cầm đao, lúc cần nhanh ắt không thể chậm; đế vương xử thế, lúc cần cứng ắt không được mềm. Dù Lý Kiến Thành là huynh trưởng ruột thịt, nhưng hắn chắn đường thiên hạ, cản trở sinh lộ muôn dân—thì lưỡi đao ấy, nhất định phải hạ xuống.”
“Bệ hạ nắm giữ giang sơn vạn dặm, che chở lê dân trăm họ, hành sự cũng nên như thế.”
Cuối cùng, Nghiêm Thái phó lệnh cho Lưu Tuyên chép “Trinh Quán Chính Yếu” mười lượt.
Cứ ngỡ việc đến đây là xong, nào ngờ mới quá giờ ngọ, loan giá Thái hậu đã hạ đến Trường Minh Điện.
So với Thái phó, Thái hậu quyết đoán hơn nhiều. Chỉ một chữ “quỳ” nhẹ nhàng, đã đẩy Lưu Tuyên ra quỳ trên nền gạch nóng bỏng.
Mồ hôi theo thái dương hắn nhỏ từng giọt, gương mặt từ đỏ bừng chuyển dần sang trắng bệch, nhưng không một ai dám khuyên can.
Mãi đến khi Lưu Tuyên quỳ đủ một canh giờ, Thái hậu mới bước đến trước mặt hắn.
“Bệ hạ quả là nhân từ,” giọng bà lạnh nhạt, “nhưng ai gia không rõ, nếu một ngày nào đó, thần tử hoặc huynh đệ của ngài dòm ngó long ỷ này, muốn lấy mạng ngài và cả ai gia, đến khi ấy bệ hạ còn định lưu tình quân thần, nặng nghĩa huynh đệ chăng?”
Nói rồi, Thái hậu đem Lưu Tuyên đi.
Khi trở về, Lưu Tuyên được một lão thái giám cõng trên lưng, đế giày dính vệt m.á.u sẫm, đôi mắt đen láy khép hờ, sắc mặt trắng bệch hơn cả giấy.